Tiếng Chuông Chùa

Tác giả: Hồng Dương

Chuông chùa vọng xa xăm trầm bổng
Xóa bụi trần để lộng tâm tư
Âm vang tỉnh giấc chân như (*)
Thoát trần vô ngã rạng từ khói sương !?...

Tiếng chuông vọng con đường trăng sáng
Sương giăng che mặt lặng hồ êm
Chuông ngân xé toạc màn đêm
Âm ba khua nước sóng mềm lăn tăn

Tiếng chuông vuốt như làn rượu nửa
Ngụm nồng cay ngụm chứa niềm riêng
Đêm như dừng lại núi thiền
Con đò dầm dãi vỡ nghiêng sóng nhòa....

Tiếng chuông khóc mong qua bị tối
Lá vàng rơi thu vội mùa qua
Trăng treo nửa mảnh mù xa
Như Lai ngất ngưỡng ngân nga chuông chùa...

Tiếng nức nỡ ai vừa nghẹn nuốt
Cùng nhịp vang nấc suốt đêm thâu
Khóc cho cung oán tình sầu
Khóc cho cô quạnh tình đầu nát tan

Chuông chùa đỗ buồn tràn thắp nẽo
Thiện ác nào ai khéo phân chia
Mùa thu lệ khóc đầm đìa
Lá vàng rơi rụng đời kia vô tình...

Chùa thanh tịnh anh minh lữ thứ
Chuông rung ngân than tứ phương trời
Tiếng chuông vang cứ chơi vơi
Như than như khóc tình đời trái ngang...

Đường trần ải chẳng màng bóng mát
Ngày nhọc nhằn rủ nát đêm thâu
Chuông thay nước mắt mưa ngâu
Ngậm ngùi buông mãi tiếng cầu tụng kinh

Xưa ai khổ để sinh ra Phật
Bất hạnh chăng chất ngất non cao
Tiếng chuông như khóc như gào
Trầm luân kể lệ kiếp nào đổi thay...

Tiếng thảm thiết xưa nay không đổi !...
Thay tiếng lòng chuông nổi thinh không
Vang - ngân - rung - vọng mênh mông
Tiếng chuông cất mai... tiếng lòng ai than...

Xa xa lắc tâm tràn nhung nhớ
Valentin ai lỡ hẹn hò
Mắt nhìn theo bóng con đò
Tình ơi ta đợi !....trời cho một lân...

(*) Chân Như là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lí luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
Chưa phân loại
Uncategorized