Tác giả: Việt Dương Nhân
"Vạn vật trần gian chỉ Vô-Thường
Sang hèn, vinh nhục tợ như sương
Thênh thang một cõi không biên-xứ
Tâm trí đâu còn cảnh vấn vương
Vũ trụ bao la trước gió chiều
Đưa về tâm-thức buổi cô liu
Vô-biên tâm-thức không bờ bến
Lẳng lặng trời xanh một cánh diều
Bóng sắc hợp tan con bèo nổi
Cái thân tứ đại có còn chi
Nhứt tâm nhập định vô sở hữu
Chẳng có của ta một thứ gì.
Ráng chiều lấp lánh sắc y-vàng
Nước biếc theo dòng bọt võ tan
Chân bước vân-du trời chạng vạng
Mắt nhìn phong cảnh lối mênh mang.
Tham mê năm quẩn thời sanh tử
Chẳng nhiễm sáu căn tức Niết-Bàn
Giáo hóa tùy duyên nào chướng ngại
Niềm vui tự tại giữa trần gian...’’.
(Trích ‘’Đạo Vàng Muôn Thuở - Đức Phật Thích Ca Đắc Đạo’’)
‘"TU LÀ GÌ ?’’
‘’Tu, nghĩa là sửa mình. Tu là giữ gìn thân khẩu ý được thanh tịnh, để nhằm loại bỏ tam độc tham-sân-si, và những tánh hư nghiệp xấu mà từ vô thủy kiếp đến nay mình đã mắc phải. Tu là để tâm bình thường thoải mái, để hơi thở nhẹ nhàng luôn giữ chánh niệm không để chút lãng xao, cũng là để cho không ô nhiểm chút bụi trần nào...
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ quá vui,
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui,
Mong sao giữ tâm không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui.
(... ...)
Ở đời sống đạo hãy tùy duyên
Tâm trí an vui chẳng lụy phiền
Ngoại cảnh sáu trần không dính mắc,
Nội tâm bát thức hãy điềm nhiên
Niệm tưởng khởi lên liền buông xả,
Chân tâm vắng lặng thấy bình yên,
Ấy là chân thật cho cuộc sống
Không bị lụy phiền cảnh đảo điên...’’.
(Trích ‘’Bước Chân Xuất Thế’’)
* * *
" Tâm Xả "
‘’Qua sông đã tới được bờ
Bờ bên kia đó bây giờ là đây
Ngoảnh nhìn chốn cũ ô hay
Đâu là bờ ở bên này bên kia ! 1’’
*
Ngồi ngẩn ngơ đưa mắt nhìn ánh nắng đầu xuân qua song cửa, mà lòng buồn hiu hắt. Rồi đứng dậy nhìn lên bàn thờ Phật :
‘’Rũ sạch mùi trần cơn gió thoảng,
Trắng phau lòng đạo lúc trăng lên’’
Lảm nhảm mấy câu thơ Thiền của Dương Bá Trạc, lòng tự nhủ : ‘’Mùi trần nặng quá, gió nào đủ mạnh để đưa qua sông nổi đây ? Còn ‘lòng đạo’ thì bị Vô-minh che khuất, bụi đời bám chặt... Biết bao giờ lau chùi cho ‘trắng phau’ ? Đôi khi chùi rửa sạch được vài ba phân, tưởng là giỏi lắm ! Rồi ỷ y, lơ đểnh bị nó đóng bám trở lại dầy năm, bảy tấc...’’.
