Tác giả: -N3- Nguyễn Ngọc René
?? KHOÁC Áo Tù Binh??
{ Cuộc đời thật của -N3- }
Niềm sâu thẳm đáy lòng chưa ngỏ
Sinh viên buồn bày tỏ bảy lăm (1)
Mộng tàn lên núi xa xăm
Tù binh khoác áo mẹ thăm não nùng
*
Tội chống đối bị lùng bắt được
Theo tàn quân ngang ngược chẳng tuân
Hàm Tân dừng bước lẫn chân
Cà Ton học tập bao lần làm nương (2)
*
Cùng phá rẫy làm vườn trồng trọt
Nỗi gian lao dịu ngọt đâu nào
Cuối tuần chính trị thêm vào
Học sao cho thấm lời chào về quê
*
Ta chỉ kể thảm thê lịch sử
Một kiếp đời đã trữ tâm tư
Tin đồn đốt phá sách thư
Bắt luôn quân ngụy hầu như hoàn toàn
*
Xong đến lượt tập đoàn xưa cũ
Cả sinh viên phải đủ tập trung
Nghe xong chán nản não nùng
Nên cùng chúng bạn ùn ùn đi xa
*
Nơi ta đến sương sa rừng núi
Đất ngậm ngùi nhục tủi tàn quân
Bao vây đường cuối phải tuân
Đầu hàng quăng bỏ áo quần đưa tay
*
Là lịch sử nói ngay sau trước
Lệnh khoan hồng đất nước vị tha
Bình Minh cải tạo được ra (3)
Về nhà học lại nên hoa thầy làng
*
Môn văn dạy thênh thang một thuở
Lại tìm đường không ở quê nhà
Vượt biên tay lái gọi là
Tài công ghe chở khẫm đà trước sau (4)
*
Đời tự sự kể mau sao hết
Trước sau gì cũng chết một ngày
Xin đừng phê phán lòng ngay
Những điều vừa viết không sai với lòng...
*
Bao năm tháng say nồng xứ lạ
Ở xứ người nhưng dạ quê ta
Cơm no áo ấm thiệt là
Sướng vui vật chất nề hà điều chi
*
Có ai biết điều gì thảm não
Trong lòng ta như bão không nguôi...
Tự do hạnh phúc mà thôi
Nỗi niềm thống khổ chưa phôi trong lòng
*
Niềm thống khổ ươm nồng trong dạ
Trên xứ người man dã quê ta
Xưa kia đô hộ quê cha
Vậy mà hạnh phúc cùng là tự do...
(1) 1975
(2) Cà Ton : núi tên Cà Ton , thuộc huyện Hàm Tân.
(3) Bình Minh : Trại cải tạo tên Bình Minh
(4) Tài công : người lái tàu.
-N3- Nguyễn Ngọc René 30/04/2015
{{{{ Sáu tháng sau khi bị bắt...Mẹ leo núi đến thăm...Vừa ôm con vừa khóc nức nở : " Khó khăn lắm mới cho con ăn học đậu tú tài , làm sinh viên để cuối cùng trở thành là tù binh , dẫu chưa từng đi 1 ngày lính sao con..."
Lần đầu tiên trong đời cắt cỏ non, luột ..độn cơm cho no.
không có một sự thống khổ , thê lương ,thảm não ...nào hơn là "SỐNG TỰ DO và HẠNH PHÚC" đúng với ý nghĩa , trên một đất nước đã từng xâm lược ,chà đạp , man rợ, kìm kẹp ... trên quê hương ta ...N3 }}}}
{ Cuộc đời thật của -N3- }
Niềm sâu thẳm đáy lòng chưa ngỏ
Sinh viên buồn bày tỏ bảy lăm (1)
Mộng tàn lên núi xa xăm
Tù binh khoác áo mẹ thăm não nùng
*
Tội chống đối bị lùng bắt được
Theo tàn quân ngang ngược chẳng tuân
Hàm Tân dừng bước lẫn chân
Cà Ton học tập bao lần làm nương (2)
*
Cùng phá rẫy làm vườn trồng trọt
Nỗi gian lao dịu ngọt đâu nào
Cuối tuần chính trị thêm vào
Học sao cho thấm lời chào về quê
*
Ta chỉ kể thảm thê lịch sử
Một kiếp đời đã trữ tâm tư
Tin đồn đốt phá sách thư
Bắt luôn quân ngụy hầu như hoàn toàn
*
Xong đến lượt tập đoàn xưa cũ
Cả sinh viên phải đủ tập trung
Nghe xong chán nản não nùng
Nên cùng chúng bạn ùn ùn đi xa
*
Nơi ta đến sương sa rừng núi
Đất ngậm ngùi nhục tủi tàn quân
Bao vây đường cuối phải tuân
Đầu hàng quăng bỏ áo quần đưa tay
*
Là lịch sử nói ngay sau trước
Lệnh khoan hồng đất nước vị tha
Bình Minh cải tạo được ra (3)
Về nhà học lại nên hoa thầy làng
*
Môn văn dạy thênh thang một thuở
Lại tìm đường không ở quê nhà
Vượt biên tay lái gọi là
Tài công ghe chở khẫm đà trước sau (4)
*
Đời tự sự kể mau sao hết
Trước sau gì cũng chết một ngày
Xin đừng phê phán lòng ngay
Những điều vừa viết không sai với lòng...
*
Bao năm tháng say nồng xứ lạ
Ở xứ người nhưng dạ quê ta
Cơm no áo ấm thiệt là
Sướng vui vật chất nề hà điều chi
*
Có ai biết điều gì thảm não
Trong lòng ta như bão không nguôi...
Tự do hạnh phúc mà thôi
Nỗi niềm thống khổ chưa phôi trong lòng
*
Niềm thống khổ ươm nồng trong dạ
Trên xứ người man dã quê ta
Xưa kia đô hộ quê cha
Vậy mà hạnh phúc cùng là tự do...
(1) 1975
(2) Cà Ton : núi tên Cà Ton , thuộc huyện Hàm Tân.
(3) Bình Minh : Trại cải tạo tên Bình Minh
(4) Tài công : người lái tàu.
-N3- Nguyễn Ngọc René 30/04/2015
{{{{ Sáu tháng sau khi bị bắt...Mẹ leo núi đến thăm...Vừa ôm con vừa khóc nức nở : " Khó khăn lắm mới cho con ăn học đậu tú tài , làm sinh viên để cuối cùng trở thành là tù binh , dẫu chưa từng đi 1 ngày lính sao con..."
Lần đầu tiên trong đời cắt cỏ non, luột ..độn cơm cho no.
không có một sự thống khổ , thê lương ,thảm não ...nào hơn là "SỐNG TỰ DO và HẠNH PHÚC" đúng với ý nghĩa , trên một đất nước đã từng xâm lược ,chà đạp , man rợ, kìm kẹp ... trên quê hương ta ...N3 }}}}