Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
UAY LẠI THỜI GIAN – P.4
NGỰA QUA SA MẠC – NGƯỜI A RẬP LÀM RUNG CHUYỂN CHÂU ÂU
Tháng 3 năm 634, Đại tướng quân của A rập là Khalid tiến quân qua sa mạc đánh Damascus, chiếm Syria, bao vây Đông Rô ma, cả Châu Âu rung chuyển. Người Châu Âu không hiểu nổi là vó ngựa của người A rập bằng cách nào xuất hiện được tại Damascus khi họ cách qua xa Châu Âu bằng một sa mạc rộng lớn.
Khalid đã hành quân bằng cách cưỡi lạc đà, còn ngựa thì thồ thức ăn lẫn nước uống vượt qua sa mạc. Lạc đà thì không thể chiến đấu vì quá chậm chạp, còn ngựa thì không thể vượt qua sa mạc vì đói khát. Đoàn quân đã giết dần các con lạc đà để ăn thịt, nước trích trữ trong dạ dày lạc đà thì cho ngựa uống, nước ngựa mang theo thì cho người uống, cứ thế mà đoàn quân của Khalid lặng lẽ vượt qua sa mạc.
Năm 638 Đoàn quân A rập chiếm Jerusalem, năm 642 chiếm toàn bộ Iran, chinh phục Ai Cập, năm 645 chinh phục Libi ở Bắc Phi và đến năm 661 chính thích thành lập Đế quốc A rập, tấn công Trung Á và cả Tây Ban Nha.
Bình luận: Ngựa thì không qua được sa mạc, còn lạc đà thì không thể đánh trận nhưng kết hợp lại thì người A rập đã chinh phục được Châu Âu. Sử dụng nguồn nhân lực thì phải biết lúc nào cần người nhanh, khi nào cần người chậm. Mỗi một nguồn lực đều có những hữu dụng, vinh quang và hy sinh khác nhau, lạc đà chết trên sa mạc vì bị ăn thịt, còn ngựa thì chết trận do giao chiến. Quan trọng là những hy sinh đó có ý nghĩa cho tổng thể của thắng lợi chung chứ không phải chết thí, chết ngu hoặc chết lãng xẹt!
Đặng Hoàng Vũ (29/10/2018)
NGỰA QUA SA MẠC – NGƯỜI A RẬP LÀM RUNG CHUYỂN CHÂU ÂU
Tháng 3 năm 634, Đại tướng quân của A rập là Khalid tiến quân qua sa mạc đánh Damascus, chiếm Syria, bao vây Đông Rô ma, cả Châu Âu rung chuyển. Người Châu Âu không hiểu nổi là vó ngựa của người A rập bằng cách nào xuất hiện được tại Damascus khi họ cách qua xa Châu Âu bằng một sa mạc rộng lớn.
Khalid đã hành quân bằng cách cưỡi lạc đà, còn ngựa thì thồ thức ăn lẫn nước uống vượt qua sa mạc. Lạc đà thì không thể chiến đấu vì quá chậm chạp, còn ngựa thì không thể vượt qua sa mạc vì đói khát. Đoàn quân đã giết dần các con lạc đà để ăn thịt, nước trích trữ trong dạ dày lạc đà thì cho ngựa uống, nước ngựa mang theo thì cho người uống, cứ thế mà đoàn quân của Khalid lặng lẽ vượt qua sa mạc.
Năm 638 Đoàn quân A rập chiếm Jerusalem, năm 642 chiếm toàn bộ Iran, chinh phục Ai Cập, năm 645 chinh phục Libi ở Bắc Phi và đến năm 661 chính thích thành lập Đế quốc A rập, tấn công Trung Á và cả Tây Ban Nha.
Bình luận: Ngựa thì không qua được sa mạc, còn lạc đà thì không thể đánh trận nhưng kết hợp lại thì người A rập đã chinh phục được Châu Âu. Sử dụng nguồn nhân lực thì phải biết lúc nào cần người nhanh, khi nào cần người chậm. Mỗi một nguồn lực đều có những hữu dụng, vinh quang và hy sinh khác nhau, lạc đà chết trên sa mạc vì bị ăn thịt, còn ngựa thì chết trận do giao chiến. Quan trọng là những hy sinh đó có ý nghĩa cho tổng thể của thắng lợi chung chứ không phải chết thí, chết ngu hoặc chết lãng xẹt!
Đặng Hoàng Vũ (29/10/2018)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.11 Tên Đường Sài Gòn Xưa – Công Lý Một Chiều, Tự Do Giới Hạn (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.12 Chữ Viết Hình Thành – Văn Hóa Quay Lưng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.13 Nobel Hy Sinh Cả Đời Vì Thuốc Nổ - Lòng Tốt Bị Lợi Dụng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.15 Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Tục Ngữ Không Chỉ Dạy Trẻ Con (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.16 Quốc Tế Ca – Bài Ca Đẫm Máu Nhất Mọi Thời Đại (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.17 Vàng Trong Dân Lúc Nào Cũng Có – Nhưng Muốn Huy Động Thì Phải Hỏi Lòng Dân (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.19 Marie Curie – Thần Tượng Muôn Đời Của Sinh Viên Nghèo Vượt Khó Trên Khắp Thế Giới (Đặng Hoàng Vũ)