Tác giả: THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN
Con lạc đà mãi đi trên cát: Đế chân to
Con sếu, con cò… lội sông, nên cẳng dài như que giẽ
Hươu ăn lá cành cao nên cổ mới ngoằng ra như thế
Con người mãi nghĩ cách vơ vào mình, nên óc mới to ra (?!)
Nếu lạc đà chân nhỏ… đâu đi được trên sa mạc mù xa!
Nếu: hạc, sếu, cò… ngắn chân, thì làm sao lội nước!
Nếu cá không vây thì làm sao bơi được
…Nếu không tham lam, đâu thể gọi là người (!?!)
Che chở cho con mình, Kanguru sinh ra cái túi
Gà mẹ xoè cánh ôm che đàn con nấp tránh qụa diều
Răng cá sấu nhọn dài nhưng vẫn ngậm con mình êm ái
Loài người nuôi con, hy vọng nhờ vả tuổi già… hoặc chống gậy lúc đi xa
Cá hồi, cả đời tìm về nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi trứng nở ra
Con thú chết quay đầu về núi…
Con cá đồng chỉ thích quẩn quanh ở những nơi nước cạn
Con người thì bất cứ chỗ nào… chỉ để tranh đoạt miếng ăn (?)
***
Con trâu, con bò chỉ cười khi ngửi “cái hay hay”
Con rùa cả trăm năm, có khi chỉ kêu lên vài tiếng
Con chó, con chim… “ngủ với nhau” giữa thanh thiên bạch nhật
Chỉ có con người thậm thụt trong đêm (!)
Thú đực, tạo dáng mã, toả hương thơm, khoe sức mạnh,
đánh nhau một mất một còn: dành bạn tình, dành con cái non tơ động cỡn
chỉ có con người dùng đủ mưu mô thủ đoạn… bon chen công danh, chức quyền…
cũng chỉ vì tiền, vì sĩ diện hão huyền… và vì: TÚM LÔNG ĐEN…
Vượn cái trên cây, trúng tên người đi săn
Vẫn biết bứt lá nặn sữa mình trao sang con vượn đực
Để dành cho đứa con nhỏ dại, trước khi lìa cành cao rơi xuống
…Con người khi sắp lìa đời, vẫn muốn dặn dò về mồ mả, khói hương (!)
Để giữ trật tự cộng đồng:
kẻ mạnh đã sinh ra bao chế định và những lời lừa phỉnh
đám đông như lũ dê cừu, bò trâu, gà vịt…
Chỉ mấy người chăn, vài con chó… là có thể lùa đi (?!)
Ai nói lời chê, ai cưỡng lại…
đều bị chỉ trích, cô lập bủa vây dư luận thổi đồn, triệt tiêu đường sống
Loài người nặn ra ngôn từ: “cao thượng, khôn ngoan…” rồi tự cho mình là thế!
đâu biết học cách của muôn loài: thanh lọc những thành viên yểu bệnh (?)
mà lại nuông tuồng cho kẻ tiện nhân truy sát những trang nam tử,
…người luơng thiện nhân từ, thường thua lũ bất lương
Để duy trì trật tự cộng đồng, loài vật thường quyết đấu một cách sòng phẳng
Kẻ thắng hưởng nhiều quyền…,
nhưng trách nhiệm bảo vệ, phát triển bầy đàn cũng vô cùng nặng nề, to lớn
và chỉ sơ sẩy một lần duy nhất là kẻ khác phế truất ngay
Con cầm đầu mất quyền, mất bầy đàn, mất luôn tất cả…
Lủi thủi một mình, tìm đến những nơi hẻo lánh: mỏi mòn, già nua và HẾT
Nuối tiếc thời trai tráng bên những nàng non tơ mơn mởn…
và những trận đánh oai hùng, chiến thắng rền vang
Loài người thì khác hẳn!
Duy trì giống nòi là quyền của mọi người, bình đẳng…
Từ kẻ đù đờ bệnh hoạn tật nguyền, không có khả năng tự sống…
Đến nguyên thủ, nhà khoa học, những người có đầu óc minh thái thần thông…
Cũng chỉ một vợ một chồng, ai cũng thế… với chiêu bài vẽ ra “cái lòng chung thuỷ”
Con cái thì kẻ đù đờ thoải mái đẻ sinh năm, sinh bảy…
Người ưu tú lại chỉ một, hai – ai đẻ hơn thì không là nguời tiến bộ (!?!)
Cứ thế thì loài người sẽ đi đến đâu??? Nếu không là: Lụn bại!
Vì cái gì? Nếu không là thói tham lam ích kỷ!
