Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
QUAY LẠI THỜI GIAN – P.11
TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA – CÔNG LÝ MỘT CHIỀU, TỰ DO GIỚI HẠN
Năm 1956, nhà văn Thuần Phong (tên thật Ngô Văn Phát) được giao phụ trách việc đặt tên các tuyến đường ở Sài Gòn, nhiều tên đường được lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Ông đã rất tinh tế khi đặt tên các tuyến đường theo chiều dài của biên niên lịch sử, ví dụ: Đại lộ Nguyễn Huệ rất to nhưng ngắn ngủi như cuộc đời của nhân vật này; Đường Nguyễn Thái Học, Cô Giang và Cô Bắc ở kế cạnh nhau vì cùng chiến đấu trong khởi nghĩa Yên Bái; Đường Khổng tử và Trang tử thì nằm ở khu Chợ Lớn của người Hoa; Đường Phan Thanh Giản to bên cạnh các đường nhỏ kế cận là đường Phan Liêm và Phan Ngữ (con của Phan Thanh Giản kế tục sự nghiệp chống Pháp của cha), …
Trong số đó có 2 tuyến đường được dân chúng quan tâm nhiều là đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ khởi nghĩa) và đường Tự do (nay là đường Đồng Khởi). Đường Công lý vì chạy ngang qua Pháp đình Sài Gòn (Tòa Pháp đình Sài Gòn xây dựng năm 1896, nay là Tòa án nhân dân TP. HCM, 131 Nam Kỳ khởi nghĩa). Đường Tự do dài 630m, bắt đầu từ Công xã Paris trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà đến bờ sông Sài Gòn, nơi có nhiều khách quốc tế đến tham quan để chứng minh ở Việt Nam có tự do.
Sau này đường Công lý được đổi tên thành Nam Kỳ khởi nghĩa, còn đường Tự do thì được đổi tên thành đường Đồng Khởi. Những người bất mãn lấy đó châm biếm NAM KỲ KHỞI NGHĨA TIÊU CÔNG LÝ, ĐỒNG KHỞI VÙNG LÊN MẤT TỰ DO. Tuy nhiên, Họ không hiểu dụng ý của Thuần Phong khi đặt tên 2 tuyến đường đó trong thời quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, Đường Công lý được Ông quy hoạch đi một chiều theo hướng Pháp đình Sài Gòn đến sân bay Tân Sơn Nhất, còn đường Tự do chỉ dài có 630m; CÔNG LÝ MỘT CHIỀU – TỰ DO GIỚI HẠN. Ông đã lồng ghép những trăn trở của Mình đối với chế độ ngụy dân chủ của thời đại lúc bấy giờ một cách tinh tế mà những nhà cầm quyền không phát hiện được.
Hiện nay, ở phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức có đường Công lý nhưng rất ngắn ngủi. Thiết nghĩ, những tên gọi đó không thể tùy tiện đặt tên đường, Công lý và Tự do nên đặt cho các tuyến đường to và dài như Quốc lộ 1A.
Bình luận: Tên đường là một nét văn hóa nhưng ẩn chứa trong đó nhiều tâm tư, khát vọng và dấu ấn lịch sử. Chỉ cần tìm hiểu ý nghĩa tên gọi của từng tuyến đường thì đã là một kho báu tri thức lớn, tri thức chẳng ở đâu xa, tri thức có ngay cả ở ngoài đường.
Đặng Hoàng Vũ (3/11/2018)
TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA – CÔNG LÝ MỘT CHIỀU, TỰ DO GIỚI HẠN
Năm 1956, nhà văn Thuần Phong (tên thật Ngô Văn Phát) được giao phụ trách việc đặt tên các tuyến đường ở Sài Gòn, nhiều tên đường được lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Ông đã rất tinh tế khi đặt tên các tuyến đường theo chiều dài của biên niên lịch sử, ví dụ: Đại lộ Nguyễn Huệ rất to nhưng ngắn ngủi như cuộc đời của nhân vật này; Đường Nguyễn Thái Học, Cô Giang và Cô Bắc ở kế cạnh nhau vì cùng chiến đấu trong khởi nghĩa Yên Bái; Đường Khổng tử và Trang tử thì nằm ở khu Chợ Lớn của người Hoa; Đường Phan Thanh Giản to bên cạnh các đường nhỏ kế cận là đường Phan Liêm và Phan Ngữ (con của Phan Thanh Giản kế tục sự nghiệp chống Pháp của cha), …
Trong số đó có 2 tuyến đường được dân chúng quan tâm nhiều là đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ khởi nghĩa) và đường Tự do (nay là đường Đồng Khởi). Đường Công lý vì chạy ngang qua Pháp đình Sài Gòn (Tòa Pháp đình Sài Gòn xây dựng năm 1896, nay là Tòa án nhân dân TP. HCM, 131 Nam Kỳ khởi nghĩa). Đường Tự do dài 630m, bắt đầu từ Công xã Paris trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà đến bờ sông Sài Gòn, nơi có nhiều khách quốc tế đến tham quan để chứng minh ở Việt Nam có tự do.
Sau này đường Công lý được đổi tên thành Nam Kỳ khởi nghĩa, còn đường Tự do thì được đổi tên thành đường Đồng Khởi. Những người bất mãn lấy đó châm biếm NAM KỲ KHỞI NGHĨA TIÊU CÔNG LÝ, ĐỒNG KHỞI VÙNG LÊN MẤT TỰ DO. Tuy nhiên, Họ không hiểu dụng ý của Thuần Phong khi đặt tên 2 tuyến đường đó trong thời quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, Đường Công lý được Ông quy hoạch đi một chiều theo hướng Pháp đình Sài Gòn đến sân bay Tân Sơn Nhất, còn đường Tự do chỉ dài có 630m; CÔNG LÝ MỘT CHIỀU – TỰ DO GIỚI HẠN. Ông đã lồng ghép những trăn trở của Mình đối với chế độ ngụy dân chủ của thời đại lúc bấy giờ một cách tinh tế mà những nhà cầm quyền không phát hiện được.
Hiện nay, ở phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức có đường Công lý nhưng rất ngắn ngủi. Thiết nghĩ, những tên gọi đó không thể tùy tiện đặt tên đường, Công lý và Tự do nên đặt cho các tuyến đường to và dài như Quốc lộ 1A.
Bình luận: Tên đường là một nét văn hóa nhưng ẩn chứa trong đó nhiều tâm tư, khát vọng và dấu ấn lịch sử. Chỉ cần tìm hiểu ý nghĩa tên gọi của từng tuyến đường thì đã là một kho báu tri thức lớn, tri thức chẳng ở đâu xa, tri thức có ngay cả ở ngoài đường.
Đặng Hoàng Vũ (3/11/2018)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.12 Chữ Viết Hình Thành – Văn Hóa Quay Lưng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.13 Nobel Hy Sinh Cả Đời Vì Thuốc Nổ - Lòng Tốt Bị Lợi Dụng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.15 Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Tục Ngữ Không Chỉ Dạy Trẻ Con (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.16 Quốc Tế Ca – Bài Ca Đẫm Máu Nhất Mọi Thời Đại (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.17 Vàng Trong Dân Lúc Nào Cũng Có – Nhưng Muốn Huy Động Thì Phải Hỏi Lòng Dân (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.19 Marie Curie – Thần Tượng Muôn Đời Của Sinh Viên Nghèo Vượt Khó Trên Khắp Thế Giới (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.20 (Cuối) Nhất Bái Sinh, Nhị Bái Tử, Tam Bái Phật, Tứ Bái Thần, Ngũ Bái Quân – Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế! (Đặng Hoàng Vũ)