Tác giả: Nguyễn Gia Linh
- Tên thật : Nguyễn Hữu Tính, sinh năm 1939 tại Trảng Bàng (Tây Ninh)
- Tốt nghiệp Tiến sĩ Đệ Tam Cấp về Hóa Học tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn năm 1968
- Giảng Nghiệm viên rồi Giảng sư Ủy nhiệm tại ĐHKH từ 1963-1974
- Năm 1974 được học bổng Nghiên cứu tại Pháp (Bordeaux)
- Năm 1978 Tiến sĩ Quốc gia về Hóa Học tại Bordeaux
- Năm 1987 Nghiên cứu tại IBM Almaden research Center, San Jose (Californie)
- Năm 1994 Nghiên cứu sư (Directeur de Recherche au CNRS, 1ère classe), nghiên cứu về Hóa Học và hướng dẫn sinh viên Tiến sĩ tại Centre de Recherche Paul Pascal (Bordeaux)
- Năm 1996 Tiến sĩ Danh Dự tại Đại Học Kỹ Thuật Lisbonne (Bô Đào Nha)
Đã xuất bản
:
Thơ :
- Tiếng Lòng NXBVN (1999)
- Dấu Chân Kỷ Niệm NXBVN (2000)
- Đàn xưa Nhà xuất bản Song Linh , Bordeaux (2001)
- Tĩnh Thức (Thơ Đường) Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2002)
- Chiếc Thuyền viễn xứ : Thơ Song Ngữ, Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2003)
- Sao Như : Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2003)
- Như giấc mơ qua : Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2004)
-
Truyện Thơ :
- Lệ Chi hận sử : NXBVN (2002)
***
Vài nhận xét về Thi Phẩm - trường thiên Lệ Chi hận sử của
Nguyễn Gia Linh
Thẩm Thệ Hà
“Lệ Chi Viên” đã đi vào Văn Học Việt Nam bằng con đường huyền thoại và dã sử để diễn tả nỗi oan trái của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ thành những trang ký ức não nùng của thời Lê đầy bi thương thảm khốc.
Mãi đến nay, qua thi phẩm trường thiên “Lệ Chi hận sử”, Nguyễn Gia Linh mới phá tan những làn sương mù dày đặc bao phủ cả bao nhiêu triều đại nhà Lê, trung thành với sự thật lịch sử , soi sáng những tấm gương trung can, tiết liệt, phản ảnh sự thối tha mục nát của chế độ phong kiến Việt Nam từ cung đình đến xã hội.
Thi sĩ Nguyễn Gia Linh, tên thật là Nguyễn Hữu Tính, vốn là Tiến sĩ Khoa học, hiện là giám đốc khảo cứu khoa học tại Trung Tâm Paul Pascal ở Bordeaux, Pháp quốc. Một tiến sĩ khoa học mà lại tha thiết yêu thơ, say mê làm thơ với nhiều sáng kiến tân kỳ, độc đáo. Tất nhiên nhàkhoa học thi sĩ nhìn sự kiện lịch sử đã qua vừa với cặp mắt khoa học vừa với cặp mắt nhà thơ, lý trí và tình cảm hòa quyện với nhau một cách chân thật, chân tình và nhạy bén, sắc sảo và thâm thúy. Do đó những sự kiện lịch sử lệch lạc bị phá vở, trả lại lịch sử những sự kiện trung thực, dù quá ảm đạm thê lương. Những huyền thoại huyền hoặc nhầm phụ họa với thế lực phong kiến tàn ác hảm hại trung thần, lủng đoạn triều ca, nắm hết uy quyền để mặc sức làm mưa làm gió.
Tác giả Lệ Chi hận sử đã làm nổi bật nhiều điểm đặc biệt:
Về nội dung, tác giả cực lực đả phá chế độ phong kiến mục nát thời Lê từ thời Lê Lợi đăng quang lên ngôi lấy danh hiệu là Lê Thái Tổ (1428) đến triều Lê Thánh Tông cải tiến đất nước về mọi mặt và đã tẩy oan trả lại danh dự cho gia tộc Nguyễn Trãi (1465).
Tác giả đã gián tiếp phủ nhận quan niệm: “Công thành, danh toại, thân thoái, thiên chi đạo” của Tiên đạo mà từ xưa nhiều học giả đã gán cho Nguyễn Trãi khi về ẩn dật ở Côn Sơn. Thật ra, mặc dầu bối cảnh lịch sử có giống nhau, chế độ phong kiến thời lập quốc của Lê Thái Tổ, nhưng Nguyễn Trãi không hề noi gương Trương Lương Công thành, thân thoái , rủ áo từ quan, lên núi tu tiên, thảnh thơi tự toại. Trái lại, Nguyễn Trãi nhiệt tâm yêu nước, mặc dù chịu nhiều gian khổ, bị bạc đải hà khắc, bị vu oan giá họa, vẫn tận trung với nước, đem hết tài ba ra phụng sự đất nước đến hơi thở cuối cùng, đến nỗi phải mang cái án oan bị tru di tam tộc.
