Tác giả: Inrasara
Ngày 5: Ngày đẹp nhất
Có chiều không muốn làm gì cả / nghĩ / nói gì cả
cho
trăm con sông nuôi nấng tuổi dại mình
chảy đầy trí nhớ
cho
ngàn câu thơ thuộc lòng thuở chưa làm thơ
tràn vào hồn bỏ ngõ
công việc đùn về
truyện ngắn đọc dở / trang thư viết dở
đời thúc bách ngoài kia
cô gái đội nước xuống đồi, dừng lại, nấn ná hồi lâu
rồi chậm rãi bước về làng
bây giờ làm gì / ở đâu – ai biết ?
chiều ngoài kia đang tắt
đừng đợi khuôn mặt nào bất chợt
lấp đầy khoảng rỗng anh
vạn cánh chuồn chuồn tuổi thơ bay sáng căn phòng.
Ngày 8: Sinh chỉ 1 lần
Ôi Phan Rang Phan Rang sao không đâu khác mà Phan Rang?
làm chú rể ở Phan Rang 2 lần
hát karaoke 3 lần, khóc 4 lần, đánh nhau say xỉn 5 lần.
Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.
Như trước đó cha tôi sinh hay trước nữa
ông tôi sinh, lớn và chết
như Phan Rang nắng ngàn năm xưa sang triệu kiếp sau
đứa con tôi sẽ nơi đâu?
Yêu ở Phan Rang 6 lần, đau khổ cũng ngần ấy lần
giàn lửa không thiêu hết tóc em trưa ấy
đêm nay nung sôi lồng ngực anh.
gục ngã ở Phan Rang 7 lần, gượng đứng dậy hơn 7 lần.
Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.
Sao không 600 năm trước hay 700 năm sau ôi Phan Rang?
Vinh quang lớn / bé 8 – 9 lần
hổ mặt không muốn nhớ mươi lần
giúp người vài lần, chịu ơn đời ngàn lần
nói ngu ngốc, phét lác / làm thơ, viết lách trịnh trọng bộn lần
chịu đói, nhịn khát / tiệc tùng khoái khẩu nhóc lần.
Sống chỉ 1 lần.
Dứt áo rồi quay lại Phan Rang cả trăm lần.
Sinh ra và chết ôi Phan Rang chỉ 1 lần.
Ngày 10: Từ góc quán cà phê
Sáng nào cũng vậy
túi xách simili rẻ tiền
trước cửa Trung tâm môi giới việc làm – các nàng đến
ngơ ngác nhìn / hỏi / đưa mắt dáo dác tìm
rồi đi.
Hệt nhau
quần jean rộng hơn hay chật hơn
mái tóc dài hơn hay ngắn hơn.
Hệt nhau – nơi đi, điểm đếm
từ những số phận đi tìm những số phận
hi vọng sẽ khác.
Sáng nào cũng thế. Tôi thấy những số phận
đi theo đoàn hay đơn lẻ
bằng dáng đi sụp đổ
biến hút vào trưa.
Biến hút vào trưa
tôi thấy những số phận
cửa sau thành phố.
Ngày 11: Angoisse
Như
bài thơ đã rồi không vãn hồi được
những con chữ bị bỏ rơi
đứng nhìn trân chỗ trống
anh
mãi ở lưng đồi quá khứ / tương lai.
vé tàu đã xé cùi
anh
chợt nhớ một giọng nói ở nhà
rất khẩn.
họ đâu cả rồi?
anh
đứng nhìn trừng chỗ trống.
Chịu cư trú ngoài lề
phó thường dân ngoài lề hội nghị
hơn thế – cuốn sách không bao giờ được mở
anh
học làm quen với không biết.
Đâu phải cứ đi đưa tang mới hiểu cái chết
nó ở cạnh, bên trong, mặt sau anh
lay động anh thăm thẳm.
Ngày 14: Vượt qua Heidegger
Thức giấc / nán lại nhìn
cái bóng xa lạ thiết thân đến xuyên tường đồ vật đặc dày
lù lù có mặt
không thể ghì níu, trốn chạy, đuổi xua, ôm ấp.
Người bạn kiếp xưa chiều mưa muộn đột ngột hiện về
người tình kiếp sau một đêm tả tơi gõ cửa.
Toát lạnh
không thể sống, thở, yêu như đã
khoét rỗng vô hạn không gian
thời gian nở nhanh về vô cực
rớt lại tôi cô độc đỉnh buồn.
Không hỏi tại sao / vì đâu
không ca cẩm đau dẫu viết lại ca từ
á khẩu tôi lao vào núi cấm.
Sướng ôi là sướng
truyền thống ở dướt nịt không trên lưng[1]
thằng bạn hôm qua cao hứng tầm chương khệnh khạng
và phán
ngày mai heidegger bị vượt qua.
