Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
LỜI MUÔN THÚ
(PHẦN 3 – ĂN NẤM MỐI MÀ ĐÒI HỎI Ý KIẾN)
“Nấm mối” là một loại nấm không mọc trên các thân cây gỗ mục hoặc rơm rạ như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư hay các loại nấm khác. Nấm mối được mọc trên mặt đất, ở những chổ mà phía dưới mặt đất là các tổ mối (nhiều tổ mối người ta thường gọi là gò mối), nó mọc thành từng đám trông như những chiếc dù rất đẹp mắt, mỗi năm chỉ có một lần vào mùa mưa. Nấm mối thường được mọc ở nhiều vùng khác nhau như miền Đông và miền Tây nam bộ. Nấm ở miền Tây thường có màu sẫm đen, nấm ở miền Đông thường có màu trắng đục. Nấm mối ăn rất ngon, vì mỗi năm chỉ có một lần nên được xem như là món đặc sản và thường được bán với giá rất đắt, có nơi lên đến hơn 1 triệu đồng cho 1 ký nấm. Có lẽ, hiện nay người ta chưa tìm được kỹ thuật trồng nấm mối như các loại nấm khác nên chủ yếu vẫn là nấm mối thiên nhiên.
Một hôm, có con kiến đi khiêng hàng mệt quá, bỗng thấy mấy con mối đặt các cây dù mát mẻ trên mặt đất nên ghé nằm tạm để tránh nắng cho mát. Con mối thấy con kiến nằm dưới cây dù quý báu của mình thì tỏ ra không vui nên nói trách cứ:
“Mấy đứa tụi mày nghe nói làm lụng cần cù lắm, khiêng vác suốt ngày mà không có tiền mua nổi cây dù che hay sao mà nằm đây như thằng mạt kiếp thế này”?
Con kiến nghe thế tủi thân:
“Tụi tao đi khiêng vác suốt ngày mà không đủ để lấp vô cho đầy mấy chổ trống đó, cứ lấp ngày hôm trước thì hôm sau lại thấy sụt lún nhiều hơn, tiền đâu mà mua dù với ô”.
Con dế đang trốn nắng trong đống rơm gần đó nghe thế mới xía chuyện vào: “Còn lâu thì bọn kiến tụi mày mới lấp được đầy mấy chổ sụt lún. Mày lấp cho đầy thì bọn mối lại khoét đi, tụi mày phải xếp hàng để khiêng vác mà lấp vô, nhưng tụi nó thì khoét vô tội vạ, có hàng có lối gì đâu”.
Mấy con mối nghe con dế có ý trách cứ mình nên phân bua: “Không đục khoét thì làm gì xây được mấy cây dù cho tụi mày trốn nắng và thưởng thức, mấy cây dù đó là thành quả của đục khoét cả đấy”.
Con kiến hiền lành mới hiểu lờ mờ ra: “À ra thế, cứ thấy trên đất chổ nào có cây dù thì dưới đấy ngay chổ đó sẽ bị sụt lún, vậy sau này mình chỉ cần tìm chổ mấy cây dù để san lấp là được rồi”. Cứ thế, năm này qua tháng nọ, con mối cứ đi đục khoét còn con kiến thì vẫn cần mẫn xếp hàng lũ lượt để đi san lấp lại.
Con mối nhờ mấy cây dù đó mà tự hào “Nhờ mấy cây dù mà con người nó không đuổi mình đi, còn bọn kiến thì cứ bị rượt đuổi suốt ngày”. Từ đó, con mối có ý khinh bỉ con kiến “Tụi mày khiêng vác vô ích thôi, cứ đục khoét như tụi tao thì sẽ được tôn trọng, miễn là làm ra được mấy cây dù mà che”.
Con kiến nghe thế đối đáp lại “có ô, có dù thì phải đục khoét, mỗi năm kiếm có hơn 1 triệu tiền nấm, con người mà đuổi bọn mày đi để san lấp đất trồng một cái cây hữu ích thì mỗi năm cũng kiếm được dăm ba triệu tiền hoa trái. Tụi mày có ngon thì lên thành phố mà mọc ô, mọc dù, bằng cái diện tích đất mày khoét để mọc nấm thì người ta xây được cả tòa biệt thự. Thấy ô, dù là biết có đục khoét, nhưng thấy ô dù thì cũng biết là đất nơi đó không có nhiều giá trị, chứ nếu có nhiều giá trị thì mấy khi có mối”.
Con mối hậm hực, hất mặt quát: “Tụi kiến mày toàn nói bằng mồm, con người quý tao vì tao có ô dù, còn tụi mày thì có cái gì để con người quý đâu”?
Con kiến bẽn lẽn cười: “Tao không có ô dù như tụi mày, nhưng con người đi đâu, làm gì toàn hỏi ý kiến, có khi nào mày nghe con người hỏi ý mối không”? Mà thực ra con người cũng lạ, ăn thì ăn nấm mối mà đến khi hỏi thì không chịu đi hỏi “ý mối” mà toàn đi hỏi “ý kiến”.
