Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản

Tác giả: Đặng Hoàng Vũ

QUAY LẠI THỜI GIAN – P.10
VUA THÔNG THÁI NHƯNG MÙ CHỮ - NGÔN NGỮ KHÔNG PHẢI LÀ RÀO CẢN

Năm 1505, người Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, chẳng lao lâu thì đánh tan được người Ấn, thiết lập nên Vương Triều mới mang văn hóa Trung Á – Vương Triều MôGôn. Vị vua thứ 3 của Vương Triều MôGôn là Acơba (Akbar) sinh ngày 14/10/1542, có mẹ là một vũ nữ nên Ông cũng học hành không tới nơi tới chốn, gần như bị mù chữ. Tuy nhiên, Ông lại là vị vua thông thái và kiệt xuất nhất trong các đời vua của Vương triều MôGôn.

Biết mình ít học, dù có đi học chữ nghĩa thì cũng khá chậm so với nhu cầu cấp bách để điều hành đất nước nên Ông không học chữ mà mời gọi các vị thông thái đến giảng dạy và tranh luận, Ông chỉ dùng kỹ năng nghe dịch lại, đặt vấn đề và tranh luận chứ không có kỹ năng đọc và viết. Ấy thế, sau thời gian ngắn thì kiến thức Ông uyên bác trên nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, triết học, âm nhạc, hội họa, văn học, … Là người chủ trương cải cách ruộng đất, thuế thóa, thủy lợi và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu từ xa xưa của người Ấn, đặc biệt là tục các bà vợ phải nhảy vào lửa để chết sau khi chồng qua đời.

Vương triều MôGôn kéo dài đến năm 1764 khi người Anh xâm chiếm Ấn Độ, Vương triều MôGôn trở thành thuộc địa của Anh.

Bình luận: Ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng chỉ là công cụ chứ không phải là tri thức, chỉ cần quyết tâm tìm hiểu tri thức thì ngôn ngữ không phải là rào cản mà chỉ là những khó khăn.

Ngày nay, các trang mạng đã dịch được nhiều thứ ngôn ngữ nhưng tri thức thì vẫn bị kẹt vì rào cản ngôn ngữ. Rốt cuộc, các rào cản đó là do ý chí của con người hay do ngoại ngữ? Nếu không thể học được ngoại ngữ một sớm một chiều thì cách nhanh nhất để nắm bắt tri thức là hãy chịu khó nghe người khác giảng dạy lại, người thầy giảng dạy uyên bác nhất hiện nay có tên là GOOGLE!

Đặng Hoàng Vũ (02/11/2018)
Chưa phân loại
Uncategorized