Vì tầm nhìn quá thông minh của vài người cụ thể…
Nhưng với lịch sử thì tầm nhìn ấy lại quá ngắn lùn, tủn mủn, ngô nghê…
THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN
Con sếu, con cò… lội sông, nên cẳng dài như que giẽ
Hươu ăn lá cành cao nên cổ mới ngoằng ra như thế
Con người mãi nghĩ cách vơ vào mình, nên óc mới to ra (?!)
Nếu lạc đà chân nhỏ… đâu đi được trên sa mạc mù xa!
Nếu: hạc, sếu, cò… ngắn chân, thì làm sao lội nước!
Nếu cá không vây thì làm sao bơi được
…Nếu không tham lam, đâu thể gọi là người (!?!)
Che chở cho con mình, Kanguru sinh ra cái túi
Gà mẹ xoè cánh ôm che đàn con nấp tránh qụa diều
Răng cá sấu nhọn dài nhưng vẫn ngậm con mình êm ái
Loài người nuôi con, hy vọng nhờ vả tuổi già… hoặc chống gậy lúc đi xa
Cá hồi, cả đời tìm về nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi trứng nở ra
Con thú chết quay đầu về núi…
Con cá đồng chỉ thích quẩn quanh ở những nơi nước cạn
Con người thì bất cứ chỗ nào… chỉ để tranh đoạt miếng ăn (?)
***
Con trâu, con bò chỉ cười khi ngửi “cái hay hay”
Con rùa cả trăm năm, có khi chỉ kêu lên vài tiếng
Con chó, con chim… “ngủ với nhau” giữa thanh thiên bạch nhật
Chỉ có con người thậm thụt trong đêm (!)
Thú đực, tạo dáng mã, toả hương thơm, khoe sức mạnh,
đánh nhau một mất một còn: dành bạn tình, dành con cái non tơ động cỡn
chỉ có con người dùng đủ mưu mô thủ đoạn… bon chen công danh, chức quyền…
cũng chỉ vì tiền, vì sĩ diện hão huyền… và vì: TÚM LÔNG ĐEN…
Vượn cái trên cây, trúng tên người đi săn
Vẫn biết bứt lá nặn sữa mình trao sang con vượn đực
Để dành cho đứa con nhỏ dại, trước khi lìa cành cao rơi xuống
…Con người khi sắp lìa đời, vẫn muốn dặn dò về mồ mả, khói hương (!)
Để giữ trật tự cộng đồng:
kẻ mạnh đã sinh ra bao chế định và những lời lừa phỉnh
đám đông như lũ dê cừu, bò trâu, gà vịt…
Chỉ mấy người chăn, vài con chó… là có thể lùa đi (?!)
Ai nói lời chê, ai cưỡng lại…
đều bị chỉ trích, cô lập bủa vây dư luận thổi đồn, triệt tiêu đường sống
Loài người nặn ra ngôn từ: “cao thượng, khôn ngoan…” rồi tự cho mình là thế!
đâu biết học cách của muôn loài: thanh lọc những thành viên yểu bệnh (?)
mà lại nuông tuồng cho kẻ tiện nhân truy sát những trang nam tử,
…người luơng thiện nhân từ, thường thua lũ bất lương
Để duy trì trật tự cộng đồng, loài vật thường quyết đấu một cách sòng phẳng
Kẻ thắng hưởng nhiều quyền…,
nhưng trách nhiệm bảo vệ, phát triển bầy đàn cũng vô cùng nặng nề, to lớn
và chỉ sơ sẩy một lần duy nhất là kẻ khác phế truất ngay
Con cầm đầu mất quyền, mất bầy đàn, mất luôn tất cả…
Lủi thủi một mình, tìm đến những nơi hẻo lánh: mỏi mòn, già nua và HẾT
Nuối tiếc thời trai tráng bên những nàng non tơ mơn mởn…
và những trận đánh oai hùng, chiến thắng rền vang
Loài người thì khác hẳn!
Duy trì giống nòi là quyền của mọi người, bình đẳng…
Từ kẻ đù đờ bệnh hoạn tật nguyền, không có khả năng tự sống…
Đến nguyên thủ, nhà khoa học, những người có đầu óc minh thái thần thông…
Cũng chỉ một vợ một chồng, ai cũng thế… với chiêu bài vẽ ra “cái lòng chung thuỷ”
Con cái thì kẻ đù đờ thoải mái đẻ sinh năm, sinh bảy…
Người ưu tú lại chỉ một, hai – ai đẻ hơn thì không là nguời tiến bộ (!?!)
Cứ thế thì loài người sẽ đi đến đâu??? Nếu không là: Lụn bại!
Vì cái gì? Nếu không là thói tham lam ích kỷ!
Vì tầm nhìn quá thông minh của vài người cụ thể…
Nhưng với lịch sử thì tầm nhìn ấy lại quá ngắn lùn, tủn mủn, ngô nghê…
THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN