Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao

Tác giả: Đặng Hoàng Vũ

QUAY LẠI THỜI GIAN – P.18
CHA ĐẺ CỦA X - QUANG – TỰ HÀO THÌ ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TỰ CAO

Ngày 8 tháng 11 năm 1895, Riontgen (Rơnghen – Giáo sư Đức) phát hiện ra một loại tia mà ngày nay đã áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu kết cấu tinh thể, y học, thấu thị, mở ra một trang sử mới cho y học nhân loại. Ông không dám đặt tên cho tia mới phát hiện đó nên đánh dấu chéo (X) để ký hiệu, chờ cho giới khoa học đặt tên dùm.

Ngày 23 tháng 1 năm 1896, báo cáo đầu tiên của nghiên cứu về tia mới được Rơnghen trình bày và thực nghiệm tại một hội thảo lớn. Cả giới khoa học về y học lúc đó sửng người hô vang tên Rơnghen và đề nghị đặt tên cho tia mới đó là tia Rơnghen, nhưng Ông không chịu nhận với câu nói nổi tiếng: TỰ HÀO THÌ ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TỰ CAO. Từ đó mà cũng không có ai dám đặt cái tên khác cho tia X như ký hiệu ban đầu. Tia đó chính thức sau này vẫn được gọi là tia Rơnghen để nhớ đến Ông, nhưng thông dụng nhất nó là tia không có tên gọi, X đến nay vẫn được sử dụng mà không ai dám đặt tên khác.

Năm 1901, năm đầu tiên sáng lập giải thưởng Nobel và Rơnghen là người đầu tiên nhận giải thưởng vật lý Nobel trong lịch sử nhân loại.

Bình luận: X – Quang, một cái tên kỳ dị cho một thành tựu vĩ đại, nhưng đằng sau cái tên kỳ dị đó là lời nhắc nhở TỰ HÀO THÌ ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TỰ CAO.

X – Một dấu chéo ký hiệu đơn giản để đại diện cho một thành tựu kỳ vĩ và một triết lý đạo đức ứng xử lớn lao, đặc biệt là trong giới y học.

Đặng Hoàng Vũ (7/11/2018)
Chưa phân loại
Uncategorized