Thử Hoạ Ba Bài Thơ Thu Của Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trần Minh Hiền

THỬ HOẠ BA BÀI THƠ THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến có ba bài thơ Thu Điếu, Thu Vịnh và Thu Ẩm , bài nào cũng hay và ý nghĩa. Kẻ hậu bối này xin "mạo muội" cẩn hoạ. Chỉ có điều không tìm ra chữ và không thể đổi vân cho nên đành giữ vận và mượn nguyên chữ. Kính xin các bậc trưởng thượng và cao nhân chỉ giáo thêm. TMH
THU BUỒN
(Cẩn Họa bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến)
Mắt em thu cảm sáng trong veo
Anh thấy hồn mình nhỏ tí teo
Thể xác phập phồng lơ lửng mãi
Tâm hồn xao xuyến phất phơ vèo
Quặt què cơ thể như xanh ngắt
Quạnh quẽ cõi lòng cũng vắng teo
Buồn bã dại khờ như chiếc lá
Xót xa vật vã xác thân bèo
trần minh hiền orlando ngày 22 tháng 11 năm 2015
---------
THU SAY
(cẩn hoạ bài Thu Ẩm của Nguyễn Khuyến,)
Hồn anh cứ mãi chạy le te
Thấp thỏm màn đêm cũng bị loè
Lặng lẽ lối mòn làn liễu rũ
Xôn xao ngõ vắng giọt sương loe
Không buồn nên họ hồn xanh ngắt
Chẳng khóc sao mình mắt đỏ hoe
Chẳng rượu chẳng trà sao tuý luý
Uống ly nước lạnh cũng lè nhè.
trần minh hiền orlando ngày 22 tháng 11 năm 2015
---
THU NHỚ
(Cẩn hoạ bài Thu Vịnh, đổi vận)
Ngắm cảnh thu vàng núi rất cao
Tâm hồn xao xuyến gió hiu hiu
Đồng hoang mờ mịt chờ mưa đến
Bãi vắng lao xao đợi sóng vào
Ước muốn tình xưa nơi chốn ấy
Đợi chờ nghĩa cũ ở phương nào?
Thương đời hiu quạnh giờ tan nát
Tưởng nhớ hồn thiêng của Cụ Đào!
trần minh hiền orlando ngày 22 tháng 11 năm 2015
Cụ Đào: Đào Tiềm (365 – 427) còn có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc; bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc còn trẻ, ông mang rất nhiều hoài bão muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng toại nguyện. Từng có thời gian làm quan, nhưng vì chán ghét cảnh xu nịnh nơi quan trường, thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dã, tìm vui vào đạo Lão Trang, lãng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu.
Ông nghiên về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều bình dị tự nhiên mà ý tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nổi những bậc kỳ tài về sau như Lý Bạch, Đổ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.
Chưa phân loại
Uncategorized