Tác giả: Việt Dương Nhân
Nguyễn Thị Bảy
Sanh 11 tháng 8 năm 1946
Tại Bình Chánh - Gia Định (Việt Nam)
Làm thơ, viết văn có những bút hiệu: Việt Quốc Hùng, Quốc Hương, Thanh Thiên Tâm, Nguyễn Chánh Nhựt, Song Bình, Dạ Nguyệt, Hỏa Phong Địa Thủy, T.C.H., Bình Chánh. Từ năm 1977 đến nay (2008) đã đăng nhiều báo Hải Ngoại : Tiếng Gọi Phục Quốc, Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Nhân Bản, Y-Giới-Việt-Nam-Tự-Do, Ép Phê, Thông Luận, Á Châu, Đất Nước, Chống Cộng, Luân Lưu, Liên Lục Địa, Ngày Mới, Bản Tin Quân Nhân... (France), Văn Tiến (Belgique), Nguyệt San Nghệ Thuật, Nguyệt San Việt Nam... (Canada), Trắng Đen, Cỏ Thơm, Sóng Thần, Thế Kỷ 21, Thi Văn, Hồn Quê, Chí Linh, Đại Chúng, Con Ong Việt, Giao Mùa, Về Nguồn, Cánh Én, Thời Báo, Tự Do Dân Bản, Văn Hữu, Thời Luận, Đặc San Biển Đông, Trống Đồng, Mai, Việt Nam Nhựt Báo (Vietnamdailly) (U.S.A.). Diễn Đàn Việt Nam - VN-Forum (Đức)... , Hương Xa (Na Uy), Phụ Nữ Việt, Đắc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Thư Viện Việt Nam, Một Góc Phố, ViệtLand, Phụ Nữ Việt, Trường Việt, Trường trung Học Lê Văn Dưyệt, ViệtBáo_online, Viet.no (Nauy) ...
Góp mặt cùng với 27 nhà thơ Hải Ngoại trong "Tuyển Tập Thơ Mùa Tình Yêu Xuân 2000" Cỏ Thơm xuất bản, do Lưu Nguyễn Đạt và Nguyễn Thi-Ngọc-Dung chủ trương tại Virginia - U.S.A. Có thơ trong quyển "Esquisses de l’Âme" La Bibliothèque Internationale De Poésie 1999. Góp mặt cùng 31 văn_thi_sĩ trong "Tuyển Tập Phụ Nữ Việt 2006".
Và rất say mê đóng kịch, hát cải lương tại Pháp. Lấy nghệ danh Quốc Hương.
Đã xuất bản và trình làng :
* Thi tập "BỐN PHƯƠNG CHÌM NỔI" tại PARIS 1998.
* Tập truyện "Gió Xoay Chiều" Xuất bản Nguyên Việt 2001.
* Tập truyện "Đàn Chim Việt" Xuất bản Nguyên Việt Paris 2004.
Sắp ấn bản :
* Thi tập II "Cát Bụi" -
* Thi tập III "Thoáng Qua",
* Truyện dài "Mai Ly",
* Tập truyện III "Bến Xưa".
Tâm niệm :
Mong muốn tất cả nhân loại đều yêu thương nhau. Lòng luôn luôn cầu nguyện cho một nền Hòa-Bình Thế-Giới.
Nguyễn - Việt Dương Nhân
94200 IVRY-sur-Seine (France)
Vietduongnhan2@yahoo.fr
Diễn Ngâm : Uyên Phương Minh Nguyệt
Bốn Phương Chìm Nổi
Kính dâng Thầy Thích Minh T.
Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.
Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.
Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
Nay còn chút tâm tình ước mong:
Sao cho tất cả đều được phước
Trải một kiếp người TÂM trắng trong.
(Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994
Nhà Văn Tô Vũ
Giới thiệu tập thơ
"Bốn Phương Chìm Nổi"
Của thi sĩ
Việt Dương Nhân
Dịp trình làng một tác phẩm đầu tay, là một dịp vui mừng hiếm có cho một tác giả. Ngày ra mắt là một ngày vui trọng đại đánh dấu son đậm trong cuộc đời cầm bút, ghi khắc trong trí óc những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, những cả giác không bao giờ xóa nhòa.
Thật vậy, ngày ra mắt tác phẩm là cụ thể hóa bao tâm tư suy nghĩ, cụ thể hóa bao cảm giác, bao cảm xúc tâm hồn đã tạo lên trong lúc hình thành tập thơ tập truyện, bao thời giờ khó nhọc, vất vả, mê say không kể ngày đêm, có khi quên ăn, bỏ ngủ để kết thúc bài viết trong điều kiện mong ước.