Thi sĩ đã ca ngợi Nguyễn Trãi qua mấy vần thơ vô cùng hàm súc:
Mấy ai đáng mặt công thần
Phò vua, dựng nước, dạy dân, giúp đời
Côn Sơn non nước tuyệt vời
Hương danh Nguyễn Trãi ngàn đời còn lưu
Mặt khác, tác giả bài bác huyền thoại Rắn thần báo oán mà bọn tham quyền lủng đoạn triều ca thêu dệt để lấy cớ vu oan cho Nguyễn Thị Lộ là rắn thần tái sanh để trả thù Nguyễn Trãi đã vô tình sát hại gia đình rắn của mình. Dưới nhãn quan của nhà khoa học, làm gì có chuyện huyền hoặc, nhảm nhí, dị đoan ấy. Và tác giả đã trung thực chứng minh Nguyễn Thị Lộ là một nhân tài lỗi lạc, đã sát cánh cùng chồng chiến đấu chống xâm lăng khi giặc Minh xâm lấn, chiến đấu chống áp bức, bất công của bọn lộng quyền, bọn gian thần sủng nịnh. Tác giả đã hùng hồn biện minh cho hành động trung trinh tiết liệt của Nguyễn Thị Lộ, đem hết tài ba và tâm huyết ra phụng sự Tổ quốc, cứu chồng thoát khỏi vòng lao lý, cứu Ngọc Dao ra khỏi hang hùm ổ rắn để sau nầy đưa Thái Tử Tư Thành về lên ngôi Hoàng Đế , lấy danh hiệu Lê Thánh Tông, một vì vua anh minh, giải oan cho Nguyễn Trãi, một vì vua lập lại kỹ cương mới cho Lê triều, một nhà vua được Văn học sử Việt Nam ghi danh là Tao Đàn Nguyên soái của Tao đàn Nhị Thập Bát tú.
Tác giả ca ngợi anh thư Nguyễn Thị Lộ qua nhiều vần thơ thống thiết nhưng hào hùng, lâm ly nhưng đầy chính khí:
Bên vầng dương sáng, bóng giai nhân
Tranh đấu, xông pha lướt bụi trần
Kháng chiến bao năm ghi tích sử
Lễ Nghi một thuở giúp minh quân
Đông Triều manh chiếu, hương loang nhẹ
Trại Vải ly cung, tiếng lạnh dần
Khí tiết, sắc tài ai dám sánh
Sao làm hoen ố kiếp hồng nhan?
(Khóc Lễ Nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ)
Còn một đặc điểm về nghệ thuật tưởng cũng cần phản ảnh: đó là nghệ thuật sử dụng thể loại ngâm khúc để sáng tác truyện thơ trường thiên gồm 2652 câu thơ. Thể Ngâm khúc là loại thơ trường thiên song thất lục bát được Ôn Như Hầu sử dụng để sáng tác Cung oán ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm sử dụng để sáng tác Chinh Phụ ngâm. Thể thơ nầy có âm điệu ai oán não nùng, đúng chức năng diễn tả tâm sự bi thương của các cung nữ trong hậu cung hoặc các chinh phụ nhớ nhung mòn mỏi mong đợi chồng về. Các thi nhân ngày xưa thường dùng thể thơ trường thiên lục bát để sáng tác truyện thơ dài như Nguyễn Du viết truyện Thúy Kiều, Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên. Thể thơ nầy có chức năng kể chuyện chứa đựng nhiều tình tiết éo le gây cấn, hùng tráng hoặc bi thương, dễ lôi cuốn và gây xúc động người đọc.
Xưa nay, chưa nhà thơ nào dùng thể ngâm khúc để kể truyện thơ, thi sĩ Nguyễn Gia Linh là người đầu tiên phá lệ, dùng thể thơ nầy để sáng tác Lệ Chi hận sử. Thi sĩ muốn chọn cho mình một con đường nghệ thuật riêng, thể hiện bản sắc độc đáo riêng, văn phong sinh động, gợi cảm đầy ấn tượng.
Trên đây chỉ mới là những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với tinh thần cảm thụ văn học sâu sắc, chắc chắn các bạn yêu thơ khi thưởng thức bản trường ca: “Lệ Chi Hận sử” sẽ khám phá ra nhiều điều kỳ thú mới lạ, và tấm gương Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ ngàn đời sẽ xứng đáng là hào kiệt anh thư rạng ngời thanh sử.
