Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
NHÂN TƯỚNG HỌC KINH DOANH
Trong kinh doanh, người ta thường hay nhìn vào sự lời lỗ của chính mình, nhưng còn một việc khá quan trọng, đó là NHÌN VÀO ĐỐI TÁC. Khi ký kết làm ăn, có 3 con người phải tìm hiểu thật kỹ, hợp tác thành công hay thất bại phần lớn nằm ở 3 người này:
- Người nắm chiến lược: Thông thường là chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn có sai biệt, cho nên cố nhìn cho bằng được người đứng đằng sau cùng là ai thì sẽ là người đó, có khi ông chủ của công ty mẹ hoặc một quan chức cấp cao nào đó.
- Người đứng đầu công việc về tài chính: Thông thường đó là kế toán trưởng nhưng cũng có khi ngoại lệ nếu có bàn tay can thiệp phía sau, cố nhìn ra người cuối cùng.
- Người phụ trách nhân sự: Là người tuyển dụng, định ra chính sách, nội quy, đôn đốc và sắp xếp bộ máy, sắp xếp con người. Thông thường là Trưởng phòng nhân sự, tuy nhiên vẫn có trường hợp Trưởng phòng không có thực quyền mà chỉ nắm cách thức, thủ tục, còn thực quyền có người phía trên nắm giữ, cố nhìn bản chất vấn đề.
Các lý do phải hiểu rõ 3 người này:
- Người nắm chiến lược là người quyết định mức độ ngắn hạn hay dài hạn của sự hợp tác. Nếu chọn đúng đối tác chiến lược, quá trình hợp tác sẽ rất lâu dài. Ngược lại chọn sai, chỉ hợp tác được đúng một hoặc một vài lần rồi ai đi đường nấy, có thể chúng ta không thua lỗ nhưng nguồn lực đã đầu tư nhằm thực hiện sự hợp tác chưa khấu hao xong, công tác hậu xử lý rất mệt.
- Người nắm tài chính mà chu toàn, biết quán xuyến tài chính thì quá trình thanh khoản nhanh chóng, rõ ràng, ít kiện tụng hoặc mít lòng, khó chịu lẫn nhau. Người nắm tài chính kém sẽ gây chậm trễ thanh khoản, thậm chí có thiệt hại và dễ mất lòng nhau trong hợp tác lần sau.
- Người nắm nhân sự tốt, nhân từ, đạo đức, linh hoạt thì sản phẩm ít bị phá, bị lỗi, bị mang tiếng trong dư luận. Người nắm nhân sự tồi (mặc dù đó là việc của đối tác) sản phẩm thường bị lỗi, làm gian làm dối, gây tốn công kiểm tra chất lượng, giám sát làm tăng chi phí cạnh tranh. Thậm chí, sản phẩm tiêu thụ còn mang tiếng là hàng bóc lột, hàng hóa của áp bức lao động, gây phản cảm trong mắt người tiêu dùng.
Các tố chất định hướng hợp tác:
- Tố chất người chiến lược: Người chiến lược cần tố chất nghĩa hiệp, trọng tình bằng hữu, thân thuộc, biết trên biết dưới. Vì tố chất đó mà họ ít khi bỏ rơi bạn bè hay đối tác, dù có thua lỗ cũng cố cùng nhau bày keo khác, hợp tác được lâu dài. Người chiến lược không có tố chất đó, thấy lợi quên bạn nên làm đối tác của họ phải thủ thế là rất ngắn hạn, nên có phương án dự phòng để chuyển hướng.
- Tố chất người tài chính: Người tài chính cần tố chất tiết kiệm, chi li và giữ chữ tín, nói đúng làm đúng, người làm mà không nói cũng chưa chắc tốt, làm việc với họ dễ rơi vào thế bị động, cứ phải chờ họ làm mà họ không chịu hứa nên khó sắp xếp kế hoạch của mình. Người tài chính mà nay nói thế này, mai nói thế khác, hẹn lần hẹn lược thì thôi, hợp tác với họ đu đeo đòi nợ mệt người thêm.
- Tố chất người nhân sự: Phải quyết đoán, không xu nịnh để có độc lập về quyền lực, tránh chức danh hình thức còn quyền lực thuộc cấp trên. Tính cách nhân từ, biết thấu hiểu và cảm thông các khốn khó của người lao động. Nếu bất khả kháng phải cho người lao động nghỉ việc thì cũng phải để họ đi đàng hoàng như lúc họ đến cũng đàng hoàng, không bức ép hoặc gây mất thể diện cho họ kể cả khi họ làm sai, trên đời không ai không sai nhưng làm nhân sự là để nhìn sai mà lần sau tuyển dụng hoặc bố trí con người không sai, chứ không phải đánh cùng giết tận người làm sai.