Thụ thai một đứa con tinh thần không có thời gian nhất định, có thể là vài tháng, có thể vài năm, có thể là vài chục năm nhất là sáng tác tùy hứng không bị điều kiện nào dàng buộc. Tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của thi sĩ Việt Dương Nhân là một thí dụ điển hình. Bài Về Đất Mẹ đã ghi sáng tác năm 1976, và liên tiếp những năm sau 76, những năm 80, những năm 90 đều có những bài sáng tác, gần nhất là trong năm nay, năm 1998, như thế chứng tỏ tập thơ này đã có 22 tuổi đời kể từ bài đầu. Ngoài tinh thần và nhịp sáng tác của tác giả, phải nói đến những điều kiện cụ thể để in ra tập thơ, tập truyện, mà không phải ai cũng có đủ. Mt tác giả chưa có tiếng tăm trên văn đàn, không thể tìm thấy mt nhà xuất bản nhận in tác phẩm của mình, vì vấn đề lợi tức của họ, đừng nói đến món thơ là món khó tiêu thụ. Vì vậy nhiều tác phẩm đã phải do chính tác giả bỏ tiền ra in để tự mình phát hành lấy. Do đó cái cơ may của mt tác phẩm được trình làng rất hiếm hoi, vì còn tùy thuc điều kiện sáng tác, nhất là tùy thuộc điều kiện xuất bản.
Tựa đề Bốn Phương Chìm Nổi đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tập thơ. Người đọc lúc cầm đến tập thơ đã có một quan niệm tổng quát về nội dung. Tựa đề đã cho thấy ngay tâm sự của tác giả, và đã phóng đoán ngay được cuộc đời của tác giả, hẳn phải đã sống nhiều, gặp nhiều gian truân, gặp nhiều cảnh ngộ sóng gió ngang trái, hẳn phải có những thăng trầm, hẳn phải có nhiều nghịch cảnh để lại những vết hằn trên tâm hồn.
Giỡ tập thơ, đọc bài "Ngỏ" ở trang đầu, nhà thơ đã cho biết ngay những động cơ nào đã thúc đẩy sáng tác cả trăm bài thơ từ lâu, và cũng đã cho biết tập thơ của thi sĩ quay quanh bốn đề tài :
Quê hương, Thân phận, Tình yêu và Đạo Lý.
Hãy lướt qua từng bài, để tìm hiểu tác phẩm và tác giả :
Đề tài thứ nhứt : Quê Hương
Tác giả đã sáng tác gần mười bài nói lên tình yêu quê hương tha thiết, mối sầu vong quốc, nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ biểu hiệu cho quê hương mà tác giả hy vọng một ngày gần đây chính tay sẽ cắm lên nóc chợ Sài-Gòn, cũng như hy vọng :
Mấy mươi năm tạm quê người,
Năm hai ngàn đến, nụ cười đoàn viên
Hồn thiêng sông núi ba miền,
Reo vui đón nhận Nhân Quyền Tự Do.
(Trích bài "Đưa Nhau Về Năm 2000")
Đề tài thứ hai và thứ ba : Thân Phận và Tình yêu. Hai đề tài nầy rất phong phú, khai triển khoảng ba chục bài.
Nói đến thân phận tác giả viết :
Con biết thân con phận lạc loài,
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn phương chìm nổi như mây khói,
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi...
...Đời con như thuyền trong cơn sóng,
Vùi dập tơi bời giữa biển đông
(Trích bài Bốn Phương Chìm Nổi)
Vì đâu mà gây những cảnh đau thương ?
1) Vì tình yêu * Bài Mong Đợi...
Yêu làm chi ? Yêu để mà làm gì ?
Thôi thì nhận. Vì yêu đành phải khổ...
Giây phút yêu là hạnh phúc trắng trong
Dầu ôm khổ cũng bằng lòng mong đợi.
* Bài Yêu Triền Miên
(Đồng sáng tác với Nguyễn Thành Hoàng và Lý Dặm Trường)
Tôi muốn thôi yêu, thôi nhớ, thôi... thương
Thôi... những đêm thao thức suốt canh trường
Đời ! Tiền đã bạc, sao tình cũng bạc ?
Mà tim yêu muôn thuở vẫn chưa ngừng.
2) Vì Tình thương đồng loại * Bài Đốt Nén Hương Tâm
Làm sao có thể ung dung ngồi an hưởng
Khi giữa đời còn vướng quá đau thương
Đốt nén hương tâm, xin khấn nguyện với lòng
Giúp kẻ té, không trông tìm lợi lộc.
* Bài Bố Thí :
Ai ơi ! hãy xót xa đời,
Cơm no áo ấm của Trời cho ta
Có dư bố thí gọi là :
Như giao thượng Đế cất mà mất đâu.
Đề tài thứ tư : Đạo giáo
Sẵn có tâm Bồ Đề thương người hoạn nạn nghèo nàn, với tâm trạng yếm thế, buồn vì số phận, buồn vì tình ái long đong, thi sĩ
đã đến với tôn giáo để tìm con đường thanh thản bình yên trong tâm hồn trí não.
