Tác giả: PHẠM KHANG
1.Từ xưa lẽ cùng thông vẫn như thời tiết hàng năm. Phẩm giá con người trong gió bụi, quý ở chỗ hiểu nhau. (Tự cổ cùng thông do tuế tiết/ Phong trần nhân phẩm quý tương tri).
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528-1613).
2. Mà cái gọi là thơ thì không phải là láu lưỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi bút thôi đâu, mà là để ngâm vịnh tính tình, cảm động mà phát ra chí ý nữa. Thế cho nên nếu chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán. Cứ xem thơ người xưa thì có thể thấy chí người xưa vậy…
Phùng Khắc Khoan (Tựa tập thơ Ngôn chí của ông)
3. Phát phẫn trước thư ( Phẫn uất viết sách- Khổng Tử )
4.Thi khả dĩ oán (Thơ có thể bày tỏ nỗi sầu oán) – Khổng Tử
5.Phát phẫn trữ tình (Khuất Nguyên- Được thể hiện rõ nhất trong Ly tao của ông) .
6.Thơ có cùng khốn rồi mới hay (Thi cùng nhi hậu công)- Au Dương Tu (đời Tống).
7. Thơ của người không phải hết thảy đều hay, cũng như thơ người đạt chưa hẳn đều không hay…Những người cùng thơ dễ hay, còn người đạt thơ khó hay.
Cao Chu Thần (Tiêu liêm thi tập hậu).
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528-1613).
2. Mà cái gọi là thơ thì không phải là láu lưỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi bút thôi đâu, mà là để ngâm vịnh tính tình, cảm động mà phát ra chí ý nữa. Thế cho nên nếu chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán. Cứ xem thơ người xưa thì có thể thấy chí người xưa vậy…
Phùng Khắc Khoan (Tựa tập thơ Ngôn chí của ông)
3. Phát phẫn trước thư ( Phẫn uất viết sách- Khổng Tử )
4.Thi khả dĩ oán (Thơ có thể bày tỏ nỗi sầu oán) – Khổng Tử
5.Phát phẫn trữ tình (Khuất Nguyên- Được thể hiện rõ nhất trong Ly tao của ông) .
6.Thơ có cùng khốn rồi mới hay (Thi cùng nhi hậu công)- Au Dương Tu (đời Tống).
7. Thơ của người không phải hết thảy đều hay, cũng như thơ người đạt chưa hẳn đều không hay…Những người cùng thơ dễ hay, còn người đạt thơ khó hay.
Cao Chu Thần (Tiêu liêm thi tập hậu).