Quay Lại Thời Gian – Phần 1 Tiền Đề Của Con Đường Tơ Lụa

Tác giả: Đặng Hoàng Vũ

QUAY LẠI THỜI GIAN – PHẦN 1
TIỀN ĐỀ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Năm 138 tr.CN, Quan nhà Hán là Trương Khiên bị giặc Hung Nô bắt giam tận phía bắc của Mông Cổ ngày nay. Sau 10 năm bị bắt giam, Ông đã trốn thoát được, chạy lạc sang vùng đất của Nga ngày hôm nay và không biết làm cách nào để tìm được đường trở về cố hương. Trong những ngày ở đó, Ông đã phát hiện ra một vài tiểu thương bán thứ lụa có nguồn gốc từ Tô Châu – Nơi quê hương của Ông. Ông nghĩ rằng, cứ theo con đường của thứ tơ lụa này thì chắc sẽ về được đến cố hương.

Nhiều năm ròng rã theo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tiểu thương để tìm về cội nguồn của thứ tơ lụa nhưng vẫn không đến được cố hương. Hóa ra thứ tơ lụa đó không xuất phát từ Trung Quốc trực tiếp sang Nga mặc dù 2 nơi đó rất gần, trên thực tế tơ lụa Tô Châu ở phía nam Trung Quốc đi theo hướng Tây Nam sang Thái Lan, Ấn Độ, vòng qua Châu Phi như Ai Cập rồi qua vùng Châu Âu như Hy Lạp, khu vực Trung Đông, các nước Tây Á, Trung Á, … rồi mới đến Nga.

Nhiều năm theo vết của tơ lụa, cuối cùng vị Quan của Nhà Hán là Trương Khiên cũng đã về được cố hương. Niềm vui thì không kể siết, nhưng quan trọng hơn là Ông đã giúp quốc gia định hình được một tuyến đường sang các quốc gia của 3 lục địa Á – Phi – Âu mà thời đó chưa ai biết tới. Đó cũng chính là tiền đề để các đoàn sứ giả đi sang các nước lân cận đặt mối giao thương và các thương gia trao đổi hàng hóa mà không chỉ có tơ lụa. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA được lấy tên từ đó, nó là dấu tích của người theo tơ lụa tạo ra con đường chứ không phải của con đường buôn bán nhiều tơ lụa.

Bình luận: Có thành tựu thì sẽ tìm được con đường, chứ không chỉ là con đường tạo ra thành tựu. Nếu không có tơ lụa thì chưa chắc đã tìm được con đường. Khi chưa tìm được con đường thì hãy xây dựng thành tựu trước, rồi từ đó thành tựu sẽ tự tìm con đường đi của chính nó.

Đặng Hoàng Vũ (28/10/2018)
Chưa phân loại
Uncategorized