Lòng mình vẫn thường cảnh giác, cố gắng ngăn chận là đừng để ‘’tám-ngọn-gió-đời làm chao động ngọn đèn tâm’’. Bởi khi nghe những lời khen, chê, chỉ trích, tân bốc... Bỗng sực nhớ đến bài thơ ‘’Gươm Tâm’’:
‘’Bấy lâu nắm lưỡi Gươm-Tâm
Chặt Anh tham dục, chặt Em tham tiền
Chặt bao tình ái cuồng điên
Chặt luôn những sợi ưu phiền đứt tan...2’’
Vậy mà đôi khi, chính tai nghe, hoặc ai nói lại những chuyện buồn-vui, làm tâm hồn cũng bị chao đảo đôi chút. Nhưng rồi kịp chụp nắm bắt ‘’cái tâm’’ lại. Bằng cách nghe ‘’Bát Nhã Tâm Kinh’’ và thụ trì quyển Kinh ‘’Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật’’. Thường nghiền ngẩm quyển ‘’Tứ Vô Lượng Tâm’’; Từ, Bi, Hỷ có phần dễ thực hành hơn Xả. Sau đây, kính xin mạng phép chép lại gởi đến quý vị đoạn đầu và bài ‘’Tâm Xả’’ :
‘’Sanh trong cảnh người thật hy hữu. Đời sống của chúng sanh quả là khốn khổ. Chớ để lỡ mất cơ hội này’’.
(Kinh Pháp Cú)
‘’Con người là một chúng sanh huyền-bí có nhiều tiềm-năng phi-thường.
Có hai năng lực trái ngược luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm trong mỗi người : một, hướng về cao thượng trong sạch, đặc tánh của các thánh nhân. Và một hướng về những điều tội lỗi, nhơ bẩn của kẻ sát nhân tàn bạo. Cả hai tiềm lực này đều có thể phát sanh bất ngờ với một sức mạnh vô cùng hùng hậu. Xuất xứ từ đâu ? Chúng ta không đặng rõ. Ta chỉ biết rằng nó luôn luôn nằm trong ta, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, tùy trường hợp.
Trong guồng máy phức tạp của con người, có cái tâm vô cùng dũng mãnh. Tâm chứa đựng một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu. Người biết vun bồi đức hạnh là một phước lành cho nhân loại. Kẻ bị tật xấu chi phối là một đại họa.
Những ai có chí hướng trở thành bậc vĩ nhân, cao thượng, và hữu ích, nhữnh ai muốn vượt lên đám đông quần chúng để phục vụ nhân loại bằng cách nêu gương lành trong sáng và ban bố những lời dạy hữu ích, những ai muốn tận dụng cơ hội quí báu được sanh làm người, đều hết sức gia công gội rửa những tật xấu còn lại và phát triển những đức hạnh đang ngủ ngầm trong tâm.
Khai thác hầm mỏ là một điều khó. Để tìm mỏ kim cương, mỏ dầu hay một nhiên liệu quí báu khác, con người phải tốn hao biết bao tiền của và công lao, phải trải qua biết bao hiểm nguy gian khổ, có khi phải nguy hiểm tánh mạng, để đào sâu vào lòng đất. Nhưng, để khai thác kho tàng vô giá đang ngủ ngầm bên trong con người, ta chỉ cần kiên trì cố gắng và nhẫn nại gia công. Mỗi người, dầu trai, dầu gái, sang hay hèn, đều có thể cố gắng và nhẫn nại để thâu thập sự nghiệp quí báu kia, vì đó không phải là một di sản do ông cha truyền lại.
Thế thường ta coi tật xấu của con người là thiên tánh ngẫu nhiên bộc phát. Âu cũng là một điều lạ !
Cũng lạ thay, tuy rằng đối chiếu với tật xấu có một đức tánh xác thực mà mỗi người đều có thể thọ hưởng, ta lại không coi đức tánh ấy là thông thường, phải có.
Sân hận (dosa) là một tật xấu có sức tàn phá vô cùng khốc liệt. Đối diện với lòng sân, tâm ‘’Từ’’ (mettã) là một đức độ nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao-thượng, tuyệt luân.
Hung bạo (himsã), một tật xấu khác đã gây biết bao tội ác và những điều tàn bạo trên thế gian. Tâm ‘’Bi’’ (karunã) là vị thuốc có thể tiêu trừ bịnh hung bạo.
Ganh tỵ (issã) là chất độc cho cơ thể vừa là động lực thúc đẩy con người vào những sự nhơ bẩn và những tranh chấp hiểm nguy. Phương thuốc nhiệm mầu và công hiệu nhất để trị bịnh ganh tỵ là tâm ‘’Hỷ’’ (muditã).
Bám víu vào những gì ưa thích và bất toại nguyện với những điều không vừa lòng làm cho tâm mất bình thản. Do sự phát triển tâm ‘’Xả’’ (upekkhã) hai tệ đoan trên sẽ bị tiêu diệt dần dần.
(... ... ...)
‘’Tâm Xả’’
Xả (Upekkhã) là đức tánh thứ tư trong Tứ-Vô-Lượng-Tâm, khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất trong bốn đức tánh cao-thượng.
Phạn ngữ Upekkhã do hai căn nguyên ‘’upa’’ và ‘’ikkha’’. Upa là đúng đắn, chân chánh, vô tư. Ikkha là trông thấy, nhận định, suy luận. Vậy Upekkhã là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, tức là không luyến ái cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn.
Xả (Upekkhã) ở đây không có nghĩa lạnh lùng lãnh đạm, không màng đến thế-sự cũng không phải cảm giác vô ký, không vui thích không phiền não.
Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa là thường tình. Hạng người trong sạch đạo đức thường bị chỉ trích và khiển trách. Giữa cơn giông tố của trường đời, người cao thượng luôn luôn giữ tâm bình thản.
Được, thua, thành, bại, ca tụng, khiển trách, hạnh phúc và phiền não là những việc thường xẩy ra trong đời làm xúc động con người. Được ca tụng thì vui thích, bị khiển trách thì buồn rầu là lẽ thường. Nhưng, giữa cuộc thăng trầm của thế sự, Đức Phật dạy ta, luôn luôn thản nhiên, hành tâm Xả, vững chắc như tảng đá to sừng sựng giữa trời.
Túc Sanh Truyện (Jãtaka) chép rằng :
‘’Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất.
Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Đất không giận cũng không thương’’.
Đời sống của Đức Phật là một gương sáng về tâm Xả cho những ai còn luân chuyển trong vòng tam-giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới).
Chưa từng có vị giáo-chủ hoặc một nhân vật nào bị chỉ nghiêm-khắc, bị đả kích, sỉ-nhục hoặc bị lăng mạ nhiều như Đức Phật. Đức Phật lại cũng là người được tán dương, sùng bái và tôn kính nhất.
Ngày kia, trong khi Đức Phật đi trì-bình khất thực, có một đạo sĩ bà-la-môn ngạo-mạn kêu Ngài là người cùng đinh và đối xử với Ngài hết sức vô lễ, Ngài thản nhiên chịu đựng và ôn-hòa giải-thích cho đạo-sĩ thế nào là cùng đinh và vì sao chẳng nên khinh rẻ hạng người này. Vị đạo-sĩ lấy làm khâm phục.
Một lần khác có người thỉnh Đức Phật đến nhà trai tăng. Khi Đức Phật đến, chủ nhà lại dùng lời vô lễ, đối xử với Ngài một cách thậm tệ. Nhưng Đức Phật không tức giận, ôn-hòa hỏi chủ nhà :
- Nếu ông biết có khách đến nhà viếng ông, ông làm sao ?
- Tôi sẽ sửa soạn một bữa cơm để đãi khách.
- Tốt lắm,Đức Phật nói, nhưng nếu khách không đến thì sao ?
- Tôi sẽ cùng vợ con chia nhau bữa cơm.
- Tốt lắm, này bạn, hôm nay bạn mời Như-Lai đến nhà để đãi ăn. Bạn đã dọn lên cho Như-Lai những lời thô lỗ cộc cằn. Như-Lai không nhận. Vậy xin bạn hãy giữ lấy.
Lời nói này đã làm thay đổi hẳn thái độ của chủ nhà.
‘’Không nên trả thù. Khi bị nguyền rủa, mắng chửi, phải biết làm câm như cái mõ bễ. Được như vậy tức là đã đắc đạo quả Niết-Bàn, mặc dù trong thực tế chưa đắc’’.
Đó là những lời vàng ngọc mà Đức Phật khuyên ta nên ghi nhớ hằng ngày trong kiếp vô-thường biến đổi này.