Ồ, ngày mai
ngày mai tôi sẽ
mai tôi sẽ
tôi sẽ
điệp khúc vòng CD nhòe
điệp khúc trái tim nóng chảy
heidegger bị vượt qua.
Ngày 15: Hữu thể và hư vô
Và chia tay
cơn mưa trưa bất chợt
khuôn mặt không lạ / chưa quen
chia tay
như chia tay điếu thuốc hút dở
đôi giầy chưa cũ
bỏ quên.
xa hơn
cánh rừng đã cháy, dòng sông đã chết
chia tay vĩnh viễn hay tạm thời
vết thương, khối u, đau chưa tiêu hóa.
tưởng không thể rời bỏ / vẫn chia tay
dấu chân tuổi thơ lưu lãng
bước đi tuổi trẻ lạc lầm
cười gầy của mẹ, nhìn buồn của cha
nụ hôn đầu tiên, câu thơ đầu đời
mái nhà và ngọn đồi
chia tay
cơ hồ không ngoái lại.
vẫn còn yêu / đành chia tay
con đường bầu trời mặt đất
như là dứt áo
mãi mãi một lần.
chúng ta rồi đến lượt
bất ngờ không hẹn trước
chia tay
Ngày 17: Trà Thu Uyên
Tìm người như thể tìm chim[2]
Hai ngàn cây số em đi đâu
tôi gọi tên em trên đường quê
sau ngọn đồi
bên góc phố
tôi gọi tên em trong quán cà phê, tiệm phở
gọi mớ giấc ngủ
gọi tỉnh toan tính làm ăn
gọi rát họng mênh mông gió cát Phan Rang
gọi thầm thì ních chật Sài Gòn siêu thị.
Em về đâu dáng chân khẳng khiu.
(tiếp tục gọi ở bất kỳ đâu, khi tiện)
Cãi lẫy (ở dạng đối thoại)
Em ở đây chứ em đi đâu
nơi tai anh thôi – anh nhấc máy
trước mắt anh mà – anh cứ click
giữa lồng ngực anh – anh thử đập vào thành tim.
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam
(giọng lãng mạn Tiền chiến)
Em bên anh mà em nơi đâu
đời thui hồn anh thành sậm màu
em đốt tim anh tàn trăm mảnh
thả vào Nam mà bay về đâu.
_________________________
[1] John Barth: một nhà văn hiện đại… có một nửa đầu của thế kỷ ở dưới nịt, nhưng không phải ở trên lưng.
[2]theo giọng Eluard
Có chiều không muốn làm gì cả / nghĩ / nói gì cả
cho
trăm con sông nuôi nấng tuổi dại mình
chảy đầy trí nhớ
cho
ngàn câu thơ thuộc lòng thuở chưa làm thơ
tràn vào hồn bỏ ngõ
công việc đùn về
truyện ngắn đọc dở / trang thư viết dở
đời thúc bách ngoài kia
cô gái đội nước xuống đồi, dừng lại, nấn ná hồi lâu
rồi chậm rãi bước về làng
bây giờ làm gì / ở đâu – ai biết ?
chiều ngoài kia đang tắt
đừng đợi khuôn mặt nào bất chợt
lấp đầy khoảng rỗng anh
vạn cánh chuồn chuồn tuổi thơ bay sáng căn phòng.
Ngày 8: Sinh chỉ 1 lần
Ôi Phan Rang Phan Rang sao không đâu khác mà Phan Rang?
làm chú rể ở Phan Rang 2 lần
hát karaoke 3 lần, khóc 4 lần, đánh nhau say xỉn 5 lần.
Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.
Như trước đó cha tôi sinh hay trước nữa
ông tôi sinh, lớn và chết
như Phan Rang nắng ngàn năm xưa sang triệu kiếp sau
đứa con tôi sẽ nơi đâu?
Yêu ở Phan Rang 6 lần, đau khổ cũng ngần ấy lần
giàn lửa không thiêu hết tóc em trưa ấy
đêm nay nung sôi lồng ngực anh.
gục ngã ở Phan Rang 7 lần, gượng đứng dậy hơn 7 lần.
Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.
Sao không 600 năm trước hay 700 năm sau ôi Phan Rang?
Vinh quang lớn / bé 8 – 9 lần
hổ mặt không muốn nhớ mươi lần
giúp người vài lần, chịu ơn đời ngàn lần
nói ngu ngốc, phét lác / làm thơ, viết lách trịnh trọng bộn lần
chịu đói, nhịn khát / tiệc tùng khoái khẩu nhóc lần.
Sống chỉ 1 lần.
Dứt áo rồi quay lại Phan Rang cả trăm lần.
Sinh ra và chết ôi Phan Rang chỉ 1 lần.
Ngày 10: Từ góc quán cà phê
Sáng nào cũng vậy
túi xách simili rẻ tiền
trước cửa Trung tâm môi giới việc làm – các nàng đến
ngơ ngác nhìn / hỏi / đưa mắt dáo dác tìm
rồi đi.
