Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
GIÁ TRỊ CON ĐƯỜNG CŨ
Trong buổi học đầu tiên của môn học, một ông thầy giáo cho sinh viên của cả lớp làm cùng một bài toán đơn giản nhưng làm đến 100 lần!
Ở lần làm thứ 2 thì có sinh viên đứng lên hỏi: Dạ thưa thầy, bài toán này đã làm một lần rồi ạ! Thầy chỉ nói ngắn gọn: Làm rồi thì cứ làm tiếp lần nữa. Cả lớp lại cặm cụi làm!
Đến lần làm thứ 10, nhiều sinh viên đã nản chí viết nghuệch ngoạc, một sinh viên đứng lên hỏi: Thưa thầy, cùng một bài toán mà giải đến 10 lần để làm gì ạ? Thầy cũng chỉ trả lời như mọi câu hỏi trước đó: Giải được nhiều lần thì cứ giải tiếp lần nữa đi.
Đến lần thứ 50, một sinh viên khác lại hỏi: Dạ thưa thầy, chúng em sẽ học thêm được gì từ lần giải này ạ, chúng em đã giải 49 lần như nhau rồi. Thầy trả lời: Không học thêm được gì thì cũng phải giải tiếp, biết đâu lần này thì học thêm được gì.
Cứ mỗi lần giải lại bài toán lại, đều có sinh viên đứng dậy hỏi thầy một câu liên quan đến bài toán cũ đã được giải rồi nhưng cứ sao lại phải giải lại. Đến lần thứ 100 thì không có sinh viên nào chịu làm nữa, chúng nó giận dữ và dọa bỏ lớp ra về như bầy ong vỡ tổ.
Đến lúc này thì ông thầy mới ôn tồn giải thích: Các em chỉ tập trung vào bài toán đã được giải rồi mà vẫn phải giải lại, nhưng không có ai tập trung vào các câu hỏi mà các em đặt ra sau mỗi lần thầy yêu cầu giải lại lần nữa. Có ai trong chúng ta nhớ lại, ghi chép và trả lời được các câu hỏi đó không?
Cả lớp im lặng: Chúng em không nhớ ạ!
Thầy lại nói tiếp: Bài toán đã giải rồi mà vẫn giải lại như một con đường cũ ta phải đi lại, nhưng mỗi lần đi lại là mỗi lần ta có thể đặt được thêm một câu hỏi về nó. Chỉ cần trả lời được từng câu hỏi cho mỗi lần đi trên con đường cũ thì nó sẽ trở thành tri thức mới.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày và lặp qua lặp lại như một con đường cũ. Trong gia đình thì cha mẹ, vợ chồng, con, cháu đều là những mối quan hệ cứ lặp đi lặp lại như một con đường cũ. Bạn bè cứ cuối tuần là gặp nhau để cà phê, hàn huyên như một con đường cũ. Trong kinh doanh, ngày qua ngày là một chuỗi bán rồi mua như một con đường cũ, … Bao nhiêu người đã từng đặt ra câu hỏi khi đi lại trên đường cũ và bao nhiêu người đi tìm và tìm được, tìm đúng lời giải cho câu hỏi đó?
Sinh viên đã bớt căng thẳng vì phải làm 100 lần bài toán, chúng có vẻ háo hức nhận ra giá trị của các câu hỏi mới sau khi đã đi qua con đường cũ.
Đấy! Đó là bài học Thầy muốn dạy các em! Đi lại con đường cũ có giá trị của nó, đó là giá trị các nghi vấn sau mỗi một lượt đi. Bài tập kế tiếp của lớp chúng ta là: HÃY ĐỌC QUYỂN GIÁO TRÌNH CỦA MÔN HỌC NÀY 100 LẦN VÀ TÌM RA GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRƯỚC KHI THẦY GIẢNG BÀI HỌC MỚI!
Vừa nghe nói đến đây, cả lớp nhốn nháo hơn cái chợ! Dạ, thưa thầy: Chúng em không đi con đường cũ nữa đâu, chúng em đi về đây ạ!
