Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
QUAY LẠI THỜI GIAN – P.5
NHỮNG NHÀ KHOA HỌC MẤT MẠNG VÌ CẢI CÁCH
Năm 339 tr.CN, Socrates – Nhà khoa học, triết học vĩ đại của Hy Lạp bị xử tội tử hình và bị đầu độc chết vì tuyên truyền cho Thuyết vô thần.
Năm 347 tr.CN, Platon – Nhà khoa học, triết học lớn của Hy lạp (học trò của Socrates) cũng tạ thế trong thân phận nô lệ vì đã đến quốc gia Sicily (Xi xin) khuyên Quốc vương nơi đó cải cách chính trị, kết quả là Platon bị bắt bán làm nô lệ cho đến chết.
Năm 233 tr.CN, Hàn Phi – Nhà sáng lập tư tưởng Pháp trị tại Trung Hoa cũng bị hại chết trong ngục tù trước khi những tư tưởng cải cách của Ông được Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng tiếp thu.
Ngày 17 tháng 2 năm 1600, Nhà thiên văn học lừng danh của Italia - Giordano Bruno chết trên giàn hỏa thiêu của Giáo hội vì ủng hộ Thuyết nhật tâm của Kopernik (Nhà thiên văn học người Ba Lan), trái đất quay quanh mặt trời trong khi hàng ngàn năm nay ai cũng chỉ biết mặt trời quay quanh tránh đất.
Vẫn còn nhiều nhà khoa học khác nữa mất mạng vì đề xuất cải cách, một số người khác thì không mất mạng nhưng bị giam lỏng hoặc bị hạn chế một số quyền dẫn đến mất luôn ý chí và động lực cải cách. Chuyện Nhà chính trị đề xuất cải cách bị mất mạng là chuyện thường vì có sự đối trọng, mâu thuẫn giữa các phe nhóm, thế lực chính trị. Tuy nhiên, Nhà khoa học bị mất mạng vì đề xuất cải cách là kinh động đến giới sử học và công chúng vì suy nghĩ của họ là độc lập, khách quan với những nhóm lợi ích chính trị.
Bình luận: Những đề xuất cải cách của Nhà khoa học có cái theo thời gian đã chứng minh là đúng nhưng cũng có cái chưa được thực hiện bao giờ nên chưa kiểm chứng được, thậm chí sẽ còn có những cải cách hay hơn cả những đề xuất của họ nữa và đã được kiểm chứng trên thực tiễn.
Tuy nhiên, đặc điểm chung của họ là họ không bị dính líu đến chức quyền, tiền bạc, gái gú hay các suy thoái về đạo đức lối sống theo chuẩn mực của xã hội đương thời. Nếu đã dính đến một trong số các chuẩn tắc đó thì chính quyền đương thời đã dùng đó làm cái cớ để phủ bỏ uy tín và giá trị khoa học của họ lâu rồi, không nhất thiết phải đi đến hạ sách xử lý họ để kinh động đến công chúng và giới sử gia.
Những nhà khoa khoa học mất mạng vì đề xuất cải cách, chúng ta có quyền nghi ngờ về những giá trị khoa học mà họ đã đề xuất, nhưng cần phải tôn trọng họ ở khía cạnh giá trị đạo đức mà có thể những thế lực xử lý họ dù phấn đấu cho đến chết cũng chưa chắc đạt được.
Đặng Hoàng Vũ (29/10/2018)
NHỮNG NHÀ KHOA HỌC MẤT MẠNG VÌ CẢI CÁCH
Năm 339 tr.CN, Socrates – Nhà khoa học, triết học vĩ đại của Hy Lạp bị xử tội tử hình và bị đầu độc chết vì tuyên truyền cho Thuyết vô thần.
Năm 347 tr.CN, Platon – Nhà khoa học, triết học lớn của Hy lạp (học trò của Socrates) cũng tạ thế trong thân phận nô lệ vì đã đến quốc gia Sicily (Xi xin) khuyên Quốc vương nơi đó cải cách chính trị, kết quả là Platon bị bắt bán làm nô lệ cho đến chết.