* Bài Trên Đường Quy Phật :
Trên đường Quy Phật chập chùng,
Đèo cao núi thẳm ráng cùng vượt qua
Sông sâu biển rng bao la,
Quyết tâm bơi lội cố qua bến bờ
* Bài Hứng Giọt Mưa Kinh:
Bấy lâu hứng giọt mưa Kinh
Lau chùi cát bụi bám linh hồn nầy
Bây giờ tâm được như vầy
Nhờ mưa Kinh rửa những ngày tháng qua
Kết luận
Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, tôi xin
trân trọng gửi đến thi sĩ Việt Dương Nhân hai lời mừng :
* Lời mừng thứ nhứt : thi sĩ đã thực hiện được giấc mơ :
Yêu thơ tôi tập làm thơ,
Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người
(Bài yêu Thơ)
Lời mừng thứ hai : qua tôn, giáo thi sĩ đã tìm
thấy yên ổn tâm hồn, lấy lại được bình tĩnh và
yên vui trong tâm trí :
Bao đêm khấn nguyện Di Đà,
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa,
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.
(bài Khấn Nguyện)
Ba Lê ngày 25 tháng 10 năm 1998
Tô Vũ (Paris)
Lê Anh Tuấn
Giới thiệu
Tác giả và tác phẩm
''Bốn Phương Chìm Nổi''
Của Việt Dương Nhân
... Tôi xin phép được lướt nhanh qua phần trên, mặc dầu tôi cho đây là phần quan trọng, tôi vẫn cứng đầu nghĩ rằng, lý lịch của một tác giả phải thể hiện qua chính tác phẩm của mình. Tấm căn cước do cảnh sát cấp cho mỗi công dân không đưa ra bằng chứng văn học nào hết. kỳ cùng, nếu không ai tìm ra được thân thế của một tác giả lớn, thì chính tác giả đó sẽ đi vào huyền thoại văn học. Trong văn học V.N., cho đến nay, trường họp T.T.KH. vẫn còn là một nghi án, chưa ai chứng minh được tác giả nầy là ai. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, không nhiều thì ít, mỗi người đều mắc nợ T.T.KH. một vài câu thơ.
Trên đây tôi xin chấm dứt phần thân thế tác giả.
Bây giờ...
Chúng ta hãy bắt đầu nói về :
Bốn Phương Chìm Nổi và Việt Dương Nhân.
Vào thế kỷ 19, một triết gia phương tây đột nhiên tuyên bố một điều rất ăn khớp với tư tưởng Á Đông ‘’ Con người là trò chơi của Thượng Đế’’. Trò chơi nầy đã khiến đại văn hào pháp André Gide đẩy nhân vật Alissa của ông vào khung cửa hẹp. André Malraux thì bảo rằng : ‘’ Yêu chân lý là yêu và chấp nhận sự chết, vì chân lý nằm bên cạnh cái chết ’’, J. Steinbeck đã kết thúc tập truyện : ''Of mice and men'', bằng sự giết chết đứa em do chính hai bàn tay một người anh thương yêu em mình hết mực. Nguyễn Du đã đưa nhân vật khả kính nhất của ông trong Truyện Kiều vào chốn thanh lâu...
Có những lúc con người đã nổi dậy chống đối mảnh liệt trò chơi nầy. Nietzsche đã phủ nhận vai trò của Thượng Đế - Hemingway tuyên bố qua tác phẩm ''The old men and the sea'', con người có thể chết, nhưng không thể thua cuộc...
Hình ảnh trò chơi của thượng Đế, thật ra ở Á-Đông, chỉ gồm vào hai chữ ''Thiên mệnh hay Thiên ý''.
Sách truyện Trung Quốc thường nói ‘’thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong’’ (thuận theo mệnh Trời thì còn, nghịch với mệnh Trời thì mất). Làm người, khó biết được thế nào là thuận, thế nào là nghịch. Các dân tộc Đông-Á, nhất là Trung hoa và Việt Nam vẫn thường kính lạy Trời Đất, nhưng chẳng ai giải thích được tường tận thế nào là nghịch thế nào là thuận, vì thế mà cái kiếp người, tự lúc sinh ra đời đến khi từ giã nó, từ cùng đinh hạng hay đến đế vương uy hiển, có được mấy người không biết đến cái kiếp nhân sinh ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Tôi nghỉ không ngẫu nhiên mà Việt Dương Nhân đặc cho đứa con đầu lòng cái tựa đề nầy.
Một tác phẩm là một cõi tâm sự. Càng u uất tác phẩm càng kín đáo. Cấu trúc của tác phẩm tùy vào trình độ thẩm thấu cuộc đời của chính tác giả thai nghén nó.
Đã là một công trình kiến trúc, như cái nhà chẵn hạn, có thể thô sơ bằng tranh hay rơm rạ, có thể bằng gỗ và cũng có thể bằng đá cẩm. Ngoài ra còn phải kể đến lối kiến trúc, mỹ thuật và trình độ xây dựng công trình, chưa kể nhà cất bên sông hay trên lưng đồi v.v...
Có thể khẳng định một điều mà ít sợ sai lầm :
Kiến trúc càng đồ sộ, càng đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn cho sự chiêm ngưỡng nó.