Trong xứ nọ, có lần một mạng phụ phu-nhơn xúi giục một người say rượu đến nhục mạ Đức Phật thậm tệ đến đỗi Đại Đức Ananda không thể chịu được, yêu cầu Đức Phật sang qua xứ khác. Nhưng Đức Phật không đổi chỗ và cũng không hề xúc động.
Một người đàn bà khác giả có mang để vu oan Đức Phật giữa công chúng. Một phụ nữ khác nữa bị giết để vu cáo Đức Phật phạm tội sát nhân. Một người bà con và đệ tử của Đức Phật cũng manh tâm lăn đá từ trên đồi cao, quyết giết Ngài. Chí đến trong hàng đệ tử của Ngày cũng có người cho rằng Ngày thiên-vị, bất công. Một đàng khác bao nhiêu người đã tán dương công-đức và ca tụng Đức Phật. Bao nhiêu vua chúa đã khấu đầu lễ bái dưới chân Ngài.
Như đất, Đức Phật nhận tất cả với tâm Xả hoàn toàn.
Vững như voi, mạnh như hổ, ta không nên run sợ trước tiếng động. Miệng lằn lưỡi mối không làm cho ta xúc động. Như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người, ta không nên luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của kiếp nhơn sinh. Như hoa sen, từ bùn dơ nước đục vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, ta phải sống trong sạch, luôn luôn tinh khiết, yên tĩnh và an vui.
Người thù trực tiếp của Tâm Xả luyến ái (rãga) và kẻ thù gián tiếp của tâm Xả là sự lãnh đạm, thái độ lạnh lùng, xây lưng với thế sự.
Upekkhã lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tánh quan trọng của Tâm Xả. Người có Tâm Xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não.
Người có Tâm Xả đối xử đồng đều, không thấy sự khác biệt giữa người tội lỗi và bậc thánh nhân.
Tâm Từ bao trùm mọi chúng sanh; tâm Bi, những chúng sanh đau khổ; tâm Hỷ, những chúng sanh hạnh phúc; Tâm Xả bao trùm việc tốt và xấu, những điều khả-ái và những điều khả-ố, thích thú và nghịch lòng.
*
Những ai chú nguyện trở thành thánh nhân trong chính kiếp này, có thể hằng ngày phát triển và trau dồi bốn đức tánh cao thượng trên, luôn luôn tiềm tàng bên trong mọi người.
Đức Phật kêu gọi :
Này chư Tỳ-Khưu, thí dụ như toàn thể vùng đất mênh mông này trở thành nước, và người kia bỏ xuống nước một cái ách, trên ách có một lỗ. Rồi có một cơn gió thổi, đẩy trôi cái ách từ Đông sang Tây, một ngọn gió nữa đẩy cái ách từ Bắc xuống Nam, và một ngọn khác nữa từ Nam lên Bắc. Và cứ như thế, cái ách triền miên trôi dạt trên mặt nước. Trong khi ấy có một con rùa mù, mỗi năm trồi lên mặt nước một lần. Như vậy, có thể nào con rùa mù, sau một lần trong năm, trồi lên mặt nước và thọc đầu ngay cái lỗ duy nhứt của ách không ?
Bạch hóa Đức Thế-Tôn, quả thật con rùa mù khó làm như vậy.
Này chư Tỳ-Khưu, cùng thế ấy, sanh vào cảnh người cũng khó như vậy. Cùng thế ấy, Giáo Pháp (Dhamma) và Giới Luật (Vinaya) mà một đấng Như-Lai tuyên bố khó có thể truyền bá trong thế gian.
Nhưng nay, này chu Tỳ-Khưu, quả thật vậy, trạng thái làm người đã đạt thành đạt, một đấng Như-Lai đã phát hiện trên thế gian. Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Như-Lai tuyên bố đã được truyền bá trong thế gian.
Vậy này, chư Tỳ-Khưu, các con phải kiên trì tinh tấn để chứng ngộ : Đây là đau khổ, đây là nguyên nhân của đau khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ’’.
