Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
Trước tình hình kinh doanh ế ẩm của một công ty thời trang, Ông Giám đốc quyết định đi kiểm tra và tìm nguyên nhân. Sau đây là một cuộc trò chuyện của vị Giám đốc và nhân viên:
Giám đốc: Chúng ta kinh doanh nhiều mặc hàng thời trang từ già đến trẻ, đủ các đối tượng khách hàng. Thế mà Tôi đi một vòng Công ty thấy các anh trưng bày mấy con ma đơ canh có gương mặt y như nhau thì làm sao lôi kéo được thị hiếu của khách hàng.
Nhân viên: Thưa Giám đốc, mấy cái hình nộm đó từ một khuông đúc ra thì phải giống nhau rồi. Con ngoài cửa là mua đầu tiên, con ở khu A là em của con ngoài cửa cùng mua hồi năm ngoái, con ở khu B là thế hệ cháu chắt, vừa mua hồi tháng trước. Chúng nó chỉ khác nhau ở vị trí đứng và bộ trang phục khoát bên ngoài thôi. Ví dụ, con ngoài cửa đứng gập người để chào khách nên mặc bộ vest, con ở khu A đứng thẳng người để khách hàng đo mẫu được mặc áo thun, quần Jeans, còn con ở khu B là hàng dàng cho trẻ em nên mặc đồ học sinh.
Giám đốc: Mặc dù tư thế khác nhau và trang phục khác nhau, nhưng Tôi vẫn thấy chúng nó y như đúc từ một khuôn ra, thô kệch nên không lôi kéo được thị hiếu khách hàng. Mấy cậu có cách nào làm cho chúng nó mỗi đứa thể hiện một vẻ để thu hút hơn không?
Nhân viên: Dạ thưa, e là hơi khó. Bây giờ thì các nơi sản xuất đều có cơ chế đúc từ một khuôn đó ra. Còn vác mấy con ma đơ canh của Tây về thì không phù hợp với mặc hàng của công ty mình. Giá như chúng nó biết cử động và có thêm bộ não thì tốt biết mấy.
Giám đốc: À, Cậu nói Tôi mới nghĩ ra. Chúng ta nên dẹp hết mấy cái hình nộp rập khuôn và không có não ấy đi. Mấy cậu tuyển thêm cho Tôi vài nhân viên phù hợp, nhanh nhẹn đứng vào mấy chổ đó. Vừa quảng bá hàng hoá, vừa chào hỏi khách hàng luôn. Như vậy là giải quyết được cái khoản biết cử động và có bộ não như đề nghị của mấy cậu rồi đó nhé.
Nhân viên: Nhưng, thưa Giám đốc. Tiền đâu mà trả lương nhiều như vậy cho những nhân viên mới này ạ.
Giám đốc: Mấy cậu vừa chê cái đám ma đơ canh kia là lũ hình nộm không có não, vậy mà giờ các cậu không chịu động tí não. Chính cái lũ hình nộm không có não kia là nguyên nhân làm cho khách hàng không chịu đến với mình nên tình hình kinh doanh mới ế ẩm như hiện nay. Tôi có niềm tin là những nhân viên năng động, nhanh nhẹn nếu được thay vào chổ mấy con ma đơ canh kia thì sẽ cải thiện được tình cảm của khách hàng. Đó chính là tiền để trả lương đó, cứ lo chuyện có tiền mới tuyển người thì sao tìm được người biết làm ra tiền.
Nhân viên: Vâng, Giám đốc chỉ đạo thì tụi em sẽ làm ngay.
Giám đốc: Nhưng có việc này Tôi không thể không nói. Làm việc gì cũng lường trước những rủi ro của nó. Tương lai có khách hàng hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn được, nhưng có niềm tin thì dễ thành công hơn. Nếu tin đó là hướng đi đúng thì tốt nhất nên thử một lần, Tôi tin là khách hàng sẽ sáng suốt lựa chọn.
