Những Luận Điểm Về Cái Chết Tác Giả

Tác giả: PHẠM KHANG

Theo R.Barthes, một đại diện hậu hiện đại, huyền thoại về nhà văn như người mang phẩm chất thần thánh chuyên chở các giá trị đang biến mất. Trong văn bản không có ghi chép về quyền làm cha và cá nhân nhà văn đánh mất quyền năng đối với văn bản, vì thế không cần tính đến ý nguyện của tác giả, phải quên nó đi. Ông cũng nhấn mạnh: Ngày nay, thay thế nhà văn là người cầm bút, kẻ mang trong mình không phải khát vọng, tâm trạng, tình cảm hay những ấn tượng, mà chỉ là cuốn từ điển lớn từ đó anh ta viết ra không ngừng nghỉ những câu văn của mình. Barthes cho rằng, tác giả là kẻ nửa mạo danh: anh ta có mặt cả trước khi văn bản được viết, cả sau khi nó được hoàn thành; cuối cùng thì chỉ có người đọc mới hoàn toàn có quyền năng đối với cái được nhà văn viết ra mà thôi…

Như vậy, cơ sở quan niệm của R.Barthes đó là tư tưởng về tính tích cực không giới hạn của người đọc, họ độc lập đối với người tạo ra tác phẩm văn học. Tư tưởng này không hoàn toàn mới, bởi nó có nguồn gốc từ mỹ học lãng mạn Đức (V.Humbosdt), nhưng Barthes đã đưa nó đến cực đoan và đối lập giữa tác giả với người đọc như những người không có khả năng giao tiếp, làm cho họ chạm trán nhau, chia cắt họ với nhau…như những người xa lạ…
Một nhà nghiên cứu người Nga là V.N .Todorov lại cho rằng, văn bản chỉ mang tính kỹ thuật, hoặc lùi xuống là thứ đồ chơi của những ngẫu nhiên mà về bản chất xa lạ hoàn toàn với nghệ thuật.
Trong khi A.Companion, học trò của R.Barthed xác định rằng, việc ai đó không thừa nhận ý nghĩa của ý đồ và tư tưởng của tác giả là cội nguồn của hàng loạt những điều phi lý. Cần khắc phục sự đối đầu không có thật "văn bản hoặc tác giả”.
Chưa phân loại
Uncategorized