Tản Mạn Bốn Mùa (2)

Tác giả: Lê Đức

Còn nếu nói về bốn mùa trong lĩnh vực hội họa thì còn nhiều cái để nói. Từ lâu, chắc đã từ triệu năm trước, khi mà con người bắt đầu xuất hiện, người cổ đại đầu tiên tiến hóa từ vượn cổ. Lúc đó người ta đã biết khắc lên trên những vách đá như một cách ghi lại một sự kiện hoặc để cho con cháu đời sau biết đến đời trước, và tranh vẽ cũng không nằm ngoại lệ. Thời đó người ta đã dùng đá để khắc và vẽ lên đá, những vật thô cứng, rồi sau này khi tiến hóa hơn một chút họ đã biết cách pha màu bằng cách lấy máu của con vật làm màu đỏ, lấy lá cây pha nhuyễn ra nước làm màu xanh, lấy màu hoa tím ép ra làm màu tím,... Và còn nhiều cách để tạo ra màu sắc khác nhau. Từ triệu năm về trước, người ta đã phát hiện trong các hang động những dấu vết của người tiền sử về tranh vẽ và đồ dùng sinh hoạt, trang sức, công cụ lao động. Nhưng có lẽ, tranh vẽ là nhiều nhất, hầu như người ta đều phát hiện khắp các hang đá nơi mà người tổ tiên ta từng ở có rất nhiều tranh khắc đá tả lại cảnh sinh hoạt đánh bắt của người đồ đá thời bấy giờ. Không chỉ thế, họ còn biết dùng màu để vẽ lên những cảnh vật bốn mùa, tượng trưng cho xuân hạ thu đông. Đó là cảnh vật tươi tốt của mùa xuân khi hoa màu nở rộ, nắng ấm dịu dàng. Đó là cảnh mùa hạ với cái nóng khô cằn, và mọi vật bị khô lại. Rồi lại là mùa thu mát mẻ và sau đó đến mùa đông lạnh giá, sinh vật chết rất nhiều. Điều đó cho thấy rằng người xưa, tổ tiên của chúng ta từ lâu đã có sự cảm nhận bốn mùa rất rõ rệt, và họ muốn ghi lại cảnh vật bốn mùa đó cho con cháu đời sau biết đến cũng như là bằng chứng cho thấy họ đã tồn tại trên trái đất này. Đến thời kì nghệ thuật phát triển rực rỡ, thời kì phục hưng ở châu âu, các nhà hoạ sĩ cũng đã vẽ lại tranh ảnh xoay quanh chủ đề bốn mùa, lúc đó nghệ thuật hội họa được đặt lên hàng đầu với những bức họa cực kì xuất sắc. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc và Nhật Bản, và một số nước ở Phương Đông khác cũng đã nở rộ việc vẽ tranh khắc họa bốn mùa, chắc không ai lại không biết đến tranh vẽ của Trung Quốc, ở đất nước này, thời phong kiến vua chúa rất ưa chuộng những bức tranh đẹp, và đặc biệt đó lại là những bức tranh tả cảnh thiên nhiên kì ảo, người Trung Quốc quan niệm rằng, trong tranh của họ phải có núi và sông hồ. Vì vậy mà đa số các tác phẩm nghệ thuật đều lấy cảm hứng từ núi rừng ở phía tây Trung Quốc, nơi có những dãy núi cao đồ sộ, không chỉ thế đôi khi điểm nhấn của bức tranh lại là cảnh vật miêu tả bốn mùa. Nhắc đến cảnh vật bốn mùa mà nổi tiếng nhất phải kể đến tứ tượng trong dân gian Trung Quốc, nó được gọi là tranh tứ bình, tứ bình là tranh vẽ lại cảnh vật bốn mùa trong năm, trong tranh thường sẽ vẽ bốn loại cây, tượng trưng cho bốn mùa quanh năm đó là đào, lan, cúc, trúc đôi khi trúc thì sẽ thay cho tùng.
Đào là ý nói mùa xuân, hoa Đào là biểu tượng của mùa xuân – một mùa tràn đầy sức sống. Đào là loại cây sai hoa với cánh hoa có cấu trúc thanh nhã, màu sắc dịu dàng, cho dù là hồng thẫm hay hồng nhạt. Tuy hoa có nét đẹp thanh tao và đời sống ngắn ngủi, nhưng đào lại là loại cây chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Vì vậy, đào đã chiếm một địa vị đặc biệt trong lòng người yêu hoa. Cổ nhân thường xem hoa đào là loại hoa xứng đáng để hiện diện ở những nơi cao nhã hay chốn bồng lai, tiên cảnh. Trúc đại diện cho mùa Hạ. Cây trúc là một cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé. Vì vậy Trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi lời cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại. Cũng như một người quân tử, hoa trúc chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đây là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.Hoa Cúc thì tượng trưng cho mùa Thu. Hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà. Trong bộ tứ quý, hoa Lan là biểu tượng của mùa đông. Là loài hoa biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khiết. Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thuỷ. Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hảo trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.

