Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
QUAY LẠI THỜI GIAN – P.12
CHỮ VIẾT HÌNH THÀNH – VĂN HÓA QUAY LƯNG
Năm 1651, Alexandre Rhodes (người Pháp) xuất bản quyển từ điển Việt – Bồ - La đánh dấu bước tiến quan trọng cho người Việt đến tận ngày nay, đó chính là CHỮ VIẾT – CHỮ QUỐC NGỮ hiện tại. Chữ quốc ngữ thuận tiện, đọc sao viết vậy, dễ hội nhập với văn hóa phương Tây, vốn có gốc của chữ La tinh từ thành tựu của văn minh La mã cổ. Chữ La tinh là loại chữ viết được sắp xếp bằng các ký tự a,b,c, … như hiện nay, chỉ khác là mỗi loại ngôn ngữ có cách cấu tạo các ký tự khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, … nhưng cơ bản là nó được ghép từ các ký tự giống nhau là a,b,c, …
Chữ quốc ngữ hình thành và truyền bá càng lâu, càng rộng thì số lượng người Việt lãng quên văn hóa, lãng quên lịch sử càng nhiều. Người Việt đi chùa chiền, di tích hay đào phải cổ vật đều không khác gì người nước ngoài đang đi du lịch. Họ chỉ nhìn được màu sắc, biểu tượng bên ngoài cho vui rồi chụp hình lưu niệm chứ không đọc được hàm ý của các văn tự cổ. Từ chữ hán đến chữ nôm (chữ Nôm tức là chữ Nam – Chữ An Nam, bị đọc chệch Nam thành Nôm lâu ngày ra quen), rồi sau này là chữ quốc ngữ, chưa kể những chữ khác được cải tiến rồi lụi tàn mà chưa kịp truyền bá rộng rãi, đã đẩy người Việt chỉ biết có hiện tại, còn quá khứ thì phải dựa dẫm vào đội ngũ dịch thuật từ sách cổ, nhưng đội ngũ đó càng lúc càng ít đi.
Người Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản, Hàn quốc, … đều có hệ thống chữ viết phức tạp, không dùng hệ chữ La tinh, đó là một thiệt thòi đối với họ so với Việt Nam. Tuy vậy, họ có sự liên thông lịch sử, văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và dự báo được cho tương lai nên các nước đó vẫn hội nhập rất nhanh, rất giàu có, nhưng văn hóa thì được duy trì bền chặt. Tính đến nay, người Việt đã có ít nhất 3 lần đoạn tuyệt với quá khứ thông qua chữ viết, QUÁ KHỨ KHÔNG TƯỜNG NÊN HIỆN TẠI CHÊNH VÊNH, người ta không biết bổn phận mình phải bảo vệ giá trị gì và đang đi tìm giá trị nào?
Bình luận: Ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa, tất cả mọi thông điệp đều phải được chuyển tải thông qua ngôn ngữ thì mới chia sẻ và kế thừa được với nhau. Thay đổi ngôn ngữ là đồng nghĩa với thay đổi số phận, mà TƯƠNG LAI = QUÁ KHỨ + HIỆN TẠI!
Đừng tưởng mình tốt đẹp hơn người khác ở hiện tại là có thể thành công hơn họ trong tương lai, HỌ CÓ QUÁ KHỨ CÒN MÌNH THÌ KHÔNG. Vì vậy mà 0 + HIỆN TẠI thì hiện tại cần phải nỗ lực gấp đôi, thậm chí là nhiều hơn nữa mới cân bằng được với QUÁ KHỨ + HIỆN TẠI. Hiện tại mới có mấy trăm năm, còn quá khứ thì đã tồn tại được mấy nghìn năm. Việt Nam chỉ cần đuổi kịp Thái Lan thôi đã là một kỳ tích, mặc dù Thái Lan không dùng chữ quốc ngữ hệ La tinh.