Nhân tướng học để nhìn ra 3 người đó:
- Về hình tướng: Nếu người trẻ quá do cơ thể chưa phát triển hoặc già hóa do cơ thể lão hóa thì khó nhìn ra hoặc nhìn không chuẩn xác, nhưng nếu họ rơi vào tầm 40 – 60 tuổi thì thông qua gương mặt có thể nhìn ra 60% đến 70% xác suất đúng. Tướng mạo, động tác thì có thể ít thay đổi, nhưng nét mặt thì thay đổi theo sự căng thẳng và sự suy tính của não, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng.
- Về tâm tướng: Người chiến lược thì nhìn vào chữ hiếu của họ, họ bất hòa với anh chị em, bất hiếu với cha mẹ thì phần nhiều là kẻ không nên hợp tác lâu; Người tài chính thì nhìn vào chữ tín, giờ giấc họ có đến trễ hay không, cơm ăn có đúng bữa hay không, … đều có thể nhìn ra; Người nhân sự nhìn vào chữ tâm, thành tích có tranh công với cấp dưới hay không, ăn nhậu có dành trả tiền cho cấp dưới hay không, họ có thường đến nhà cấp dưới hay không, …
Cách phát hiện nhân tướng:
- Phát hiện hình tướng: Cứ chụp trên 200 bức ảnh của một số người cùng một loại công việc đang đảm nhận rồi để gần nhau và nhìn, trực giác sẽ cho biết điểm chung về cá tính của họ.
- Về tâm tướng: Cứ chơi chung rồi để ý vài chục người có cùng công việc, trực giác sẽ cho chúng ta biết cách phát hiện ra họ.
Lưu ý: Không có người toàn xấu hoặc người toàn tốt, những mỗi biểu hiện chỉ phù hợp trong phạm vi của họ, người cá tính này không làm tốt được chuyện khác nhưng chuyện khác nữa thì lại làm rất tốt.
Tóm lại, chỉ dành cho những người cần hợp tác lâu dài với đối tác. Ai chỉ cần sinh lợi nhuận, ăn keo nào bày keo đó thì khỏi cần để ý.
Bảy Vũ (21/8/2019)
--- Chỉ mang tính chất tham khảo ----
Trong kinh doanh, người ta thường hay nhìn vào sự lời lỗ của chính mình, nhưng còn một việc khá quan trọng, đó là NHÌN VÀO ĐỐI TÁC. Khi ký kết làm ăn, có 3 con người phải tìm hiểu thật kỹ, hợp tác thành công hay thất bại phần lớn nằm ở 3 người này:
- Người nắm chiến lược: Thông thường là chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn có sai biệt, cho nên cố nhìn cho bằng được người đứng đằng sau cùng là ai thì sẽ là người đó, có khi ông chủ của công ty mẹ hoặc một quan chức cấp cao nào đó.
- Người đứng đầu công việc về tài chính: Thông thường đó là kế toán trưởng nhưng cũng có khi ngoại lệ nếu có bàn tay can thiệp phía sau, cố nhìn ra người cuối cùng.
- Người phụ trách nhân sự: Là người tuyển dụng, định ra chính sách, nội quy, đôn đốc và sắp xếp bộ máy, sắp xếp con người. Thông thường là Trưởng phòng nhân sự, tuy nhiên vẫn có trường hợp Trưởng phòng không có thực quyền mà chỉ nắm cách thức, thủ tục, còn thực quyền có người phía trên nắm giữ, cố nhìn bản chất vấn đề.
Các lý do phải hiểu rõ 3 người này:
- Người nắm chiến lược là người quyết định mức độ ngắn hạn hay dài hạn của sự hợp tác. Nếu chọn đúng đối tác chiến lược, quá trình hợp tác sẽ rất lâu dài. Ngược lại chọn sai, chỉ hợp tác được đúng một hoặc một vài lần rồi ai đi đường nấy, có thể chúng ta không thua lỗ nhưng nguồn lực đã đầu tư nhằm thực hiện sự hợp tác chưa khấu hao xong, công tác hậu xử lý rất mệt.
- Người nắm tài chính mà chu toàn, biết quán xuyến tài chính thì quá trình thanh khoản nhanh chóng, rõ ràng, ít kiện tụng hoặc mít lòng, khó chịu lẫn nhau. Người nắm tài chính kém sẽ gây chậm trễ thanh khoản, thậm chí có thiệt hại và dễ mất lòng nhau trong hợp tác lần sau.