Ngày 12-08-2001
Thẩm Thệ Hà
- Tốt nghiệp Tiến sĩ Đệ Tam Cấp về Hóa Học tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn năm 1968
- Giảng Nghiệm viên rồi Giảng sư Ủy nhiệm tại ĐHKH từ 1963-1974
- Năm 1974 được học bổng Nghiên cứu tại Pháp (Bordeaux)
- Năm 1978 Tiến sĩ Quốc gia về Hóa Học tại Bordeaux
- Năm 1987 Nghiên cứu tại IBM Almaden research Center, San Jose (Californie)
- Năm 1994 Nghiên cứu sư (Directeur de Recherche au CNRS, 1ère classe), nghiên cứu về Hóa Học và hướng dẫn sinh viên Tiến sĩ tại Centre de Recherche Paul Pascal (Bordeaux)
- Năm 1996 Tiến sĩ Danh Dự tại Đại Học Kỹ Thuật Lisbonne (Bô Đào Nha)
Đã xuất bản
:
Thơ :
- Tiếng Lòng NXBVN (1999)
- Dấu Chân Kỷ Niệm NXBVN (2000)
- Đàn xưa Nhà xuất bản Song Linh , Bordeaux (2001)
- Tĩnh Thức (Thơ Đường) Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2002)
- Chiếc Thuyền viễn xứ : Thơ Song Ngữ, Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2003)
- Sao Như : Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2003)
- Như giấc mơ qua : Nhà xuất bản Song Linh, Bordeaux, (2004)
-
Truyện Thơ :
- Lệ Chi hận sử : NXBVN (2002)
***
Vài nhận xét về Thi Phẩm - trường thiên Lệ Chi hận sử của
Nguyễn Gia Linh
Thẩm Thệ Hà
“Lệ Chi Viên” đã đi vào Văn Học Việt Nam bằng con đường huyền thoại và dã sử để diễn tả nỗi oan trái của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ thành những trang ký ức não nùng của thời Lê đầy bi thương thảm khốc.
Mãi đến nay, qua thi phẩm trường thiên “Lệ Chi hận sử”, Nguyễn Gia Linh mới phá tan những làn sương mù dày đặc bao phủ cả bao nhiêu triều đại nhà Lê, trung thành với sự thật lịch sử , soi sáng những tấm gương trung can, tiết liệt, phản ảnh sự thối tha mục nát của chế độ phong kiến Việt Nam từ cung đình đến xã hội.
Thi sĩ Nguyễn Gia Linh, tên thật là Nguyễn Hữu Tính, vốn là Tiến sĩ Khoa học, hiện là giám đốc khảo cứu khoa học tại Trung Tâm Paul Pascal ở Bordeaux, Pháp quốc. Một tiến sĩ khoa học mà lại tha thiết yêu thơ, say mê làm thơ với nhiều sáng kiến tân kỳ, độc đáo. Tất nhiên nhàkhoa học thi sĩ nhìn sự kiện lịch sử đã qua vừa với cặp mắt khoa học vừa với cặp mắt nhà thơ, lý trí và tình cảm hòa quyện với nhau một cách chân thật, chân tình và nhạy bén, sắc sảo và thâm thúy. Do đó những sự kiện lịch sử lệch lạc bị phá vở, trả lại lịch sử những sự kiện trung thực, dù quá ảm đạm thê lương. Những huyền thoại huyền hoặc nhầm phụ họa với thế lực phong kiến tàn ác hảm hại trung thần, lủng đoạn triều ca, nắm hết uy quyền để mặc sức làm mưa làm gió.
Tác giả Lệ Chi hận sử đã làm nổi bật nhiều điểm đặc biệt:
Về nội dung, tác giả cực lực đả phá chế độ phong kiến mục nát thời Lê từ thời Lê Lợi đăng quang lên ngôi lấy danh hiệu là Lê Thái Tổ (1428) đến triều Lê Thánh Tông cải tiến đất nước về mọi mặt và đã tẩy oan trả lại danh dự cho gia tộc Nguyễn Trãi (1465).
Tác giả đã gián tiếp phủ nhận quan niệm: “Công thành, danh toại, thân thoái, thiên chi đạo” của Tiên đạo mà từ xưa nhiều học giả đã gán cho Nguyễn Trãi khi về ẩn dật ở Côn Sơn. Thật ra, mặc dầu bối cảnh lịch sử có giống nhau, chế độ phong kiến thời lập quốc của Lê Thái Tổ, nhưng Nguyễn Trãi không hề noi gương Trương Lương Công thành, thân thoái , rủ áo từ quan, lên núi tu tiên, thảnh thơi tự toại. Trái lại, Nguyễn Trãi nhiệt tâm yêu nước, mặc dù chịu nhiều gian khổ, bị bạc đải hà khắc, bị vu oan giá họa, vẫn tận trung với nước, đem hết tài ba ra phụng sự đất nước đến hơi thở cuối cùng, đến nỗi phải mang cái án oan bị tru di tam tộc.