Đặng Hoàng Vũ (3/11/2018)
CHỮ VIẾT HÌNH THÀNH – VĂN HÓA QUAY LƯNG
Năm 1651, Alexandre Rhodes (người Pháp) xuất bản quyển từ điển Việt – Bồ - La đánh dấu bước tiến quan trọng cho người Việt đến tận ngày nay, đó chính là CHỮ VIẾT – CHỮ QUỐC NGỮ hiện tại. Chữ quốc ngữ thuận tiện, đọc sao viết vậy, dễ hội nhập với văn hóa phương Tây, vốn có gốc của chữ La tinh từ thành tựu của văn minh La mã cổ. Chữ La tinh là loại chữ viết được sắp xếp bằng các ký tự a,b,c, … như hiện nay, chỉ khác là mỗi loại ngôn ngữ có cách cấu tạo các ký tự khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, … nhưng cơ bản là nó được ghép từ các ký tự giống nhau là a,b,c, …
Chữ quốc ngữ hình thành và truyền bá càng lâu, càng rộng thì số lượng người Việt lãng quên văn hóa, lãng quên lịch sử càng nhiều. Người Việt đi chùa chiền, di tích hay đào phải cổ vật đều không khác gì người nước ngoài đang đi du lịch. Họ chỉ nhìn được màu sắc, biểu tượng bên ngoài cho vui rồi chụp hình lưu niệm chứ không đọc được hàm ý của các văn tự cổ. Từ chữ hán đến chữ nôm (chữ Nôm tức là chữ Nam – Chữ An Nam, bị đọc chệch Nam thành Nôm lâu ngày ra quen), rồi sau này là chữ quốc ngữ, chưa kể những chữ khác được cải tiến rồi lụi tàn mà chưa kịp truyền bá rộng rãi, đã đẩy người Việt chỉ biết có hiện tại, còn quá khứ thì phải dựa dẫm vào đội ngũ dịch thuật từ sách cổ, nhưng đội ngũ đó càng lúc càng ít đi.
Người Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản, Hàn quốc, … đều có hệ thống chữ viết phức tạp, không dùng hệ chữ La tinh, đó là một thiệt thòi đối với họ so với Việt Nam. Tuy vậy, họ có sự liên thông lịch sử, văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và dự báo được cho tương lai nên các nước đó vẫn hội nhập rất nhanh, rất giàu có, nhưng văn hóa thì được duy trì bền chặt. Tính đến nay, người Việt đã có ít nhất 3 lần đoạn tuyệt với quá khứ thông qua chữ viết, QUÁ KHỨ KHÔNG TƯỜNG NÊN HIỆN TẠI CHÊNH VÊNH, người ta không biết bổn phận mình phải bảo vệ giá trị gì và đang đi tìm giá trị nào?
Bình luận: Ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa, tất cả mọi thông điệp đều phải được chuyển tải thông qua ngôn ngữ thì mới chia sẻ và kế thừa được với nhau. Thay đổi ngôn ngữ là đồng nghĩa với thay đổi số phận, mà TƯƠNG LAI = QUÁ KHỨ + HIỆN TẠI!
Đừng tưởng mình tốt đẹp hơn người khác ở hiện tại là có thể thành công hơn họ trong tương lai, HỌ CÓ QUÁ KHỨ CÒN MÌNH THÌ KHÔNG. Vì vậy mà 0 + HIỆN TẠI thì hiện tại cần phải nỗ lực gấp đôi, thậm chí là nhiều hơn nữa mới cân bằng được với QUÁ KHỨ + HIỆN TẠI. Hiện tại mới có mấy trăm năm, còn quá khứ thì đã tồn tại được mấy nghìn năm. Việt Nam chỉ cần đuổi kịp Thái Lan thôi đã là một kỳ tích, mặc dù Thái Lan không dùng chữ quốc ngữ hệ La tinh.
Đặng Hoàng Vũ (3/11/2018)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.11 Tên Đường Sài Gòn Xưa – Công Lý Một Chiều, Tự Do Giới Hạn (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.13 Nobel Hy Sinh Cả Đời Vì Thuốc Nổ - Lòng Tốt Bị Lợi Dụng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.15 Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Tục Ngữ Không Chỉ Dạy Trẻ Con (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.16 Quốc Tế Ca – Bài Ca Đẫm Máu Nhất Mọi Thời Đại (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.17 Vàng Trong Dân Lúc Nào Cũng Có – Nhưng Muốn Huy Động Thì Phải Hỏi Lòng Dân (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.19 Marie Curie – Thần Tượng Muôn Đời Của Sinh Viên Nghèo Vượt Khó Trên Khắp Thế Giới (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.20 (Cuối) Nhất Bái Sinh, Nhị Bái Tử, Tam Bái Phật, Tứ Bái Thần, Ngũ Bái Quân – Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế! (Đặng Hoàng Vũ)