- Người nắm nhân sự tốt, nhân từ, đạo đức, linh hoạt thì sản phẩm ít bị phá, bị lỗi, bị mang tiếng trong dư luận. Người nắm nhân sự tồi (mặc dù đó là việc của đối tác) sản phẩm thường bị lỗi, làm gian làm dối, gây tốn công kiểm tra chất lượng, giám sát làm tăng chi phí cạnh tranh. Thậm chí, sản phẩm tiêu thụ còn mang tiếng là hàng bóc lột, hàng hóa của áp bức lao động, gây phản cảm trong mắt người tiêu dùng.
Các tố chất định hướng hợp tác:
- Tố chất người chiến lược: Người chiến lược cần tố chất nghĩa hiệp, trọng tình bằng hữu, thân thuộc, biết trên biết dưới. Vì tố chất đó mà họ ít khi bỏ rơi bạn bè hay đối tác, dù có thua lỗ cũng cố cùng nhau bày keo khác, hợp tác được lâu dài. Người chiến lược không có tố chất đó, thấy lợi quên bạn nên làm đối tác của họ phải thủ thế là rất ngắn hạn, nên có phương án dự phòng để chuyển hướng.
- Tố chất người tài chính: Người tài chính cần tố chất tiết kiệm, chi li và giữ chữ tín, nói đúng làm đúng, người làm mà không nói cũng chưa chắc tốt, làm việc với họ dễ rơi vào thế bị động, cứ phải chờ họ làm mà họ không chịu hứa nên khó sắp xếp kế hoạch của mình. Người tài chính mà nay nói thế này, mai nói thế khác, hẹn lần hẹn lược thì thôi, hợp tác với họ đu đeo đòi nợ mệt người thêm.
- Tố chất người nhân sự: Phải quyết đoán, không xu nịnh để có độc lập về quyền lực, tránh chức danh hình thức còn quyền lực thuộc cấp trên. Tính cách nhân từ, biết thấu hiểu và cảm thông các khốn khó của người lao động. Nếu bất khả kháng phải cho người lao động nghỉ việc thì cũng phải để họ đi đàng hoàng như lúc họ đến cũng đàng hoàng, không bức ép hoặc gây mất thể diện cho họ kể cả khi họ làm sai, trên đời không ai không sai nhưng làm nhân sự là để nhìn sai mà lần sau tuyển dụng hoặc bố trí con người không sai, chứ không phải đánh cùng giết tận người làm sai.
Nhân tướng học để nhìn ra 3 người đó:
- Về hình tướng: Nếu người trẻ quá do cơ thể chưa phát triển hoặc già hóa do cơ thể lão hóa thì khó nhìn ra hoặc nhìn không chuẩn xác, nhưng nếu họ rơi vào tầm 40 – 60 tuổi thì thông qua gương mặt có thể nhìn ra 60% đến 70% xác suất đúng. Tướng mạo, động tác thì có thể ít thay đổi, nhưng nét mặt thì thay đổi theo sự căng thẳng và sự suy tính của não, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng.
- Về tâm tướng: Người chiến lược thì nhìn vào chữ hiếu của họ, họ bất hòa với anh chị em, bất hiếu với cha mẹ thì phần nhiều là kẻ không nên hợp tác lâu; Người tài chính thì nhìn vào chữ tín, giờ giấc họ có đến trễ hay không, cơm ăn có đúng bữa hay không, … đều có thể nhìn ra; Người nhân sự nhìn vào chữ tâm, thành tích có tranh công với cấp dưới hay không, ăn nhậu có dành trả tiền cho cấp dưới hay không, họ có thường đến nhà cấp dưới hay không, …
Cách phát hiện nhân tướng:
- Phát hiện hình tướng: Cứ chụp trên 200 bức ảnh của một số người cùng một loại công việc đang đảm nhận rồi để gần nhau và nhìn, trực giác sẽ cho biết điểm chung về cá tính của họ.
- Về tâm tướng: Cứ chơi chung rồi để ý vài chục người có cùng công việc, trực giác sẽ cho chúng ta biết cách phát hiện ra họ.
Lưu ý: Không có người toàn xấu hoặc người toàn tốt, những mỗi biểu hiện chỉ phù hợp trong phạm vi của họ, người cá tính này không làm tốt được chuyện khác nhưng chuyện khác nữa thì lại làm rất tốt.
Tóm lại, chỉ dành cho những người cần hợp tác lâu dài với đối tác. Ai chỉ cần sinh lợi nhuận, ăn keo nào bày keo đó thì khỏi cần để ý.
Bảy Vũ (21/8/2019)
--- Chỉ mang tính chất tham khảo ----