Trong âm nhạc chẳng hạn, người ta dể thông cảm với đoản khúc ‘’ Lettre à Élise’’ của Beethoven hơn đại hòa tấu khúc ‘’ La Symphonie Pastorale 9’’ của chính ông .
Nguyễn Du tiên liệu tác phẩm Kiều khó có thể được thưởng thức rộng rãi vào thời Ông.
"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khắp Tố Như ?"
(Không biết 300 năm sau có ai trong đời hiểu được cõi lòng của Tố Như ? )
Và mãi đợi đến thế hệ của chúng ta, khi mà những giá trị Phương Tây lấn vào văn hóa Á-Đông, xô ngã đi những bức bình phong cổ kính, kiểu :
"Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ đọc Thúy Vân - Thúy Kiều."
Ta mới thấy được Cụ Tiên Điền là bực thầy vô tiền khoáng hậu trong thi ca Việt Nam.
Tại sao tôi nói về cấu trúc tác phẩm và về niềm u uất của Nguyễn Du mà không hề đá động gì đến Bốn Phương Chìm Nổi ?
Thật giản dị, có thể nói Nguyễn Du là cây thước đo giá trị của thi ca Việt Nam hiện đại.
Cái đặc trưng của Truyện Kiều chính là nỗi u uất của cựu thần nhà Lê, khi phải quy phục Nguyễn Triều một cách bất đắc dĩ, vì sự sống, đã khiến nhà nho Tố Như khắc khoải mãi trong tâm tư của một người thanh cao mà phải sống trong ô trọc :
Kiều là biểu trưng niềm u uất nầy, nàng đẹp, tài ba, có đủ tất cả mọi điều kiện làm người thục nữ trâm anh khuê các, ấy thế mà đời nàng phải đọa đày vào thanh lâu, lúc tựa Thúc Sinh, khi nhờ Từ Hải, cuộc sống trôi dạt như lục bình trôi sông, người mình yêu Kim Trọng chỉ xuất hiện mờ ảo như cánh nhạn vụt ngang trời xanh, Kim Trọng là hình ảnh của nhà Lê, là ước vọng thanh cao của Nguyễn Du.
Thơ của Việt Dương Nhân bàng bạc một cánh hoa yếu đuối, trường kỳ khát vọng một chốn trao thân gởi phận :
Rừng đêm hoang vắng ai Quân Tử?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !
Một đóa hoa tàn giữa Rừng Đêm, một đời Kiều khởi đầu ở lầu Ngưng Bích . Đóa hoa cầu Quân Tử, Kiều ngồi ’’Tưởng người dưới nguyệt chén đồng’’. Cả hai tìm một nơi chốn, một cái gì cố định , cả hai muốn cuộc đời ngừng lại .
Chẳng lẽ cả tập Bốn Phương Chìm Nổi chỉ nói về hoa tàn trăng khuyết thôi sao ?
Không. Tập thơ có tất cả: nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận, tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...Tất cả đều hiện diện, tất cả đều có trong ’’cuộc bể dâu’’ , tất cả ‘’những điều trông thấy’’ kia như dòng nước bạc đã đẩy đóa hoa vào chốn ‘’Rừng Đêm’’ không bóng người.
Người ta có thể đặt câu hỏi : phải chăng thi nhân đã chịu lắm phong trần sương gió ?
Phải thì sao ? Không phải thì thế nào ?
Riêng tôi, nếu ai muốn nêu ý kiến, tôi chỉ có vài câu Kiều, (lại Kiều) để trả lời :
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần.
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
Kính thưa quý vị, quý thân hữu,
Hôm nay Việt Dương Nhân mời chúng ta thưởng ngoạn một cấu trúc thi ca mà Bà đã bỏ ra khá nhiều tâm huyết để hình thành. Cấu trúc nầy là góp nhặt rải rác những giây phút sống thật của cuộc đời tác giả .
Cấu trúc đồ sộ hay vụng về, hoàn toàn tùy vào sức lôi cuốn của nó đối với đọc giả trong những ngày sắp tới.
Tôi tin rằng.
Mọi người hiện diện buổi ra mắt tập thơ hôm nay đều vì tấm chân tình của tác giả mà đến.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào ngôi nhà :
‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn thấy ở trong nó một khía cạnh, một ý niệm hay ngay cả một thành kiến nào đó. Quyền phê phán nằm trong tay của quý vị.
Ở đây tôi chỉ khẳng định với quý vị một yếu tố thật nhỏ : Cấu trúc ngôi nhà của Việt Dương Nhân có thể bằng một thứ chất liệu tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn nào đó...Nhưng điều khẳng định của tôi là, trong nó có một bếp lửa, thật ấm, thật nhiệt tình và thật cởi mở đang chào đón quý vị.
Xin chân thành chia vui cùng Việt Dương Nhân trong dịp sinh nhựt đứa con tinh thần đầu lòng.