Bốn loại cây này đều được người Trung Quốc xem trọng, bốn loại cây này cũng tượng trưng cho bốn phẩm chất mà người nam nhi phải có. Hoa Đào (Mai) thì được cổ nhân xem như tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh bạch. Hương thơm của mai nhẹ nhàng như tấm lòng người quân tử có tâm hồn trong sáng, tâm như bình tịnh thủy. Hoa Lan được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hương, cổ nhân cho rằng, trồng lan và chăm sóc lan là cả một quá trình tu dưỡng bản thân, bồi trồng hoa lan chính là bồi trồng phẩm chất và nhân cách của văn sỹ quân tử. Hoa Cúc, loài hoa được mệnh danh là Hoàng hoa của Trung Quốc, khi vào tiết trời thu se lạnh, vạn mộc héo tàn, nhưng cúc lại sinh sôi đua hoa khoe sắc, chứng tỏ ẩn chứa chân khí của trời đất. Dụng ý rằng, bản lĩnh của một bậc anh hào phải lấy Đức là cốt cách chân tính của mình, thì mới tạo ra được sự cao quý riêng biệt. Nếu hoa mai được xem là giai nhân thì trúc được người xưa xem là một bậc quân tử, vì Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, ý nói tới người biết sử dụng cương và nhu là người tài giỏi, đổ mà không gãy, trúc rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không nhìn thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi của bản thân, không mê đắm quyền vị, vật chất, đạm bạc thanh cao trừ nhục dục. Bởi thế mà cây trúc đã từng đi vào thơ Đường như sau.

“Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
Lập căn nguyên tại phá nham trung.
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính,
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong.”