(Trích chương 42 quyển ‘’Đức Phật và Phật Pháp’’)
Mùa Phật Đản 2547 và Vu Lan Báo Hiếu (2003)
Sang hèn, vinh nhục tợ như sương
Thênh thang một cõi không biên-xứ
Tâm trí đâu còn cảnh vấn vương
Vũ trụ bao la trước gió chiều
Đưa về tâm-thức buổi cô liu
Vô-biên tâm-thức không bờ bến
Lẳng lặng trời xanh một cánh diều
Bóng sắc hợp tan con bèo nổi
Cái thân tứ đại có còn chi
Nhứt tâm nhập định vô sở hữu
Chẳng có của ta một thứ gì.
Ráng chiều lấp lánh sắc y-vàng
Nước biếc theo dòng bọt võ tan
Chân bước vân-du trời chạng vạng
Mắt nhìn phong cảnh lối mênh mang.
Tham mê năm quẩn thời sanh tử
Chẳng nhiễm sáu căn tức Niết-Bàn
Giáo hóa tùy duyên nào chướng ngại
Niềm vui tự tại giữa trần gian...’’.
(Trích ‘’Đạo Vàng Muôn Thuở - Đức Phật Thích Ca Đắc Đạo’’)
‘"TU LÀ GÌ ?’’
‘’Tu, nghĩa là sửa mình. Tu là giữ gìn thân khẩu ý được thanh tịnh, để nhằm loại bỏ tam độc tham-sân-si, và những tánh hư nghiệp xấu mà từ vô thủy kiếp đến nay mình đã mắc phải. Tu là để tâm bình thường thoải mái, để hơi thở nhẹ nhàng luôn giữ chánh niệm không để chút lãng xao, cũng là để cho không ô nhiểm chút bụi trần nào...
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ quá vui,
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui,
Mong sao giữ tâm không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui.
(... ...)
Ở đời sống đạo hãy tùy duyên
Tâm trí an vui chẳng lụy phiền
Ngoại cảnh sáu trần không dính mắc,
Nội tâm bát thức hãy điềm nhiên
Niệm tưởng khởi lên liền buông xả,
Chân tâm vắng lặng thấy bình yên,
Ấy là chân thật cho cuộc sống
Không bị lụy phiền cảnh đảo điên...’’.
(Trích ‘’Bước Chân Xuất Thế’’)
* * *
" Tâm Xả "
‘’Qua sông đã tới được bờ
Bờ bên kia đó bây giờ là đây
Ngoảnh nhìn chốn cũ ô hay
Đâu là bờ ở bên này bên kia ! 1’’
*
Ngồi ngẩn ngơ đưa mắt nhìn ánh nắng đầu xuân qua song cửa, mà lòng buồn hiu hắt. Rồi đứng dậy nhìn lên bàn thờ Phật :
‘’Rũ sạch mùi trần cơn gió thoảng,
Trắng phau lòng đạo lúc trăng lên’’
Lảm nhảm mấy câu thơ Thiền của Dương Bá Trạc, lòng tự nhủ : ‘’Mùi trần nặng quá, gió nào đủ mạnh để đưa qua sông nổi đây ? Còn ‘lòng đạo’ thì bị Vô-minh che khuất, bụi đời bám chặt... Biết bao giờ lau chùi cho ‘trắng phau’ ? Đôi khi chùi rửa sạch được vài ba phân, tưởng là giỏi lắm ! Rồi ỷ y, lơ đểnh bị nó đóng bám trở lại dầy năm, bảy tấc...’’.