Thi sĩ đã ca ngợi Nguyễn Trãi qua mấy vần thơ vô cùng hàm súc:
Mấy ai đáng mặt công thần
Phò vua, dựng nước, dạy dân, giúp đời
Côn Sơn non nước tuyệt vời
Hương danh Nguyễn Trãi ngàn đời còn lưu
Mặt khác, tác giả bài bác huyền thoại Rắn thần báo oán mà bọn tham quyền lủng đoạn triều ca thêu dệt để lấy cớ vu oan cho Nguyễn Thị Lộ là rắn thần tái sanh để trả thù Nguyễn Trãi đã vô tình sát hại gia đình rắn của mình. Dưới nhãn quan của nhà khoa học, làm gì có chuyện huyền hoặc, nhảm nhí, dị đoan ấy. Và tác giả đã trung thực chứng minh Nguyễn Thị Lộ là một nhân tài lỗi lạc, đã sát cánh cùng chồng chiến đấu chống xâm lăng khi giặc Minh xâm lấn, chiến đấu chống áp bức, bất công của bọn lộng quyền, bọn gian thần sủng nịnh. Tác giả đã hùng hồn biện minh cho hành động trung trinh tiết liệt của Nguyễn Thị Lộ, đem hết tài ba và tâm huyết ra phụng sự Tổ quốc, cứu chồng thoát khỏi vòng lao lý, cứu Ngọc Dao ra khỏi hang hùm ổ rắn để sau nầy đưa Thái Tử Tư Thành về lên ngôi Hoàng Đế , lấy danh hiệu Lê Thánh Tông, một vì vua anh minh, giải oan cho Nguyễn Trãi, một vì vua lập lại kỹ cương mới cho Lê triều, một nhà vua được Văn học sử Việt Nam ghi danh là Tao Đàn Nguyên soái của Tao đàn Nhị Thập Bát tú.
Tác giả ca ngợi anh thư Nguyễn Thị Lộ qua nhiều vần thơ thống thiết nhưng hào hùng, lâm ly nhưng đầy chính khí:
Bên vầng dương sáng, bóng giai nhân
Tranh đấu, xông pha lướt bụi trần
Kháng chiến bao năm ghi tích sử
Lễ Nghi một thuở giúp minh quân
Đông Triều manh chiếu, hương loang nhẹ
Trại Vải ly cung, tiếng lạnh dần
Khí tiết, sắc tài ai dám sánh
Sao làm hoen ố kiếp hồng nhan?
(Khóc Lễ Nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ)
Còn một đặc điểm về nghệ thuật tưởng cũng cần phản ảnh: đó là nghệ thuật sử dụng thể loại ngâm khúc để sáng tác truyện thơ trường thiên gồm 2652 câu thơ. Thể Ngâm khúc là loại thơ trường thiên song thất lục bát được Ôn Như Hầu sử dụng để sáng tác Cung oán ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm sử dụng để sáng tác Chinh Phụ ngâm. Thể thơ nầy có âm điệu ai oán não nùng, đúng chức năng diễn tả tâm sự bi thương của các cung nữ trong hậu cung hoặc các chinh phụ nhớ nhung mòn mỏi mong đợi chồng về. Các thi nhân ngày xưa thường dùng thể thơ trường thiên lục bát để sáng tác truyện thơ dài như Nguyễn Du viết truyện Thúy Kiều, Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên. Thể thơ nầy có chức năng kể chuyện chứa đựng nhiều tình tiết éo le gây cấn, hùng tráng hoặc bi thương, dễ lôi cuốn và gây xúc động người đọc.
Xưa nay, chưa nhà thơ nào dùng thể ngâm khúc để kể truyện thơ, thi sĩ Nguyễn Gia Linh là người đầu tiên phá lệ, dùng thể thơ nầy để sáng tác Lệ Chi hận sử. Thi sĩ muốn chọn cho mình một con đường nghệ thuật riêng, thể hiện bản sắc độc đáo riêng, văn phong sinh động, gợi cảm đầy ấn tượng.
Trên đây chỉ mới là những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với tinh thần cảm thụ văn học sâu sắc, chắc chắn các bạn yêu thơ khi thưởng thức bản trường ca: “Lệ Chi Hận sử” sẽ khám phá ra nhiều điều kỳ thú mới lạ, và tấm gương Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ ngàn đời sẽ xứng đáng là hào kiệt anh thư rạng ngời thanh sử.
Ngày 12-08-2001
Thẩm Thệ Hà