Hụt Hẫng

Tác giả: Thiết Dương

HỤT HẪNG
(Bát tiểu đối, giao cổ đối, đương đối, NĐT)

Tiếc mãi thương hoài kỉ niệm xưa
Dòng soi bóng ngã rặng cau dừa
Hôm từ giã bạn nhòa môi héo
Lệ ướt vai gầy buổi tiễn đưa
Ngẫm đớn đau tình tiu nghỉu mộng
Đành dang dở thật xót xa thừa
Em ngần ngại gửi lời nhung nhớ
Để lắt lay rồi hụt hẫng chưa

Thiet Duong_ 05.11.2014

P/s:

1/ BÁT TIỂU ĐỐI: Mỗi câu đều có tiểu đối
Câu 1: Tiếc mãi - Thương hoài
Câu 2: Dòng soi - Bóng ngã
Câu 3: Bạn nhòa - Môi héo
Câu 4: Lệ ướt - Vai gầy
Câu 5: Đớn đau tình - Tiu nghỉu mộng
Câu 6: Dang dở thật - Xót xa thừa
Câu 7: Em ngần ngại - Lời nhung nhớ
Câu 8: Lắt lay rồi - Hụt hẫng chưa

2/ GIAO CỔ ĐỐI: Cặp thực:
Hôm từ giã - đối chéo xuống với Buổi tiễn đưa
Lệ ướt vai gầy - đối chéo lên vối Bạn nhòa môi héo

3/ ĐƯƠNG ĐỐI: Cặp luận
2 cặp từ: Tình - Thật; Mộng - Thừa = bất đối, nhưng trong 2 câu đều có nội đối => ứng với phép Tựu cú đối (còn gọi chung là đương đối)

4/ Ngũ độ thanh:
Trong mỗi câu không lặp lại 2 thanh trắc giống nhau, và hai từ cùng thanh huyền (hoặc thanh ngang) không được đi kề nhau -> Thể thơ này đòi hỏi phải đảo thanh dấu liên tục, làm giàu nhạc điệu. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là bị hạn chế từ ngữ. Không thể dùng được các từ láy rất hay như: óng ánh, lấp lánh, bâng khuông, thênh thang...
Chưa phân loại
Uncategorized