Lòng mình vẫn thường cảnh giác, cố gắng ngăn chận là đừng để ‘’tám-ngọn-gió-đời làm chao động ngọn đèn tâm’’. Bởi khi nghe những lời khen, chê, chỉ trích, tân bốc... Bỗng sực nhớ đến bài thơ ‘’Gươm Tâm’’:
‘’Bấy lâu nắm lưỡi Gươm-Tâm
Chặt Anh tham dục, chặt Em tham tiền
Chặt bao tình ái cuồng điên
Chặt luôn những sợi ưu phiền đứt tan...2’’
Vậy mà đôi khi, chính tai nghe, hoặc ai nói lại những chuyện buồn-vui, làm tâm hồn cũng bị chao đảo đôi chút. Nhưng rồi kịp chụp nắm bắt ‘’cái tâm’’ lại. Bằng cách nghe ‘’Bát Nhã Tâm Kinh’’ và thụ trì quyển Kinh ‘’Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật’’. Thường nghiền ngẩm quyển ‘’Tứ Vô Lượng Tâm’’; Từ, Bi, Hỷ có phần dễ thực hành hơn Xả. Sau đây, kính xin mạng phép chép lại gởi đến quý vị đoạn đầu và bài ‘’Tâm Xả’’ :
‘’Sanh trong cảnh người thật hy hữu. Đời sống của chúng sanh quả là khốn khổ. Chớ để lỡ mất cơ hội này’’.
(Kinh Pháp Cú)
‘’Con người là một chúng sanh huyền-bí có nhiều tiềm-năng phi-thường.
Có hai năng lực trái ngược luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm trong mỗi người : một, hướng về cao thượng trong sạch, đặc tánh của các thánh nhân. Và một hướng về những điều tội lỗi, nhơ bẩn của kẻ sát nhân tàn bạo. Cả hai tiềm lực này đều có thể phát sanh bất ngờ với một sức mạnh vô cùng hùng hậu. Xuất xứ từ đâu ? Chúng ta không đặng rõ. Ta chỉ biết rằng nó luôn luôn nằm trong ta, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, tùy trường hợp.
Trong guồng máy phức tạp của con người, có cái tâm vô cùng dũng mãnh. Tâm chứa đựng một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu. Người biết vun bồi đức hạnh là một phước lành cho nhân loại. Kẻ bị tật xấu chi phối là một đại họa.
Những ai có chí hướng trở thành bậc vĩ nhân, cao thượng, và hữu ích, nhữnh ai muốn vượt lên đám đông quần chúng để phục vụ nhân loại bằng cách nêu gương lành trong sáng và ban bố những lời dạy hữu ích, những ai muốn tận dụng cơ hội quí báu được sanh làm người, đều hết sức gia công gội rửa những tật xấu còn lại và phát triển những đức hạnh đang ngủ ngầm trong tâm.
Khai thác hầm mỏ là một điều khó. Để tìm mỏ kim cương, mỏ dầu hay một nhiên liệu quí báu khác, con người phải tốn hao biết bao tiền của và công lao, phải trải qua biết bao hiểm nguy gian khổ, có khi phải nguy hiểm tánh mạng, để đào sâu vào lòng đất. Nhưng, để khai thác kho tàng vô giá đang ngủ ngầm bên trong con người, ta chỉ cần kiên trì cố gắng và nhẫn nại gia công. Mỗi người, dầu trai, dầu gái, sang hay hèn, đều có thể cố gắng và nhẫn nại để thâu thập sự nghiệp quí báu kia, vì đó không phải là một di sản do ông cha truyền lại.
Thế thường ta coi tật xấu của con người là thiên tánh ngẫu nhiên bộc phát. Âu cũng là một điều lạ !
Cũng lạ thay, tuy rằng đối chiếu với tật xấu có một đức tánh xác thực mà mỗi người đều có thể thọ hưởng, ta lại không coi đức tánh ấy là thông thường, phải có.
Sân hận (dosa) là một tật xấu có sức tàn phá vô cùng khốc liệt. Đối diện với lòng sân, tâm ‘’Từ’’ (mettã) là một đức độ nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao-thượng, tuyệt luân.
Hung bạo (himsã), một tật xấu khác đã gây biết bao tội ác và những điều tàn bạo trên thế gian. Tâm ‘’Bi’’ (karunã) là vị thuốc có thể tiêu trừ bịnh hung bạo.
Ganh tỵ (issã) là chất độc cho cơ thể vừa là động lực thúc đẩy con người vào những sự nhơ bẩn và những tranh chấp hiểm nguy. Phương thuốc nhiệm mầu và công hiệu nhất để trị bịnh ganh tỵ là tâm ‘’Hỷ’’ (muditã).