Xin thay mặt Việt Dương Nhân trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Lê Anh Tuấn
(Paris, chiều thu 25-10-1998)
Sanh 11 tháng 8 năm 1946
Tại Bình Chánh - Gia Định (Việt Nam)
Làm thơ, viết văn có những bút hiệu: Việt Quốc Hùng, Quốc Hương, Thanh Thiên Tâm, Nguyễn Chánh Nhựt, Song Bình, Dạ Nguyệt, Hỏa Phong Địa Thủy, T.C.H., Bình Chánh. Từ năm 1977 đến nay (2008) đã đăng nhiều báo Hải Ngoại : Tiếng Gọi Phục Quốc, Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Nhân Bản, Y-Giới-Việt-Nam-Tự-Do, Ép Phê, Thông Luận, Á Châu, Đất Nước, Chống Cộng, Luân Lưu, Liên Lục Địa, Ngày Mới, Bản Tin Quân Nhân... (France), Văn Tiến (Belgique), Nguyệt San Nghệ Thuật, Nguyệt San Việt Nam... (Canada), Trắng Đen, Cỏ Thơm, Sóng Thần, Thế Kỷ 21, Thi Văn, Hồn Quê, Chí Linh, Đại Chúng, Con Ong Việt, Giao Mùa, Về Nguồn, Cánh Én, Thời Báo, Tự Do Dân Bản, Văn Hữu, Thời Luận, Đặc San Biển Đông, Trống Đồng, Mai, Việt Nam Nhựt Báo (Vietnamdailly) (U.S.A.). Diễn Đàn Việt Nam - VN-Forum (Đức)... , Hương Xa (Na Uy), Phụ Nữ Việt, Đắc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Thư Viện Việt Nam, Một Góc Phố, ViệtLand, Phụ Nữ Việt, Trường Việt, Trường trung Học Lê Văn Dưyệt, ViệtBáo_online, Viet.no (Nauy) ...
Góp mặt cùng với 27 nhà thơ Hải Ngoại trong "Tuyển Tập Thơ Mùa Tình Yêu Xuân 2000" Cỏ Thơm xuất bản, do Lưu Nguyễn Đạt và Nguyễn Thi-Ngọc-Dung chủ trương tại Virginia - U.S.A. Có thơ trong quyển "Esquisses de l’Âme" La Bibliothèque Internationale De Poésie 1999. Góp mặt cùng 31 văn_thi_sĩ trong "Tuyển Tập Phụ Nữ Việt 2006".
Và rất say mê đóng kịch, hát cải lương tại Pháp. Lấy nghệ danh Quốc Hương.
Đã xuất bản và trình làng :
* Thi tập "BỐN PHƯƠNG CHÌM NỔI" tại PARIS 1998.
* Tập truyện "Gió Xoay Chiều" Xuất bản Nguyên Việt 2001.
* Tập truyện "Đàn Chim Việt" Xuất bản Nguyên Việt Paris 2004.
Sắp ấn bản :
* Thi tập II "Cát Bụi" -
* Thi tập III "Thoáng Qua",
* Truyện dài "Mai Ly",
* Tập truyện III "Bến Xưa".
Tâm niệm :
Mong muốn tất cả nhân loại đều yêu thương nhau. Lòng luôn luôn cầu nguyện cho một nền Hòa-Bình Thế-Giới.
Nguyễn - Việt Dương Nhân
94200 IVRY-sur-Seine (France)
Vietduongnhan2@yahoo.fr
Diễn Ngâm : Uyên Phương Minh Nguyệt
Bốn Phương Chìm Nổi
Kính dâng Thầy Thích Minh T.
Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.
Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.
Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
Nay còn chút tâm tình ước mong:
Sao cho tất cả đều được phước
Trải một kiếp người TÂM trắng trong.
(Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994
Nhà Văn Tô Vũ
Giới thiệu tập thơ
"Bốn Phương Chìm Nổi"
Của thi sĩ
Việt Dương Nhân
Dịp trình làng một tác phẩm đầu tay, là một dịp vui mừng hiếm có cho một tác giả. Ngày ra mắt là một ngày vui trọng đại đánh dấu son đậm trong cuộc đời cầm bút, ghi khắc trong trí óc những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, những cả giác không bao giờ xóa nhòa.
Thật vậy, ngày ra mắt tác phẩm là cụ thể hóa bao tâm tư suy nghĩ, cụ thể hóa bao cảm giác, bao cảm xúc tâm hồn đã tạo lên trong lúc hình thành tập thơ tập truyện, bao thời giờ khó nhọc, vất vả, mê say không kể ngày đêm, có khi quên ăn, bỏ ngủ để kết thúc bài viết trong điều kiện mong ước.
