Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
QUAY LẠI THỜI GIAN – P.16
QUỐC TẾ CA – BÀI CA ĐẪM MÁU NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
Năm 1871, chiến tranh Pháp – Phổ kết thúc, Napôlêông III đầu hàng quân Phổ. Nhân dân Pháp yêu nước không chịu khuất phục họng súng bạo tàn của giặc nên yêu cầu phế truất hoàng đế Napôlêông III, thành lập nên chính quyền cộng hòa mới. Nền Đệ nhị đế chế Pháp sụp đổ, nền cộng hòa thứ 3 được thành lập, nhưng đó lại là cội nguồn của biển máu Pari.
Trước sức mạnh của quân Phổ, chính quyền cộng hòa mới tiếp tục ký hiệp ước đầu hàng với Thủ tướng Bismarck của Phổ. Toàn bộ vũ khí của Pháp theo hiệp ước phải giao cho Phổ nhưng nhân dân Paris vẫn không chịu giao nộp 400 khẩu đại bác của dân quân tự vệ theo yêu cầu của Chính phủ mới, vì đó là tiền của nhân dân góp vào để đúc.
Ngày 18/3/1871, quân chính phủ dùng vũ lực để quốc hữu hóa 400 khẩu đại bác của dân để giao cho quân Phổ và bị nhân dân kháng cự. Trước thế dân như thế nước, nhân dân Paris tự thành lập chính quyền mới để bảo vệ tổ quốc, đó là chính phủ đầu tiên của giai cấp công nhân trong lịch sử nhân loại. Quân chính phủ nền cộng hòa thứ 3 được sự hậu thuẩn của quân Phổ quay lại đàn áp đẫm máu chính quyền công nông chủ yếu là nông dân, công nhân và người lao động yêu nước.
Hơn 3 vạn công nhân, nông dân và người lao động đã hy sinh, số bị bắt, bị giam cầm tổng cộng lên đến 10 vạn. Lòng căm phẫn khiến một trong những thủ lĩnh quan trọng của nhân dân là Eugêne Pottier viết nên bài thơ thần và đặt tên là QUỐC TẾ: Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian; Vùng lên hỡi những ai cực khổ bần hàn; Sục sôi nhiệt huyết trong tim này chứa rồi; Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành; Toàn nô lệ vùng đứng lên đi; Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa; Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình. Đấu tranh này là trận cuối cùng; Kết đoàn lại để ngày mai; Lanh – te – na – xi – ô – na lơ; Sẽ là xã hội tương lai.
17 năm sau - năm 1888, nhà soạn nhạc Pháp Pie Đơgâytơ phổ nhạc cho bài thơ QUỐC TẾ thành QUỐC TẾ CA và sau này bài ca đó trở thành bài Đảng ca chính thống của Đảng cộng sản trên toàn thế giới.
Bình luận: Để cất lên được một lời ca đã có hơn 3 vạn người đã hy sinh, 10 vạn người tù tội tại lúc đó, chưa kể là sự hy sinh còn lớn hơn nhiều trong các cuộc chiến tranh không biết mệt mỏi để giải phóng sức lao động trong các phong trào sau này trên khắp thế giới. Đã nghe là phải biết động lòng, đã hát thì phải nghiêm túc, đó là bài ca đẫm máu nhất mọi thời đại.
Quốc tế ca – bao nhiêu người đã ca? Và bao nhiêu người biết cội nguồn của bài ca đó để trân quý?
Đặng Hoàng Vũ (5/11/2018)
QUỐC TẾ CA – BÀI CA ĐẪM MÁU NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
Năm 1871, chiến tranh Pháp – Phổ kết thúc, Napôlêông III đầu hàng quân Phổ. Nhân dân Pháp yêu nước không chịu khuất phục họng súng bạo tàn của giặc nên yêu cầu phế truất hoàng đế Napôlêông III, thành lập nên chính quyền cộng hòa mới. Nền Đệ nhị đế chế Pháp sụp đổ, nền cộng hòa thứ 3 được thành lập, nhưng đó lại là cội nguồn của biển máu Pari.