Bám víu vào những gì ưa thích và bất toại nguyện với những điều không vừa lòng làm cho tâm mất bình thản. Do sự phát triển tâm ‘’Xả’’ (upekkhã) hai tệ đoan trên sẽ bị tiêu diệt dần dần.
(... ... ...)
‘’Tâm Xả’’
Xả (Upekkhã) là đức tánh thứ tư trong Tứ-Vô-Lượng-Tâm, khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất trong bốn đức tánh cao-thượng.
Phạn ngữ Upekkhã do hai căn nguyên ‘’upa’’ và ‘’ikkha’’. Upa là đúng đắn, chân chánh, vô tư. Ikkha là trông thấy, nhận định, suy luận. Vậy Upekkhã là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, tức là không luyến ái cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn.
Xả (Upekkhã) ở đây không có nghĩa lạnh lùng lãnh đạm, không màng đến thế-sự cũng không phải cảm giác vô ký, không vui thích không phiền não.
Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa là thường tình. Hạng người trong sạch đạo đức thường bị chỉ trích và khiển trách. Giữa cơn giông tố của trường đời, người cao thượng luôn luôn giữ tâm bình thản.
Được, thua, thành, bại, ca tụng, khiển trách, hạnh phúc và phiền não là những việc thường xẩy ra trong đời làm xúc động con người. Được ca tụng thì vui thích, bị khiển trách thì buồn rầu là lẽ thường. Nhưng, giữa cuộc thăng trầm của thế sự, Đức Phật dạy ta, luôn luôn thản nhiên, hành tâm Xả, vững chắc như tảng đá to sừng sựng giữa trời.
Túc Sanh Truyện (Jãtaka) chép rằng :
‘’Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất.
Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Đất không giận cũng không thương’’.
Đời sống của Đức Phật là một gương sáng về tâm Xả cho những ai còn luân chuyển trong vòng tam-giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới).
Chưa từng có vị giáo-chủ hoặc một nhân vật nào bị chỉ nghiêm-khắc, bị đả kích, sỉ-nhục hoặc bị lăng mạ nhiều như Đức Phật. Đức Phật lại cũng là người được tán dương, sùng bái và tôn kính nhất.
Ngày kia, trong khi Đức Phật đi trì-bình khất thực, có một đạo sĩ bà-la-môn ngạo-mạn kêu Ngài là người cùng đinh và đối xử với Ngài hết sức vô lễ, Ngài thản nhiên chịu đựng và ôn-hòa giải-thích cho đạo-sĩ thế nào là cùng đinh và vì sao chẳng nên khinh rẻ hạng người này. Vị đạo-sĩ lấy làm khâm phục.
Một lần khác có người thỉnh Đức Phật đến nhà trai tăng. Khi Đức Phật đến, chủ nhà lại dùng lời vô lễ, đối xử với Ngài một cách thậm tệ. Nhưng Đức Phật không tức giận, ôn-hòa hỏi chủ nhà :
- Nếu ông biết có khách đến nhà viếng ông, ông làm sao ?
- Tôi sẽ sửa soạn một bữa cơm để đãi khách.
- Tốt lắm,Đức Phật nói, nhưng nếu khách không đến thì sao ?
- Tôi sẽ cùng vợ con chia nhau bữa cơm.
- Tốt lắm, này bạn, hôm nay bạn mời Như-Lai đến nhà để đãi ăn. Bạn đã dọn lên cho Như-Lai những lời thô lỗ cộc cằn. Như-Lai không nhận. Vậy xin bạn hãy giữ lấy.
Lời nói này đã làm thay đổi hẳn thái độ của chủ nhà.
‘’Không nên trả thù. Khi bị nguyền rủa, mắng chửi, phải biết làm câm như cái mõ bễ. Được như vậy tức là đã đắc đạo quả Niết-Bàn, mặc dù trong thực tế chưa đắc’’.
Đó là những lời vàng ngọc mà Đức Phật khuyên ta nên ghi nhớ hằng ngày trong kiếp vô-thường biến đổi này.
