Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
NGHIỆP CHƯỚNG
(Truyện ngắn)
Trong một lớp học luân lý, ông thầy giảng về NGHIỆP CHƯỚNG. Nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng là sự báo ứng mang tính trừng phạt đối với một người nào đó cho hành vi sai trái của họ để họ tỉnh ngộ mà hối cải. Điểm khác biệt căn bản giữa nghiệp chướng và trừng phạt chính là chủ thể nhận lấy hậu quả của hành vi sai trái. Nếu một người làm việc sai trái mà sau đó bản thân bị lao tù, nghèo khổ, cô độc thì đó là sự TRỪNG PHẠT. Nhưng nếu một người làm việc sai trái mà sau đó hậu quả do người mà họ thương yêu nhất nhận lấy được gọi là NGHIỆP CHƯỚNG.
Vì lẽ đó mà quan lại thường đi chốn lầu xanh để thương yêu mấy cô bồ nhí hơn cả vợ con, nhằm chuyển cái nghiệp chướng đó cho mấy cô gái phường thanh lâu. Còn mấy cô gái loại đó thì lại thương yêu những lão đại gia cũng để chuyển nghiệp chướng cho hàng giàu có, người giàu gặp nghiệp chướng cũng chả sao. Mấy lão đại gia thì yêu thương nhân viên và những người làm công lại cũng để chuyển cái nghiệp chướng của mình sang cho họ. Người lao động thì làm theo chỉ đạo của ông chủ để tạo lợi nhuận như ngâm hóa chất vào thịt, gian lận hàng hóa, sản xuất hàng giả, … nên vợ con của họ hưởng hết các nghiệp chướng.
Giảng đến đây thì ông thầy gặp một học trò đứng dậy cắt lời: Thưa thầy! Những người làm sai trái thì tại sao họ không bị trừng phạt mà phải trừng phạt những người thân yêu của họ, những người đó đâu có làm sai, phải chăng là quá bất công hay không?
Người họ thương yêu đã nhận quả ngọt thì họ phải chịu báo ứng thay cho người đã đưa quả ngọt cho họ, họ làm sai thì người thân yêu nhất phải chịu trừng phạt, đó cũng là sự công bằng của trời đất. Có vay thì có trả, có hưởng thì phải có chịu.
Vậy hóa ra là vợ con của đại gia và quan lại là không chịu nghiệp chướng hay sao? Một học trò khác phản biện lại thầy.
Nghiệp chướng của đại gia và quan lại chính là do hành vi sai trái của vợ con họ mà ra đó. Nếu vợ không tham lam, con không đòi hỏi, vợ con cùng khuyên nhủ họ thì họ làm gì tạo được nghiệp chướng.
Vậy ai sẽ trừng phạt hành vi sai trái của vợ con họ, thưa thầy!
Chốn lao tù, sự nghèo đói lúc sa cơ của chồng và cha họ chính là nghiệp chướng của họ, nó cũng sẽ trở về với luân lý của nghiệp chướng.
Thế vợ, con của tầng lớp lao động không thể tránh khỏi nghiệp chướng đổ hết trên đầu họ hả thầy?
Có thể tránh được nếu chồng và cha của họ cố gắng làm quan hoặc làm giàu để thoát cảnh bần hàn và làm thuê.
Vậy thì có khác nào họ đang tạo nghiệp chướng mới?
Nói như các em thì tốt nhất là đừng ai làm chuyện sai trái để tạo nghiệp chướng là xong mà. Còn nếu cứ làm chuyện sai trái thì nghiệp chướng sẽ trút hết lên đầu những người thương yêu nhất của chính họ. Còn nếu họ cứ đi yêu thương lòng vòng nhằm phủ bỏ nghiệp chướng thì là một con người đau khổ nhất trên thế gian, vì muốn yêu mà không dám yêu người mình yêu.
Đặng Hoàng Vũ (13/4/2018)
(Truyện ngắn)
Trong một lớp học luân lý, ông thầy giảng về NGHIỆP CHƯỚNG. Nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng là sự báo ứng mang tính trừng phạt đối với một người nào đó cho hành vi sai trái của họ để họ tỉnh ngộ mà hối cải. Điểm khác biệt căn bản giữa nghiệp chướng và trừng phạt chính là chủ thể nhận lấy hậu quả của hành vi sai trái. Nếu một người làm việc sai trái mà sau đó bản thân bị lao tù, nghèo khổ, cô độc thì đó là sự TRỪNG PHẠT. Nhưng nếu một người làm việc sai trái mà sau đó hậu quả do người mà họ thương yêu nhất nhận lấy được gọi là NGHIỆP CHƯỚNG.
Vì lẽ đó mà quan lại thường đi chốn lầu xanh để thương yêu mấy cô bồ nhí hơn cả vợ con, nhằm chuyển cái nghiệp chướng đó cho mấy cô gái phường thanh lâu. Còn mấy cô gái loại đó thì lại thương yêu những lão đại gia cũng để chuyển nghiệp chướng cho hàng giàu có, người giàu gặp nghiệp chướng cũng chả sao. Mấy lão đại gia thì yêu thương nhân viên và những người làm công lại cũng để chuyển cái nghiệp chướng của mình sang cho họ. Người lao động thì làm theo chỉ đạo của ông chủ để tạo lợi nhuận như ngâm hóa chất vào thịt, gian lận hàng hóa, sản xuất hàng giả, … nên vợ con của họ hưởng hết các nghiệp chướng.
Giảng đến đây thì ông thầy gặp một học trò đứng dậy cắt lời: Thưa thầy! Những người làm sai trái thì tại sao họ không bị trừng phạt mà phải trừng phạt những người thân yêu của họ, những người đó đâu có làm sai, phải chăng là quá bất công hay không?
Người họ thương yêu đã nhận quả ngọt thì họ phải chịu báo ứng thay cho người đã đưa quả ngọt cho họ, họ làm sai thì người thân yêu nhất phải chịu trừng phạt, đó cũng là sự công bằng của trời đất. Có vay thì có trả, có hưởng thì phải có chịu.
Vậy hóa ra là vợ con của đại gia và quan lại là không chịu nghiệp chướng hay sao? Một học trò khác phản biện lại thầy.
Nghiệp chướng của đại gia và quan lại chính là do hành vi sai trái của vợ con họ mà ra đó. Nếu vợ không tham lam, con không đòi hỏi, vợ con cùng khuyên nhủ họ thì họ làm gì tạo được nghiệp chướng.
Vậy ai sẽ trừng phạt hành vi sai trái của vợ con họ, thưa thầy!
Chốn lao tù, sự nghèo đói lúc sa cơ của chồng và cha họ chính là nghiệp chướng của họ, nó cũng sẽ trở về với luân lý của nghiệp chướng.
Thế vợ, con của tầng lớp lao động không thể tránh khỏi nghiệp chướng đổ hết trên đầu họ hả thầy?
Có thể tránh được nếu chồng và cha của họ cố gắng làm quan hoặc làm giàu để thoát cảnh bần hàn và làm thuê.
Vậy thì có khác nào họ đang tạo nghiệp chướng mới?
Nói như các em thì tốt nhất là đừng ai làm chuyện sai trái để tạo nghiệp chướng là xong mà. Còn nếu cứ làm chuyện sai trái thì nghiệp chướng sẽ trút hết lên đầu những người thương yêu nhất của chính họ. Còn nếu họ cứ đi yêu thương lòng vòng nhằm phủ bỏ nghiệp chướng thì là một con người đau khổ nhất trên thế gian, vì muốn yêu mà không dám yêu người mình yêu.
Đặng Hoàng Vũ (13/4/2018)