Năm 233 tr.CN, Hàn Phi – Nhà sáng lập tư tưởng Pháp trị tại Trung Hoa cũng bị hại chết trong ngục tù trước khi những tư tưởng cải cách của Ông được Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng tiếp thu.
Ngày 17 tháng 2 năm 1600, Nhà thiên văn học lừng danh của Italia - Giordano Bruno chết trên giàn hỏa thiêu của Giáo hội vì ủng hộ Thuyết nhật tâm của Kopernik (Nhà thiên văn học người Ba Lan), trái đất quay quanh mặt trời trong khi hàng ngàn năm nay ai cũng chỉ biết mặt trời quay quanh tránh đất.
Vẫn còn nhiều nhà khoa học khác nữa mất mạng vì đề xuất cải cách, một số người khác thì không mất mạng nhưng bị giam lỏng hoặc bị hạn chế một số quyền dẫn đến mất luôn ý chí và động lực cải cách. Chuyện Nhà chính trị đề xuất cải cách bị mất mạng là chuyện thường vì có sự đối trọng, mâu thuẫn giữa các phe nhóm, thế lực chính trị. Tuy nhiên, Nhà khoa học bị mất mạng vì đề xuất cải cách là kinh động đến giới sử học và công chúng vì suy nghĩ của họ là độc lập, khách quan với những nhóm lợi ích chính trị.
Bình luận: Những đề xuất cải cách của Nhà khoa học có cái theo thời gian đã chứng minh là đúng nhưng cũng có cái chưa được thực hiện bao giờ nên chưa kiểm chứng được, thậm chí sẽ còn có những cải cách hay hơn cả những đề xuất của họ nữa và đã được kiểm chứng trên thực tiễn.
Tuy nhiên, đặc điểm chung của họ là họ không bị dính líu đến chức quyền, tiền bạc, gái gú hay các suy thoái về đạo đức lối sống theo chuẩn mực của xã hội đương thời. Nếu đã dính đến một trong số các chuẩn tắc đó thì chính quyền đương thời đã dùng đó làm cái cớ để phủ bỏ uy tín và giá trị khoa học của họ lâu rồi, không nhất thiết phải đi đến hạ sách xử lý họ để kinh động đến công chúng và giới sử gia.
Những nhà khoa khoa học mất mạng vì đề xuất cải cách, chúng ta có quyền nghi ngờ về những giá trị khoa học mà họ đã đề xuất, nhưng cần phải tôn trọng họ ở khía cạnh giá trị đạo đức mà có thể những thế lực xử lý họ dù phấn đấu cho đến chết cũng chưa chắc đạt được.
Đặng Hoàng Vũ (29/10/2018)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Quay Lại Thời Gian – P.10 Vua Thông Thái Nhưng Mù Chữ - Ngôn Ngữ Không Phải Là Rào Cản (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.11 Tên Đường Sài Gòn Xưa – Công Lý Một Chiều, Tự Do Giới Hạn (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.12 Chữ Viết Hình Thành – Văn Hóa Quay Lưng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.13 Nobel Hy Sinh Cả Đời Vì Thuốc Nổ - Lòng Tốt Bị Lợi Dụng (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.14 Louis Paster – Khoa Học Không Có Biên Giới Quốc Gia Nhưng Nhà Khoa Học Thì Có Quốc Gia (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.15 Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Tục Ngữ Không Chỉ Dạy Trẻ Con (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.16 Quốc Tế Ca – Bài Ca Đẫm Máu Nhất Mọi Thời Đại (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.17 Vàng Trong Dân Lúc Nào Cũng Có – Nhưng Muốn Huy Động Thì Phải Hỏi Lòng Dân (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.18 Cha Đẻ Của X - Quang – Tự Hào Thì Được, Nhưng Không Được Tự Cao (Đặng Hoàng Vũ)
- Quay Lại Thời Gian – P.19 Marie Curie – Thần Tượng Muôn Đời Của Sinh Viên Nghèo Vượt Khó Trên Khắp Thế Giới (Đặng Hoàng Vũ)