Ngụy Biện Trong Đời Sống Số - Hay Trò Chơi Ma Mãnh…

Tác giả: PHẠM KHANG

(Bút ký triết học)

Những ai quan tâm đến chủ nghĩa ngụy biện đều là những người quan tâm đến nghệ thuật diễn thuyết, tranh luận, chứng minh,... Chính vì vậy, nếu xét góc độ triết học, những nhà triết học theo trường phái này là những nhà triết học đặc biệt. Họ thật khác với các nhà triết học trước đó và đương thời, bởi hầu hết các nhà triết học khi đó chỉ tập trung vào nghiên cứu. Chính vì đặc điểm này cộng thêm hoàn cảnh xã hội hóa giáo dục, tu từ học đã được đưa lên trở thành một môn học danh giá. Điều đáng nói ở đây là các học giả chuyên môn lĩnh vực này đều được chào đón bằng các "lời ca tụng có cánh". Các nhà ngụy biện đã đề cao tu từ học như sauː

Ngôn ngữ chẳng những giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống động vật mà còn giúp chúng ta xây dựng thành phố, thiết định được pháp luật, sáng tạo nên nghệ thuật. Mãnh lực của nó được thể hiện ở chỗ không có nó thì không có cái gì có thể sinh ra từ lý tính. Ngôn từ là vị lãnh tụ của mọi việc làm và của mọi suy nghĩ; rằng lời nói là sức mạnh vĩ đại, nó làm nên những công việc tuyệt vời. Khi mà không biết nói, chúng ta chỉ là một thực thể tồn tại bé nhỏ và hoàn toàn chẳng có giá trị nào hết

Thời Socrates các nhà triết học chỉ đề cập đến vũ trụ và đem vũ trụ ra để chiêm nghiệm. Hiện nay, các nhà triết học thuộc chủ nghĩa ngụy biện cho rằng triết học nên nghiên cứu cả về con người nữa và thời sống của họ. Các nhà ngụy biện đã kế thừa quan niệm của những người tiền bối để nghiên cứu về con người. Họ, chứ không phải ai khác, khai sinh ra tư tưởng học phải đi đôi với hành. Đối với họ, vận dụng những điều đã học được vào thực tiễn là công việc của con người, chứ không phải đi chiêm nghiệm nữa.

Với hoàn cảnh lịch sử đã nêu ở trên, các nhà triết học ngụy biện đã bắt kịp thời đại. Từ đó, họ thúc đẩy một nền giáo dục đa dạng và mang nhiều ý nghĩa thực hành hơn. Bình văn đôi khi được thay bằng các minh họa hình ảnh và đa phương thức khác. Rằng VỎ CHỮ - CÁI BIỂU ĐẠT- CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT phải thành thân với chính con người trong ý nghĩa của nhận thức và rung động thân xác.

Thế nhưng nếu đem cái phương thức bình văn như thế này hiện nay để thâm diễn TRUYỆN KIỀU và rằng nó phải được trình diễn theo lối PHÊ BÌNH MỚI thì TRUYỆN KIỀU liệu có còn đẹp lung linh trong hồn lục bát nữa không…Câu trả lời là KHÔNG…!? Đó phải chăng là sự Ngụy biện hiện đại của giới tinh hoa trong phê bình mới hiện nay…?

Nói chung, chủ nghĩa ngụy biện trở thành một trong những trường phái triết học gây tranh cãi nhất. Nhiều người đã nhận định rằng các nhà ngụy biện là những nhà khai sáng của Hy Lạp cổ đại. Một số ý kiến khác cho rằng các nhà ngụy biện đã đổi trắng thay đen, đánh tráo khái niệm triết học.

Trên thực tế, ngụy biện là một lỗi rất lớn trong tranh luận. Nó khiến con người ta tư duy theo lối mòn, lập luận thiếu sắc bén, vô căn cứ, hay... "cả vú lấp miệng em", và thường đuối lý mà không biết rằng mình đang đuối lý, để rồi cuối cùng nói những lời có phần xúc phạm người khác.
Dưới đây sẽ là những kiểu ngụy biện mà nhiều người trong chúng ta rất hay sử dụng mà không hề hay biết.

1. Ngụy biện công kích (ad hominem)
Đây là kiểu ngụy biện tấn công vào đối thủ tranh luận, thay vì sử dụng logic, đưa ra những lập luận chặt chẽ. Và vấn đề ở đây cái họ sử dụng để nguỵ biện lại chẳng liên quan gì đến chủ đề đang tranh cãi.

2. Ngụy biện "Anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy)
Đây chắc chắn là một kiểu ngụy biện nhiều bạn cảm thấy quen thuộc, vì ví dụ nổi bật nhất là câu: "Làm được như người ta đi rồi hẵng nói".

3. Ngụy biện "Không đủ thẩm quyền"
Bạn đi xem triển lãm tranh Siêu thực về thế giới hiện đại, bạn chê Không ra gì, có người biết bạn bảo : “ Cậu hiểu gì về hội họa mà chê dữ thế!”

4. Ngụy biện chửi thề
Chửi thề cũng là một kiểu ngụy biện, có điều nó là kiểu ngụy biện thể hiện sự bất lực của người tranh luận. Người này chẳng cần luận điểm, logic gì hết, đuối lý là chửi luôn.

5. Ngụy biện bù nhìn (straw man)
Là cách bóp méo, xuyên tạc quan điểm hay phát biểu của người khác biến nó thành một ý nghĩa hoàn toàn khác.

6. Ngụy biện nặc danh (anonymous authority)
Kiểu ngụy biện này khá là phổ biến hiện nay. Trong đó, người dùng thường không nêu đích danh người có thẩm quyền, mà thậm chí có nêu thì người khác cũng không thể kiểm chứng được.

7. Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (emotional appeal fallacy)
Là kiểu nguỵ biện sử dụng cảm xúc của đối phương để khai thác, trong đó chủ yếu là lòng trắc ẩn.

8. Ngụy biện đen trắng (Black or white fallacy)
Đây là kiểu ngụy biện tự phân định câu trả lời xuống chỉ còn 2 lựa chọn, hoặc trắng, hoặc đen, dù trên thực tế có nhiều lựa chọn hơn.

9. Ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people)
Kiểu ngụy biện này lợi dụng quan niệm: Số đông luôn đúng - quan điểm, lý lẽ nào được số đông ủng hộ thì nó phải đúng. Hay còn gọi là Ngụy biện bầy đàn…Nên nhiều khi con bò lại có thể trở thành một con sư tử…bởi đám đông đều khẳng định đó là Sư tử?!

10. Ngụy biện đe dọa (ad baculum)
Đây thực chất là một kiểu đe dọa, gần giống như ngụy biện chửi thề. Nó nhằm mục đích gây áp lực, bắt người khác phải chấp nhận luận điểm, giống như câu: "Chân lý thuộc về kẻ mạnh".
Chưa phân loại
Uncategorized