Hệt nhau
quần jean rộng hơn hay chật hơn
mái tóc dài hơn hay ngắn hơn.
Hệt nhau – nơi đi, điểm đếm
từ những số phận đi tìm những số phận
hi vọng sẽ khác.
Sáng nào cũng thế. Tôi thấy những số phận
đi theo đoàn hay đơn lẻ
bằng dáng đi sụp đổ
biến hút vào trưa.
Biến hút vào trưa
tôi thấy những số phận
cửa sau thành phố.
Ngày 11: Angoisse
Như
bài thơ đã rồi không vãn hồi được
những con chữ bị bỏ rơi
đứng nhìn trân chỗ trống
anh
mãi ở lưng đồi quá khứ / tương lai.
vé tàu đã xé cùi
anh
chợt nhớ một giọng nói ở nhà
rất khẩn.
họ đâu cả rồi?
anh
đứng nhìn trừng chỗ trống.
Chịu cư trú ngoài lề
phó thường dân ngoài lề hội nghị
hơn thế – cuốn sách không bao giờ được mở
anh
học làm quen với không biết.
Đâu phải cứ đi đưa tang mới hiểu cái chết
nó ở cạnh, bên trong, mặt sau anh
lay động anh thăm thẳm.
Ngày 14: Vượt qua Heidegger
Thức giấc / nán lại nhìn
cái bóng xa lạ thiết thân đến xuyên tường đồ vật đặc dày
lù lù có mặt
không thể ghì níu, trốn chạy, đuổi xua, ôm ấp.
Người bạn kiếp xưa chiều mưa muộn đột ngột hiện về
người tình kiếp sau một đêm tả tơi gõ cửa.
Toát lạnh
không thể sống, thở, yêu như đã
khoét rỗng vô hạn không gian
thời gian nở nhanh về vô cực
rớt lại tôi cô độc đỉnh buồn.
Không hỏi tại sao / vì đâu
không ca cẩm đau dẫu viết lại ca từ
á khẩu tôi lao vào núi cấm.
Sướng ôi là sướng
truyền thống ở dướt nịt không trên lưng[1]
thằng bạn hôm qua cao hứng tầm chương khệnh khạng
và phán
ngày mai heidegger bị vượt qua.
Ồ, ngày mai
ngày mai tôi sẽ
mai tôi sẽ
tôi sẽ
điệp khúc vòng CD nhòe
điệp khúc trái tim nóng chảy
heidegger bị vượt qua.
Ngày 15: Hữu thể và hư vô
Và chia tay
cơn mưa trưa bất chợt
khuôn mặt không lạ / chưa quen
chia tay
như chia tay điếu thuốc hút dở
đôi giầy chưa cũ
bỏ quên.
xa hơn
cánh rừng đã cháy, dòng sông đã chết
chia tay vĩnh viễn hay tạm thời
vết thương, khối u, đau chưa tiêu hóa.
tưởng không thể rời bỏ / vẫn chia tay
dấu chân tuổi thơ lưu lãng
bước đi tuổi trẻ lạc lầm
cười gầy của mẹ, nhìn buồn của cha
nụ hôn đầu tiên, câu thơ đầu đời
mái nhà và ngọn đồi
chia tay
cơ hồ không ngoái lại.
vẫn còn yêu / đành chia tay
con đường bầu trời mặt đất
như là dứt áo
mãi mãi một lần.
chúng ta rồi đến lượt
bất ngờ không hẹn trước
chia tay
Ngày 17: Trà Thu Uyên
Tìm người như thể tìm chim[2]
Hai ngàn cây số em đi đâu
tôi gọi tên em trên đường quê
sau ngọn đồi
bên góc phố
tôi gọi tên em trong quán cà phê, tiệm phở
gọi mớ giấc ngủ
gọi tỉnh toan tính làm ăn
gọi rát họng mênh mông gió cát Phan Rang
gọi thầm thì ních chật Sài Gòn siêu thị.
Em về đâu dáng chân khẳng khiu.
(tiếp tục gọi ở bất kỳ đâu, khi tiện)
Cãi lẫy (ở dạng đối thoại)
Em ở đây chứ em đi đâu
nơi tai anh thôi – anh nhấc máy
trước mắt anh mà – anh cứ click
giữa lồng ngực anh – anh thử đập vào thành tim.
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam
(giọng lãng mạn Tiền chiến)
Em bên anh mà em nơi đâu
đời thui hồn anh thành sậm màu
em đốt tim anh tàn trăm mảnh
thả vào Nam mà bay về đâu.
_________________________
[1] John Barth: một nhà văn hiện đại… có một nửa đầu của thế kỷ ở dưới nịt, nhưng không phải ở trên lưng.
[2]theo giọng Eluard