Thụ thai một đứa con tinh thần không có thời gian nhất định, có thể là vài tháng, có thể vài năm, có thể là vài chục năm nhất là sáng tác tùy hứng không bị điều kiện nào dàng buộc. Tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của thi sĩ Việt Dương Nhân là một thí dụ điển hình. Bài Về Đất Mẹ đã ghi sáng tác năm 1976, và liên tiếp những năm sau 76, những năm 80, những năm 90 đều có những bài sáng tác, gần nhất là trong năm nay, năm 1998, như thế chứng tỏ tập thơ này đã có 22 tuổi đời kể từ bài đầu. Ngoài tinh thần và nhịp sáng tác của tác giả, phải nói đến những điều kiện cụ thể để in ra tập thơ, tập truyện, mà không phải ai cũng có đủ. Mt tác giả chưa có tiếng tăm trên văn đàn, không thể tìm thấy mt nhà xuất bản nhận in tác phẩm của mình, vì vấn đề lợi tức của họ, đừng nói đến món thơ là món khó tiêu thụ. Vì vậy nhiều tác phẩm đã phải do chính tác giả bỏ tiền ra in để tự mình phát hành lấy. Do đó cái cơ may của mt tác phẩm được trình làng rất hiếm hoi, vì còn tùy thuc điều kiện sáng tác, nhất là tùy thuộc điều kiện xuất bản.
Tựa đề Bốn Phương Chìm Nổi đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tập thơ. Người đọc lúc cầm đến tập thơ đã có một quan niệm tổng quát về nội dung. Tựa đề đã cho thấy ngay tâm sự của tác giả, và đã phóng đoán ngay được cuộc đời của tác giả, hẳn phải đã sống nhiều, gặp nhiều gian truân, gặp nhiều cảnh ngộ sóng gió ngang trái, hẳn phải có những thăng trầm, hẳn phải có nhiều nghịch cảnh để lại những vết hằn trên tâm hồn.
Giỡ tập thơ, đọc bài "Ngỏ" ở trang đầu, nhà thơ đã cho biết ngay những động cơ nào đã thúc đẩy sáng tác cả trăm bài thơ từ lâu, và cũng đã cho biết tập thơ của thi sĩ quay quanh bốn đề tài :
Quê hương, Thân phận, Tình yêu và Đạo Lý.
Hãy lướt qua từng bài, để tìm hiểu tác phẩm và tác giả :
Đề tài thứ nhứt : Quê Hương
Tác giả đã sáng tác gần mười bài nói lên tình yêu quê hương tha thiết, mối sầu vong quốc, nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ biểu hiệu cho quê hương mà tác giả hy vọng một ngày gần đây chính tay sẽ cắm lên nóc chợ Sài-Gòn, cũng như hy vọng :
Mấy mươi năm tạm quê người,
Năm hai ngàn đến, nụ cười đoàn viên
Hồn thiêng sông núi ba miền,
Reo vui đón nhận Nhân Quyền Tự Do.
(Trích bài "Đưa Nhau Về Năm 2000")
Đề tài thứ hai và thứ ba : Thân Phận và Tình yêu. Hai đề tài nầy rất phong phú, khai triển khoảng ba chục bài.
Nói đến thân phận tác giả viết :
Con biết thân con phận lạc loài,
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn phương chìm nổi như mây khói,
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi...
...Đời con như thuyền trong cơn sóng,
Vùi dập tơi bời giữa biển đông
(Trích bài Bốn Phương Chìm Nổi)
Vì đâu mà gây những cảnh đau thương ?
1) Vì tình yêu * Bài Mong Đợi...
Yêu làm chi ? Yêu để mà làm gì ?
Thôi thì nhận. Vì yêu đành phải khổ...
Giây phút yêu là hạnh phúc trắng trong
Dầu ôm khổ cũng bằng lòng mong đợi.
* Bài Yêu Triền Miên
(Đồng sáng tác với Nguyễn Thành Hoàng và Lý Dặm Trường)
Tôi muốn thôi yêu, thôi nhớ, thôi... thương
Thôi... những đêm thao thức suốt canh trường
Đời ! Tiền đã bạc, sao tình cũng bạc ?
Mà tim yêu muôn thuở vẫn chưa ngừng.
2) Vì Tình thương đồng loại * Bài Đốt Nén Hương Tâm
Làm sao có thể ung dung ngồi an hưởng
Khi giữa đời còn vướng quá đau thương
Đốt nén hương tâm, xin khấn nguyện với lòng
Giúp kẻ té, không trông tìm lợi lộc.
* Bài Bố Thí :
Ai ơi ! hãy xót xa đời,
Cơm no áo ấm của Trời cho ta
Có dư bố thí gọi là :
Như giao thượng Đế cất mà mất đâu.
Đề tài thứ tư : Đạo giáo
Sẵn có tâm Bồ Đề thương người hoạn nạn nghèo nàn, với tâm trạng yếm thế, buồn vì số phận, buồn vì tình ái long đong, thi sĩ
đã đến với tôn giáo để tìm con đường thanh thản bình yên trong tâm hồn trí não.