Đặng Hoàng Vũ (2/9/2018)
--- TRUYỆN ---
Trong buổi học đầu tiên của môn học, một ông thầy giáo cho sinh viên của cả lớp làm cùng một bài toán đơn giản nhưng làm đến 100 lần!
Ở lần làm thứ 2 thì có sinh viên đứng lên hỏi: Dạ thưa thầy, bài toán này đã làm một lần rồi ạ! Thầy chỉ nói ngắn gọn: Làm rồi thì cứ làm tiếp lần nữa. Cả lớp lại cặm cụi làm!
Đến lần làm thứ 10, nhiều sinh viên đã nản chí viết nghuệch ngoạc, một sinh viên đứng lên hỏi: Thưa thầy, cùng một bài toán mà giải đến 10 lần để làm gì ạ? Thầy cũng chỉ trả lời như mọi câu hỏi trước đó: Giải được nhiều lần thì cứ giải tiếp lần nữa đi.
Đến lần thứ 50, một sinh viên khác lại hỏi: Dạ thưa thầy, chúng em sẽ học thêm được gì từ lần giải này ạ, chúng em đã giải 49 lần như nhau rồi. Thầy trả lời: Không học thêm được gì thì cũng phải giải tiếp, biết đâu lần này thì học thêm được gì.
Cứ mỗi lần giải lại bài toán lại, đều có sinh viên đứng dậy hỏi thầy một câu liên quan đến bài toán cũ đã được giải rồi nhưng cứ sao lại phải giải lại. Đến lần thứ 100 thì không có sinh viên nào chịu làm nữa, chúng nó giận dữ và dọa bỏ lớp ra về như bầy ong vỡ tổ.
Đến lúc này thì ông thầy mới ôn tồn giải thích: Các em chỉ tập trung vào bài toán đã được giải rồi mà vẫn phải giải lại, nhưng không có ai tập trung vào các câu hỏi mà các em đặt ra sau mỗi lần thầy yêu cầu giải lại lần nữa. Có ai trong chúng ta nhớ lại, ghi chép và trả lời được các câu hỏi đó không?
Cả lớp im lặng: Chúng em không nhớ ạ!
Thầy lại nói tiếp: Bài toán đã giải rồi mà vẫn giải lại như một con đường cũ ta phải đi lại, nhưng mỗi lần đi lại là mỗi lần ta có thể đặt được thêm một câu hỏi về nó. Chỉ cần trả lời được từng câu hỏi cho mỗi lần đi trên con đường cũ thì nó sẽ trở thành tri thức mới.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày và lặp qua lặp lại như một con đường cũ. Trong gia đình thì cha mẹ, vợ chồng, con, cháu đều là những mối quan hệ cứ lặp đi lặp lại như một con đường cũ. Bạn bè cứ cuối tuần là gặp nhau để cà phê, hàn huyên như một con đường cũ. Trong kinh doanh, ngày qua ngày là một chuỗi bán rồi mua như một con đường cũ, … Bao nhiêu người đã từng đặt ra câu hỏi khi đi lại trên đường cũ và bao nhiêu người đi tìm và tìm được, tìm đúng lời giải cho câu hỏi đó?
Sinh viên đã bớt căng thẳng vì phải làm 100 lần bài toán, chúng có vẻ háo hức nhận ra giá trị của các câu hỏi mới sau khi đã đi qua con đường cũ.
Đấy! Đó là bài học Thầy muốn dạy các em! Đi lại con đường cũ có giá trị của nó, đó là giá trị các nghi vấn sau mỗi một lượt đi. Bài tập kế tiếp của lớp chúng ta là: HÃY ĐỌC QUYỂN GIÁO TRÌNH CỦA MÔN HỌC NÀY 100 LẦN VÀ TÌM RA GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRƯỚC KHI THẦY GIẢNG BÀI HỌC MỚI!
Vừa nghe nói đến đây, cả lớp nhốn nháo hơn cái chợ! Dạ, thưa thầy: Chúng em không đi con đường cũ nữa đâu, chúng em đi về đây ạ!
Đặng Hoàng Vũ (2/9/2018)
--- TRUYỆN ---