Trong xứ nọ, có lần một mạng phụ phu-nhơn xúi giục một người say rượu đến nhục mạ Đức Phật thậm tệ đến đỗi Đại Đức Ananda không thể chịu được, yêu cầu Đức Phật sang qua xứ khác. Nhưng Đức Phật không đổi chỗ và cũng không hề xúc động.
Một người đàn bà khác giả có mang để vu oan Đức Phật giữa công chúng. Một phụ nữ khác nữa bị giết để vu cáo Đức Phật phạm tội sát nhân. Một người bà con và đệ tử của Đức Phật cũng manh tâm lăn đá từ trên đồi cao, quyết giết Ngài. Chí đến trong hàng đệ tử của Ngày cũng có người cho rằng Ngày thiên-vị, bất công. Một đàng khác bao nhiêu người đã tán dương công-đức và ca tụng Đức Phật. Bao nhiêu vua chúa đã khấu đầu lễ bái dưới chân Ngài.
Như đất, Đức Phật nhận tất cả với tâm Xả hoàn toàn.
Vững như voi, mạnh như hổ, ta không nên run sợ trước tiếng động. Miệng lằn lưỡi mối không làm cho ta xúc động. Như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người, ta không nên luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của kiếp nhơn sinh. Như hoa sen, từ bùn dơ nước đục vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, ta phải sống trong sạch, luôn luôn tinh khiết, yên tĩnh và an vui.
Người thù trực tiếp của Tâm Xả luyến ái (rãga) và kẻ thù gián tiếp của tâm Xả là sự lãnh đạm, thái độ lạnh lùng, xây lưng với thế sự.
Upekkhã lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tánh quan trọng của Tâm Xả. Người có Tâm Xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não.
Người có Tâm Xả đối xử đồng đều, không thấy sự khác biệt giữa người tội lỗi và bậc thánh nhân.
Tâm Từ bao trùm mọi chúng sanh; tâm Bi, những chúng sanh đau khổ; tâm Hỷ, những chúng sanh hạnh phúc; Tâm Xả bao trùm việc tốt và xấu, những điều khả-ái và những điều khả-ố, thích thú và nghịch lòng.
*
Những ai chú nguyện trở thành thánh nhân trong chính kiếp này, có thể hằng ngày phát triển và trau dồi bốn đức tánh cao thượng trên, luôn luôn tiềm tàng bên trong mọi người.
Đức Phật kêu gọi :
Này chư Tỳ-Khưu, thí dụ như toàn thể vùng đất mênh mông này trở thành nước, và người kia bỏ xuống nước một cái ách, trên ách có một lỗ. Rồi có một cơn gió thổi, đẩy trôi cái ách từ Đông sang Tây, một ngọn gió nữa đẩy cái ách từ Bắc xuống Nam, và một ngọn khác nữa từ Nam lên Bắc. Và cứ như thế, cái ách triền miên trôi dạt trên mặt nước. Trong khi ấy có một con rùa mù, mỗi năm trồi lên mặt nước một lần. Như vậy, có thể nào con rùa mù, sau một lần trong năm, trồi lên mặt nước và thọc đầu ngay cái lỗ duy nhứt của ách không ?
Bạch hóa Đức Thế-Tôn, quả thật con rùa mù khó làm như vậy.
Này chư Tỳ-Khưu, cùng thế ấy, sanh vào cảnh người cũng khó như vậy. Cùng thế ấy, Giáo Pháp (Dhamma) và Giới Luật (Vinaya) mà một đấng Như-Lai tuyên bố khó có thể truyền bá trong thế gian.
Nhưng nay, này chu Tỳ-Khưu, quả thật vậy, trạng thái làm người đã đạt thành đạt, một đấng Như-Lai đã phát hiện trên thế gian. Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Như-Lai tuyên bố đã được truyền bá trong thế gian.
Vậy này, chư Tỳ-Khưu, các con phải kiên trì tinh tấn để chứng ngộ : Đây là đau khổ, đây là nguyên nhân của đau khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ’’.
(Trích chương 42 quyển ‘’Đức Phật và Phật Pháp’’)
Mùa Phật Đản 2547 và Vu Lan Báo Hiếu (2003)