* Bài Trên Đường Quy Phật :
Trên đường Quy Phật chập chùng,
Đèo cao núi thẳm ráng cùng vượt qua
Sông sâu biển rng bao la,
Quyết tâm bơi lội cố qua bến bờ
* Bài Hứng Giọt Mưa Kinh:
Bấy lâu hứng giọt mưa Kinh
Lau chùi cát bụi bám linh hồn nầy
Bây giờ tâm được như vầy
Nhờ mưa Kinh rửa những ngày tháng qua
Kết luận
Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, tôi xin
trân trọng gửi đến thi sĩ Việt Dương Nhân hai lời mừng :
* Lời mừng thứ nhứt : thi sĩ đã thực hiện được giấc mơ :
Yêu thơ tôi tập làm thơ,
Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người
(Bài yêu Thơ)
Lời mừng thứ hai : qua tôn, giáo thi sĩ đã tìm
thấy yên ổn tâm hồn, lấy lại được bình tĩnh và
yên vui trong tâm trí :
Bao đêm khấn nguyện Di Đà,
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa,
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.
(bài Khấn Nguyện)
Ba Lê ngày 25 tháng 10 năm 1998
Tô Vũ (Paris)
Lê Anh Tuấn
Giới thiệu
Tác giả và tác phẩm
''Bốn Phương Chìm Nổi''
Của Việt Dương Nhân
... Tôi xin phép được lướt nhanh qua phần trên, mặc dầu tôi cho đây là phần quan trọng, tôi vẫn cứng đầu nghĩ rằng, lý lịch của một tác giả phải thể hiện qua chính tác phẩm của mình. Tấm căn cước do cảnh sát cấp cho mỗi công dân không đưa ra bằng chứng văn học nào hết. kỳ cùng, nếu không ai tìm ra được thân thế của một tác giả lớn, thì chính tác giả đó sẽ đi vào huyền thoại văn học. Trong văn học V.N., cho đến nay, trường họp T.T.KH. vẫn còn là một nghi án, chưa ai chứng minh được tác giả nầy là ai. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, không nhiều thì ít, mỗi người đều mắc nợ T.T.KH. một vài câu thơ.
Trên đây tôi xin chấm dứt phần thân thế tác giả.
Bây giờ...
Chúng ta hãy bắt đầu nói về :
Bốn Phương Chìm Nổi và Việt Dương Nhân.
Vào thế kỷ 19, một triết gia phương tây đột nhiên tuyên bố một điều rất ăn khớp với tư tưởng Á Đông ‘’ Con người là trò chơi của Thượng Đế’’. Trò chơi nầy đã khiến đại văn hào pháp André Gide đẩy nhân vật Alissa của ông vào khung cửa hẹp. André Malraux thì bảo rằng : ‘’ Yêu chân lý là yêu và chấp nhận sự chết, vì chân lý nằm bên cạnh cái chết ’’, J. Steinbeck đã kết thúc tập truyện : ''Of mice and men'', bằng sự giết chết đứa em do chính hai bàn tay một người anh thương yêu em mình hết mực. Nguyễn Du đã đưa nhân vật khả kính nhất của ông trong Truyện Kiều vào chốn thanh lâu...
Có những lúc con người đã nổi dậy chống đối mảnh liệt trò chơi nầy. Nietzsche đã phủ nhận vai trò của Thượng Đế - Hemingway tuyên bố qua tác phẩm ''The old men and the sea'', con người có thể chết, nhưng không thể thua cuộc...
Hình ảnh trò chơi của thượng Đế, thật ra ở Á-Đông, chỉ gồm vào hai chữ ''Thiên mệnh hay Thiên ý''.
Sách truyện Trung Quốc thường nói ‘’thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong’’ (thuận theo mệnh Trời thì còn, nghịch với mệnh Trời thì mất). Làm người, khó biết được thế nào là thuận, thế nào là nghịch. Các dân tộc Đông-Á, nhất là Trung hoa và Việt Nam vẫn thường kính lạy Trời Đất, nhưng chẳng ai giải thích được tường tận thế nào là nghịch thế nào là thuận, vì thế mà cái kiếp người, tự lúc sinh ra đời đến khi từ giã nó, từ cùng đinh hạng hay đến đế vương uy hiển, có được mấy người không biết đến cái kiếp nhân sinh ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Tôi nghỉ không ngẫu nhiên mà Việt Dương Nhân đặc cho đứa con đầu lòng cái tựa đề nầy.
Một tác phẩm là một cõi tâm sự. Càng u uất tác phẩm càng kín đáo. Cấu trúc của tác phẩm tùy vào trình độ thẩm thấu cuộc đời của chính tác giả thai nghén nó.
Đã là một công trình kiến trúc, như cái nhà chẵn hạn, có thể thô sơ bằng tranh hay rơm rạ, có thể bằng gỗ và cũng có thể bằng đá cẩm. Ngoài ra còn phải kể đến lối kiến trúc, mỹ thuật và trình độ xây dựng công trình, chưa kể nhà cất bên sông hay trên lưng đồi v.v...
Có thể khẳng định một điều mà ít sợ sai lầm :
Kiến trúc càng đồ sộ, càng đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn cho sự chiêm ngưỡng nó.