Đặng Hoàng Vũ (21/9/2016)
(TRUYỆN SUY DIỄN)
Giám đốc: Chúng ta kinh doanh nhiều mặc hàng thời trang từ già đến trẻ, đủ các đối tượng khách hàng. Thế mà Tôi đi một vòng Công ty thấy các anh trưng bày mấy con ma đơ canh có gương mặt y như nhau thì làm sao lôi kéo được thị hiếu của khách hàng.
Nhân viên: Thưa Giám đốc, mấy cái hình nộm đó từ một khuông đúc ra thì phải giống nhau rồi. Con ngoài cửa là mua đầu tiên, con ở khu A là em của con ngoài cửa cùng mua hồi năm ngoái, con ở khu B là thế hệ cháu chắt, vừa mua hồi tháng trước. Chúng nó chỉ khác nhau ở vị trí đứng và bộ trang phục khoát bên ngoài thôi. Ví dụ, con ngoài cửa đứng gập người để chào khách nên mặc bộ vest, con ở khu A đứng thẳng người để khách hàng đo mẫu được mặc áo thun, quần Jeans, còn con ở khu B là hàng dàng cho trẻ em nên mặc đồ học sinh.
Giám đốc: Mặc dù tư thế khác nhau và trang phục khác nhau, nhưng Tôi vẫn thấy chúng nó y như đúc từ một khuôn ra, thô kệch nên không lôi kéo được thị hiếu khách hàng. Mấy cậu có cách nào làm cho chúng nó mỗi đứa thể hiện một vẻ để thu hút hơn không?
Nhân viên: Dạ thưa, e là hơi khó. Bây giờ thì các nơi sản xuất đều có cơ chế đúc từ một khuôn đó ra. Còn vác mấy con ma đơ canh của Tây về thì không phù hợp với mặc hàng của công ty mình. Giá như chúng nó biết cử động và có thêm bộ não thì tốt biết mấy.
Giám đốc: À, Cậu nói Tôi mới nghĩ ra. Chúng ta nên dẹp hết mấy cái hình nộp rập khuôn và không có não ấy đi. Mấy cậu tuyển thêm cho Tôi vài nhân viên phù hợp, nhanh nhẹn đứng vào mấy chổ đó. Vừa quảng bá hàng hoá, vừa chào hỏi khách hàng luôn. Như vậy là giải quyết được cái khoản biết cử động và có bộ não như đề nghị của mấy cậu rồi đó nhé.
Nhân viên: Nhưng, thưa Giám đốc. Tiền đâu mà trả lương nhiều như vậy cho những nhân viên mới này ạ.
Giám đốc: Mấy cậu vừa chê cái đám ma đơ canh kia là lũ hình nộm không có não, vậy mà giờ các cậu không chịu động tí não. Chính cái lũ hình nộm không có não kia là nguyên nhân làm cho khách hàng không chịu đến với mình nên tình hình kinh doanh mới ế ẩm như hiện nay. Tôi có niềm tin là những nhân viên năng động, nhanh nhẹn nếu được thay vào chổ mấy con ma đơ canh kia thì sẽ cải thiện được tình cảm của khách hàng. Đó chính là tiền để trả lương đó, cứ lo chuyện có tiền mới tuyển người thì sao tìm được người biết làm ra tiền.
Nhân viên: Vâng, Giám đốc chỉ đạo thì tụi em sẽ làm ngay.
Giám đốc: Nhưng có việc này Tôi không thể không nói. Làm việc gì cũng lường trước những rủi ro của nó. Tương lai có khách hàng hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn được, nhưng có niềm tin thì dễ thành công hơn. Nếu tin đó là hướng đi đúng thì tốt nhất nên thử một lần, Tôi tin là khách hàng sẽ sáng suốt lựa chọn.
Đặng Hoàng Vũ (21/9/2016)
(TRUYỆN SUY DIỄN)