Đặng Hoàng Vũ (09/01/2017)
--- CÙNG CHỦ ĐỀ ---
LỜI MUÔN THÚ – PHẦN 1: SỰ TÍCH 12 CON GIÁP
LỜI MUÔN THÚ – PHẦN 2: CÂU CHUYỆN TRONG NÒ
(Còn tiếp …)
(PHẦN 3 – ĂN NẤM MỐI MÀ ĐÒI HỎI Ý KIẾN)
“Nấm mối” là một loại nấm không mọc trên các thân cây gỗ mục hoặc rơm rạ như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư hay các loại nấm khác. Nấm mối được mọc trên mặt đất, ở những chổ mà phía dưới mặt đất là các tổ mối (nhiều tổ mối người ta thường gọi là gò mối), nó mọc thành từng đám trông như những chiếc dù rất đẹp mắt, mỗi năm chỉ có một lần vào mùa mưa. Nấm mối thường được mọc ở nhiều vùng khác nhau như miền Đông và miền Tây nam bộ. Nấm ở miền Tây thường có màu sẫm đen, nấm ở miền Đông thường có màu trắng đục. Nấm mối ăn rất ngon, vì mỗi năm chỉ có một lần nên được xem như là món đặc sản và thường được bán với giá rất đắt, có nơi lên đến hơn 1 triệu đồng cho 1 ký nấm. Có lẽ, hiện nay người ta chưa tìm được kỹ thuật trồng nấm mối như các loại nấm khác nên chủ yếu vẫn là nấm mối thiên nhiên.
Một hôm, có con kiến đi khiêng hàng mệt quá, bỗng thấy mấy con mối đặt các cây dù mát mẻ trên mặt đất nên ghé nằm tạm để tránh nắng cho mát. Con mối thấy con kiến nằm dưới cây dù quý báu của mình thì tỏ ra không vui nên nói trách cứ:
“Mấy đứa tụi mày nghe nói làm lụng cần cù lắm, khiêng vác suốt ngày mà không có tiền mua nổi cây dù che hay sao mà nằm đây như thằng mạt kiếp thế này”?
Con kiến nghe thế tủi thân:
“Tụi tao đi khiêng vác suốt ngày mà không đủ để lấp vô cho đầy mấy chổ trống đó, cứ lấp ngày hôm trước thì hôm sau lại thấy sụt lún nhiều hơn, tiền đâu mà mua dù với ô”.
Con dế đang trốn nắng trong đống rơm gần đó nghe thế mới xía chuyện vào: “Còn lâu thì bọn kiến tụi mày mới lấp được đầy mấy chổ sụt lún. Mày lấp cho đầy thì bọn mối lại khoét đi, tụi mày phải xếp hàng để khiêng vác mà lấp vô, nhưng tụi nó thì khoét vô tội vạ, có hàng có lối gì đâu”.
Mấy con mối nghe con dế có ý trách cứ mình nên phân bua: “Không đục khoét thì làm gì xây được mấy cây dù cho tụi mày trốn nắng và thưởng thức, mấy cây dù đó là thành quả của đục khoét cả đấy”.
Con kiến hiền lành mới hiểu lờ mờ ra: “À ra thế, cứ thấy trên đất chổ nào có cây dù thì dưới đấy ngay chổ đó sẽ bị sụt lún, vậy sau này mình chỉ cần tìm chổ mấy cây dù để san lấp là được rồi”. Cứ thế, năm này qua tháng nọ, con mối cứ đi đục khoét còn con kiến thì vẫn cần mẫn xếp hàng lũ lượt để đi san lấp lại.
Con mối nhờ mấy cây dù đó mà tự hào “Nhờ mấy cây dù mà con người nó không đuổi mình đi, còn bọn kiến thì cứ bị rượt đuổi suốt ngày”. Từ đó, con mối có ý khinh bỉ con kiến “Tụi mày khiêng vác vô ích thôi, cứ đục khoét như tụi tao thì sẽ được tôn trọng, miễn là làm ra được mấy cây dù mà che”.
Con kiến nghe thế đối đáp lại “có ô, có dù thì phải đục khoét, mỗi năm kiếm có hơn 1 triệu tiền nấm, con người mà đuổi bọn mày đi để san lấp đất trồng một cái cây hữu ích thì mỗi năm cũng kiếm được dăm ba triệu tiền hoa trái. Tụi mày có ngon thì lên thành phố mà mọc ô, mọc dù, bằng cái diện tích đất mày khoét để mọc nấm thì người ta xây được cả tòa biệt thự. Thấy ô, dù là biết có đục khoét, nhưng thấy ô dù thì cũng biết là đất nơi đó không có nhiều giá trị, chứ nếu có nhiều giá trị thì mấy khi có mối”.
Con mối hậm hực, hất mặt quát: “Tụi kiến mày toàn nói bằng mồm, con người quý tao vì tao có ô dù, còn tụi mày thì có cái gì để con người quý đâu”?
Con kiến bẽn lẽn cười: “Tao không có ô dù như tụi mày, nhưng con người đi đâu, làm gì toàn hỏi ý kiến, có khi nào mày nghe con người hỏi ý mối không”? Mà thực ra con người cũng lạ, ăn thì ăn nấm mối mà đến khi hỏi thì không chịu đi hỏi “ý mối” mà toàn đi hỏi “ý kiến”.
Đặng Hoàng Vũ (09/01/2017)
--- CÙNG CHỦ ĐỀ ---
LỜI MUÔN THÚ – PHẦN 1: SỰ TÍCH 12 CON GIÁP
LỜI MUÔN THÚ – PHẦN 2: CÂU CHUYỆN TRONG NÒ
(Còn tiếp …)
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Lời Muôn Thú - Phần 10 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 2 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 4 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 5 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 6 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phàn 7 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 8 (Đặng Hoàng Vũ)
- Lời Muôn Thú - Phần 9 (Đặng Hoàng Vũ)