Tác giả: PHẠM KHANG
(Bút ký Triết học)
Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của các đô thị tự do và cũng là thời kỳ chiến tranh tàn khốc giữa các lãnh đạo phong kiến cát cứ. Vào thời kỳ này, một biến động lớn về chính trị, kinh tế và thần học đang ngấm ngầm xuất hiện ở Italia. Các nước khác như Anh, Pháp và Tây Ban Nha, sau nhiều năm giành giật nhau, đã tạm hoàn thành thống nhất quốc gia.
Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào Văn hoá Phục hưng đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
Thời kỳ phục hưng là thời kỳ vĩ đại, như Awngghen nhận xét: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến độ nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua…”. Và Italia là một điểm sáng tiêu biểu của các sự chuyển biến tinh thần cách mạng ấy.
Trong những sách viết tay còn sót lại khi thành Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bước tượng cổ đào được ở các di chỉ của thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc: Đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thái huy hoàng của nó, những bóng mà của thời trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa.
Một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đầu tiên đã xuất hiện và trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng khoáng tiếp thu được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp vừa mới được phát hiện, càng ngày càng ăn sâu mọc rễ…
Những con người “khổng lổ” đã xuất hiện, toả ánh hào quang trong lịch sử : Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học ; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn ; Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng ; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại v.v...
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
Trong triết học, chính trị và khoa học tự nhiên ở Italia lúc này đã xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng vĩ đại, kiệt xuất. Đó là những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình, tính cách và lòng quả cảm, khồng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt có học thức sâu rộng. Trên lĩnh vực triết học, chính trị đã xuất hiện nhiều nhân vật vĩ đại mở đường cho sự phát triển triết học, chính trị cận đại. Còn ở khoa học tự nhiên cũng xuất hiện nhiều phát kiến vĩ đại, như học thuyết nhật tâm của Cô –péc-ních, học thuyết về sự tuần hoàn của máu của Xéc – vê. Cả triết học, chính trị và khoa học tự nhiên đã thách thức với giáo hội La Mã và nhiều người trong họ đã bị giáo hội khùng bố và giam cầm, giết chóc- không từ cả việc tàn ác dã man là thiêu sống họ như trường hợp của Xéc – vê, và Gioóc-đa-nô Bru-nô …
Nhưng cũng chính từ đó trở đi thì triết học, chính trị với sự mở đường của Machiavel, và khoa học tự nhiên với sự tiên phong Cô-péc-ních đã bắt đầu được giải phóng khỏi thần học, đặt nền móng vững chắc cho nền văn minh thời kỳ ánh sáng,
Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của các đô thị tự do và cũng là thời kỳ chiến tranh tàn khốc giữa các lãnh đạo phong kiến cát cứ. Vào thời kỳ này, một biến động lớn về chính trị, kinh tế và thần học đang ngấm ngầm xuất hiện ở Italia. Các nước khác như Anh, Pháp và Tây Ban Nha, sau nhiều năm giành giật nhau, đã tạm hoàn thành thống nhất quốc gia.
Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào Văn hoá Phục hưng đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
Thời kỳ phục hưng là thời kỳ vĩ đại, như Awngghen nhận xét: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến độ nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua…”. Và Italia là một điểm sáng tiêu biểu của các sự chuyển biến tinh thần cách mạng ấy.
Trong những sách viết tay còn sót lại khi thành Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bước tượng cổ đào được ở các di chỉ của thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc: Đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thái huy hoàng của nó, những bóng mà của thời trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa.
Một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đầu tiên đã xuất hiện và trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng khoáng tiếp thu được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp vừa mới được phát hiện, càng ngày càng ăn sâu mọc rễ…
Những con người “khổng lổ” đã xuất hiện, toả ánh hào quang trong lịch sử : Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học ; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn ; Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng ; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại v.v...
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
Trong triết học, chính trị và khoa học tự nhiên ở Italia lúc này đã xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng vĩ đại, kiệt xuất. Đó là những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình, tính cách và lòng quả cảm, khồng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt có học thức sâu rộng. Trên lĩnh vực triết học, chính trị đã xuất hiện nhiều nhân vật vĩ đại mở đường cho sự phát triển triết học, chính trị cận đại. Còn ở khoa học tự nhiên cũng xuất hiện nhiều phát kiến vĩ đại, như học thuyết nhật tâm của Cô –péc-ních, học thuyết về sự tuần hoàn của máu của Xéc – vê. Cả triết học, chính trị và khoa học tự nhiên đã thách thức với giáo hội La Mã và nhiều người trong họ đã bị giáo hội khùng bố và giam cầm, giết chóc- không từ cả việc tàn ác dã man là thiêu sống họ như trường hợp của Xéc – vê, và Gioóc-đa-nô Bru-nô …
Nhưng cũng chính từ đó trở đi thì triết học, chính trị với sự mở đường của Machiavel, và khoa học tự nhiên với sự tiên phong Cô-péc-ních đã bắt đầu được giải phóng khỏi thần học, đặt nền móng vững chắc cho nền văn minh thời kỳ ánh sáng,