Trong âm nhạc chẳng hạn, người ta dể thông cảm với đoản khúc ‘’ Lettre à Élise’’ của Beethoven hơn đại hòa tấu khúc ‘’ La Symphonie Pastorale 9’’ của chính ông .
Nguyễn Du tiên liệu tác phẩm Kiều khó có thể được thưởng thức rộng rãi vào thời Ông.
"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khắp Tố Như ?"
(Không biết 300 năm sau có ai trong đời hiểu được cõi lòng của Tố Như ? )
Và mãi đợi đến thế hệ của chúng ta, khi mà những giá trị Phương Tây lấn vào văn hóa Á-Đông, xô ngã đi những bức bình phong cổ kính, kiểu :
"Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ đọc Thúy Vân - Thúy Kiều."
Ta mới thấy được Cụ Tiên Điền là bực thầy vô tiền khoáng hậu trong thi ca Việt Nam.
Tại sao tôi nói về cấu trúc tác phẩm và về niềm u uất của Nguyễn Du mà không hề đá động gì đến Bốn Phương Chìm Nổi ?
Thật giản dị, có thể nói Nguyễn Du là cây thước đo giá trị của thi ca Việt Nam hiện đại.
Cái đặc trưng của Truyện Kiều chính là nỗi u uất của cựu thần nhà Lê, khi phải quy phục Nguyễn Triều một cách bất đắc dĩ, vì sự sống, đã khiến nhà nho Tố Như khắc khoải mãi trong tâm tư của một người thanh cao mà phải sống trong ô trọc :
Kiều là biểu trưng niềm u uất nầy, nàng đẹp, tài ba, có đủ tất cả mọi điều kiện làm người thục nữ trâm anh khuê các, ấy thế mà đời nàng phải đọa đày vào thanh lâu, lúc tựa Thúc Sinh, khi nhờ Từ Hải, cuộc sống trôi dạt như lục bình trôi sông, người mình yêu Kim Trọng chỉ xuất hiện mờ ảo như cánh nhạn vụt ngang trời xanh, Kim Trọng là hình ảnh của nhà Lê, là ước vọng thanh cao của Nguyễn Du.
Thơ của Việt Dương Nhân bàng bạc một cánh hoa yếu đuối, trường kỳ khát vọng một chốn trao thân gởi phận :
Rừng đêm hoang vắng ai Quân Tử?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !
Một đóa hoa tàn giữa Rừng Đêm, một đời Kiều khởi đầu ở lầu Ngưng Bích . Đóa hoa cầu Quân Tử, Kiều ngồi ’’Tưởng người dưới nguyệt chén đồng’’. Cả hai tìm một nơi chốn, một cái gì cố định , cả hai muốn cuộc đời ngừng lại .
Chẳng lẽ cả tập Bốn Phương Chìm Nổi chỉ nói về hoa tàn trăng khuyết thôi sao ?
Không. Tập thơ có tất cả: nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận, tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...Tất cả đều hiện diện, tất cả đều có trong ’’cuộc bể dâu’’ , tất cả ‘’những điều trông thấy’’ kia như dòng nước bạc đã đẩy đóa hoa vào chốn ‘’Rừng Đêm’’ không bóng người.
Người ta có thể đặt câu hỏi : phải chăng thi nhân đã chịu lắm phong trần sương gió ?
Phải thì sao ? Không phải thì thế nào ?
Riêng tôi, nếu ai muốn nêu ý kiến, tôi chỉ có vài câu Kiều, (lại Kiều) để trả lời :
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần.
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
Kính thưa quý vị, quý thân hữu,
Hôm nay Việt Dương Nhân mời chúng ta thưởng ngoạn một cấu trúc thi ca mà Bà đã bỏ ra khá nhiều tâm huyết để hình thành. Cấu trúc nầy là góp nhặt rải rác những giây phút sống thật của cuộc đời tác giả .
Cấu trúc đồ sộ hay vụng về, hoàn toàn tùy vào sức lôi cuốn của nó đối với đọc giả trong những ngày sắp tới.
Tôi tin rằng.
Mọi người hiện diện buổi ra mắt tập thơ hôm nay đều vì tấm chân tình của tác giả mà đến.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào ngôi nhà :
‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn thấy ở trong nó một khía cạnh, một ý niệm hay ngay cả một thành kiến nào đó. Quyền phê phán nằm trong tay của quý vị.
Ở đây tôi chỉ khẳng định với quý vị một yếu tố thật nhỏ : Cấu trúc ngôi nhà của Việt Dương Nhân có thể bằng một thứ chất liệu tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn nào đó...Nhưng điều khẳng định của tôi là, trong nó có một bếp lửa, thật ấm, thật nhiệt tình và thật cởi mở đang chào đón quý vị.
Xin chân thành chia vui cùng Việt Dương Nhân trong dịp sinh nhựt đứa con tinh thần đầu lòng.
Xin thay mặt Việt Dương Nhân trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Lê Anh Tuấn
(Paris, chiều thu 25-10-1998)