Trước sức mạnh của quân Phổ, chính quyền cộng hòa mới tiếp tục ký hiệp ước đầu hàng với Thủ tướng Bismarck của Phổ. Toàn bộ vũ khí của Pháp theo hiệp ước phải giao cho Phổ nhưng nhân dân Paris vẫn không chịu giao nộp 400 khẩu đại bác của dân quân tự vệ theo yêu cầu của Chính phủ mới, vì đó là tiền của nhân dân góp vào để đúc.
Ngày 18/3/1871, quân chính phủ dùng vũ lực để quốc hữu hóa 400 khẩu đại bác của dân để giao cho quân Phổ và bị nhân dân kháng cự. Trước thế dân như thế nước, nhân dân Paris tự thành lập chính quyền mới để bảo vệ tổ quốc, đó là chính phủ đầu tiên của giai cấp công nhân trong lịch sử nhân loại. Quân chính phủ nền cộng hòa thứ 3 được sự hậu thuẩn của quân Phổ quay lại đàn áp đẫm máu chính quyền công nông chủ yếu là nông dân, công nhân và người lao động yêu nước.
Hơn 3 vạn công nhân, nông dân và người lao động đã hy sinh, số bị bắt, bị giam cầm tổng cộng lên đến 10 vạn. Lòng căm phẫn khiến một trong những thủ lĩnh quan trọng của nhân dân là Eugêne Pottier viết nên bài thơ thần và đặt tên là QUỐC TẾ: Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian; Vùng lên hỡi những ai cực khổ bần hàn; Sục sôi nhiệt huyết trong tim này chứa rồi; Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành; Toàn nô lệ vùng đứng lên đi; Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa; Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình. Đấu tranh này là trận cuối cùng; Kết đoàn lại để ngày mai; Lanh – te – na – xi – ô – na lơ; Sẽ là xã hội tương lai.
17 năm sau - năm 1888, nhà soạn nhạc Pháp Pie Đơgâytơ phổ nhạc cho bài thơ QUỐC TẾ thành QUỐC TẾ CA và sau này bài ca đó trở thành bài Đảng ca chính thống của Đảng cộng sản trên toàn thế giới.
Bình luận: Để cất lên được một lời ca đã có hơn 3 vạn người đã hy sinh, 10 vạn người tù tội tại lúc đó, chưa kể là sự hy sinh còn lớn hơn nhiều trong các cuộc chiến tranh không biết mệt mỏi để giải phóng sức lao động trong các phong trào sau này trên khắp thế giới. Đã nghe là phải biết động lòng, đã hát thì phải nghiêm túc, đó là bài ca đẫm máu nhất mọi thời đại.
Quốc tế ca – bao nhiêu người đã ca? Và bao nhiêu người biết cội nguồn của bài ca đó để trân quý?
Đặng Hoàng Vũ (5/11/2018)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.11 Tên Đường Sài Gòn Xưa – Công Lý Một Chiều, Tự Do Giới Hạn (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.12 Chữ Viết Hình Thành – Văn Hóa Quay Lưng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.13 Nobel Hy Sinh Cả Đời Vì Thuốc Nổ - Lòng Tốt Bị Lợi Dụng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.15 Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Tục Ngữ Không Chỉ Dạy Trẻ Con (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.17 Vàng Trong Dân Lúc Nào Cũng Có – Nhưng Muốn Huy Động Thì Phải Hỏi Lòng Dân (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.19 Marie Curie – Thần Tượng Muôn Đời Của Sinh Viên Nghèo Vượt Khó Trên Khắp Thế Giới (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.20 (Cuối) Nhất Bái Sinh, Nhị Bái Tử, Tam Bái Phật, Tứ Bái Thần, Ngũ Bái Quân – Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế! (Đặng Hoàng Vũ)