Tôi có quen một ông bạn làm nghề họa sĩ, nói là họa sĩ cũng không hẳn vì ông hay thích vẽ tranh bán nên người ta thường hay gọi thế cho oai chứ thật ra ông làm thầy giáo, ông rất ưa thích các loại tranh về phong cảnh, đặc biệt là cảnh vật quê hương đất nước, vì thế mà tranh của ông luôn có cái hồn quê rất lạ mà mỗi khi người xa quê thưởng lãm đều có cảm giác nhớ nhà, nhớ cái cội nguồn dân tộc. Tôi nhớ có lần ông nói vui với tôi như thế này. “Vẽ tranh muốn đẹp và có hồn thì anh phải biết cách đặt cái tâm và cảm xúc của mình vào, muốn vẽ được cảnh quê hương đất nước thì mình phải hiểu về nơi mình sinh ra và lớn lên đã, đó mới chính là cội nguồn của mình. Còn vẽ tranh mà chỉ để chơi thì khó mà bắt được cái cảm xúc của người xem lắm.” Câu nói đó luôn làm tôi suy nghĩ, tuy là không phải một họa sĩ thực thụ nhưng có lẽ ông cũng đã thấm nhuần cái tư tưởng vẽ tranh của mấy cụ nhà ta rồi, bởi vậy mà mỗi lần tranh ông bán ra là thu về cả đống bạc, có khi là được xuất khẩu ra nước ngoài không chừng. Có lẽ trong các loại hình nghệ thuật tôi thấy hội họa là cách mà người ta truyền tải thông điệp hay nhất, vì khi đó người xem tranh không chỉ hiểu về tranh, hiểu được tranh muốn nói gì mà còn hiểu luôn cái ấn ý của tác giả gửi gắm vào đó nữa, đến lúc đó tranh mà họ vẽ ra sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Một lần khác tôi đến nhà ông chơi, đó là một chiều cuối thu, gió thổi nhẹ không lạnh lắm, một ngày đáng để cho ta ngắm cái tiết trời mùa thu dịu dàng có vài tia nắng xen qua kẽ lá. Lúc đó là ba giờ chiều, tôi rảo bước trên con đường cũ dẫn đến nhà ông, hai hàng cây bên đường đã gần xong quá trình thay lá, những chiếc lá vàng rơi khắp phố tạo thành những vạt màu vàng rất đẹp, nhiều khi phải chờ đến một cơn gió thổi qua mấy tán cây mới hiểu hết cái đẹp của nó, đó là một rừng mưa lá bay. Khi tôi đến gặp ông, thì ông đang bận vẽ cho một vị khách quen, nên ông tiếp tôi hơi trễ nhưng không sao vì tôi cũng cảm thông cho cái nghề của ông, vì ông không thể nào bỏ dở bức vẽ nào được, một khi ông vẽ là một khi ông đặt hết cái tâm và cái trí mình vào chỗ công việc nghệ thuật này, ông không bao giờ cho mình trì hoãn công việc dù chỉ một phút, nên mỗi lần tôi đến thì cũng y như rằng là rất lâu sau ông mới ra phòng khách gặp tôi. Nhà ông không giàu mà cũng không nghèo, có lẽ chỉ là khá giả, việc bán tranh có khi cũng giúp ông khá hơn xưa nhưng không vì thế mà ông cho là mình giàu có. Tính ông thì hiền lành nhưng thẳng thắn mà đôi khi làm cho người ta phải khó chịu, nhưng cái đó thì tôi ủng hộ, thẳng thắn thì mới biết cái sai để mình sửa đổi để tốt hơn thôi. Quay lại câu chuyện của ông, thì hôm đó tôi ngồi uống trà lúc đợi, tôi tình cờ thấy trên gian nhà chính có treo một bức tranh tứ bình rất ưa là đẹp, tranh loại khổ A1 được đúc khung sắt mạ vàng rất đẹp, tôi có lại để xem kĩ bức tranh, đúng là một kiệt tác. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, nhìn sơ thì hình như không phải ông vẽ, vì tôi quá hiểu cái phong cách vẽ tranh của ông rồi, nên không biết đây là tranh của họa sĩ nào? Liệu họ có giỏi bằng hay giỏi hơn ông không? Nhưng theo tôi thấy đây không phải là một bức tranh tầm thường đâu, vì màu sắc rất chi là bắt mắt và đường nét không gây cho người ta cái cảm giác bị rối, nó cũng phải xếp vào hàng tuyệt mỹ không chừng. Lúc lâu sau, khi ông đã vẽ xong, ông ra nói chuyện với tôi thì tôi có dịp được hỏi ông về bức tranh đó, thì được biết đó là bức tranh tứ bình được một họa sĩ người gốc Quảng Đông bên Trung Quốc vẽ, nhưng tiếc là thế giới chỉ còn ba bức như thế, và ông đang sở hữu một trong ba bức đó, tui có hỏi về địa chỉ người vẽ để có khi qua Trung Quốc tôi có dịp đến thăm nhưng tiếc là tranh còn đó mà người đã đi xa rồi. Không giấu gì, ông nói ông đã bỏ một số tiền rất lớn để mua nó từ tay một ông bạn bên Pháp, bức tranh được bán đấu giá bởi các nhà yêu tranh bên Pháp và tiền đấu giá sẽ được chuyển đến các nước nghèo để làm từ thiện, may mắn là bạn ông đã mua được bức tranh đó, nhưng bạn ông lại đem bán lại với giá cao hơn, vì là một người ưa tranh nghệ thuật về phong cảnh mà ông đã bỏ ra số tiền như thế, và có khi số tiền đó là tiền mà ông bán tranh tích góp từ bốn năm năm qua không chừng để có thể sở hữu nó. Tôi rất là ngạc nhiên là một số tiền lớn như thế được bỏ ra chỉ để mua một bức tranh về để trưng trong nhà cho đẹp, vậy tại sao ông không mua một bức giống thế ở ngoài mấy chợ bán tranh có đầy, thì đến đây ông nói tôi không phải là một người am hiểu tranh rồi. Vì nếu chúng ta mua những bức tranh giống vậy ngoài chợ thì liệu cái chất liệu, đường nét có bằng được hàng thật không, chất lượng có được đảm bảo không, bởi thế mà ông luôn muốn mình tìm được những bức tranh có giá trị thực thụ hơn, khi bạn có một bức tranh có giá trị mà nó chỉ còn ba bức trên thế giới và được một họa sĩ chính gốc Trung Quốc vẽ thì lúc đó tôi nghĩ ông bạn tôi bỏ số tiền to đến thế ra thì cũng đáng lắm. Chiều tối hôm đó khi ra về tôi ở lại ngắm bức tranh thêm một chút nữa sau đó mới ra về hẳn, trên đường về nhà trong đầu tôi cứ hiện lên suy nghĩ rằng liệu người họa sĩ vẽ bức tranh tứ bình đó hình dáng ra làm sao, khuôn mặt có trạc tuổi như ông bạn mình không hay là già hơn, nhưng tôi chỉ biết rằng ông hoặc bà chắc hẳn là một họa sĩ lão làng rồi, và có lẽ đã nắm được các quy luật vẽ tranh phong cảnh từ lâu hoặc có thể là dòng dõi của một họa sĩ Hoàng tộc nào đó bên Trung Quốc thì cũng phải, và nếu ông hoặc bà còn sống tôi sẽ đến và xin chữ kí như một người hâm mộ thực thụ.
Chưa phân loại
Uncategorized