Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia

Tác giả: Đặng Hoàng Vũ

QUAY LẠI THỜI GIAN – P.14
LOUIS PASTER – KHOA HỌC KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NHƯNG NHÀ KHOA HỌC THÌ CÓ QUỐC GIA

Năm 1865, dịch tằm đáng sợ lan truyền khắp châu Âu, năm 1880 đến lượt dịch gà và người ngăn chặn được các đại dịch đó là Paster – Giáo sư của Đại học sư phạm Paris. Ông là người đầu tiên tìm ra vi trùng và phương pháp bào chế các loại vắc xin mà cho đến hiện nay cả thế giới vẫn đang còn sử dụng.

Khi Ông đang bào chế loại vắc xin ngừa bệnh chó dại vẫn chưa xong thì có bà mẹ bế đứa con 9 tuổi đang ở giai đoạn cuối do bị chó dại cắn đến van Ông chữa trị. Ông đã từ chối chữa trị vì thuốc chưa được thử nghiệm bao giờ nên Ông chưa nắm chắc phần thành công, nhưng những giọt nước mắt van xin của bà mẹ làm Ông động lòng nên quyết tâm hết sức để cứu đứa bé. Kết quả là cậu bé được cứu sống, tên của Cậu là MASTER.

Sau này, Master tự nguyện cống hiến cả đời làm người gác cổng cho Viện nghiên cứu Paster, Ông đã trông coi Viện nghiên cứu này tổng cộng hơn nửa thế kỷ. Năm Master 78 tuổi đã bị phát xít Đức giết chết vì kiên quyết bảo vệ mộ Paster không cho phát xít Đức phá mộ.

Nguyên nhân phát xít Đức phá mộ Paster vì Ông là một người yêu nước vĩ đại, nổi tiếng với câu nói: KHOA HỌC ĐƯƠNG NHIÊN LÀ KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, NHƯNG NHÀ KHOA HỌC THÌ CÓ QUỐC GIA, NHÀ KHOA HỌC PHẢI CỐNG HIẾN TẤT CẢ CÔNG VIỆC CHO ĐẤT NƯỚC MÌNH.

Bình luận: Nhà khoa học chân chính là nhà khoa học kết hợp được cả hai thứ, vừa là chân lý, vừa là tổ quốc. Nếu chỉ chạy theo tính chân lý của khoa học thì chỉ có khoa học được lưu danh còn nhà khoa học thì bị quyền rủa.

Nhớ ơn người đã giúp đỡ mình cũng được lưu danh cùng với người đã giúp đỡ mình nếu họ được lưu danh. Paster và Master là một đôi được kính trọng nhưng trong đó chỉ có một người là nhà khoa học, còn người kia là gác cổng.

Đặng Hoàng Vũ (4/11/2018)
Chưa phân loại
Uncategorized