Tác giả: Mặc Giang
Nhà Thơ Mặc Giang
Tên thật Hồ Thanh Bửu.
Sinh năm 1953.
Nguyên quán Bình Định, Miền Trung nước Việt.
11 tuổi xa gia đình.
14 tuổi rời Trung vào Nam.
28 tuổi hành trình lữ thứ.
Hiện đang cư ngụ tại Úc Châu.
Khơi dòng Quê Hương Còn Đó
Mặc Giang
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ “S”, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Những thế hệ tiền nhân đã nằm xuống trên mọi nẻo đường quê hương, “Những lối đi chạy ngang qua đất đỏ. Những lối về chạy dọc dưới trời xanh. Những mạch máu của trái tim thành phố. Những đốt xương của thân thể châu thành”, thế hệ hôm nay đang dấn bước, thế hệ ngày mai sẽ tiếp theo, “Em vẽ một vòng tròn, Tôi vẽ một hình vuông, Khép hai chữ vuông - tròn, Thành quê hương muôn thuở”, cho từng gạch nối nối liền, dù lành lặn hay rách nát, đã đang và sẽ đi qua, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Qua thời gian dài dặt trong thi thiết của tâm can đan kín, đôi mắt chìm sâu, và trong thê thiết của Biển Đông bạc sóng, Trường Sơn bạc màu, nghe tiếng gọi của đêm trường, nghe tiếng nói của canh thâu, nỗi khắc khoải của tâm tư, nỗi thổn thức của tấm lòng, được ươm vọng chia xẻ, đến với, đón nhận và cho nhau trong tình thương, sự sống, con người, tạo thành những dòng chảy mênh mông, cô đọng và tiết tấu thành ngôn từ, âm điệu, nhịp khúc, có thể cho rằng đó là những vầng thơ bơi lội trên sông biển thi ca phong phú của Việt Nam, hay “Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô”, trên núi rừng tao đàn tuyệt tác của dân tộc. Tác giả không dám tự nhận, tự xưng, nhưng khẳng quyết có quyền được đến, nhìn, thấy và sống với Quê Hương Còn Đó ! Bởi quê hương là của Việt Nam chứ không phải của riêng ai, cho nên, ai là người Việt Nam, là đã có sẵn quê hương của mình !
Theo năm tháng trầm tư trong chiều sâu tâm thức để mò mẫm vào bóng dáng hư vô, gõ tiếng vô thinh vào nẻo mịt mù của có không, còn mất, tử sinh, chung thỉ, đôi lúc bị chơi vơi trên đỉnh đồi diễm ảo, hay tan hoang nơi hổ thẳm giá băng. Sự tịch vắng của siêu nhiên, dù đã có những bậc thoát trần vẽ lên nhiều nét chấm phá, nhưng rồi cũng vĩnh nhiên trầm lắng miên trường. Mượn cánh lãng du phiêu bạt vào thời gian vô tận, không gian vô cùng, bỗng dưng, tiếng vọng hồi quan, nụ cười phản chiếu từ chốn huyễn ảo, tịch băng, vĩnh nhiên ấy. Thì ra, dòng sông sinh tử, dòng chuyển sắc không luôn hiện hữu dấu nét hình hài của người lãng tử, đã từng phiêu du tự thuở hồng hoang, và mãi mãi phiêu du đến tận vô chung, chạm vào những điểm đã chấm phá và chưa chấm phá, bước đi trên lộ trình phi đạo vô môn, mà mọi nẻo vào ra chính là nhà xưa quê cũ, đánh bật gốc rễ của có không, còn mất, ghi lại thành vầng thơ ca hát trên mọi nẻo đường đi khắp ngưỡng cửa diêm phù.
70 bài trong Quê Hương Còn Đó là tập thơ tự in ấn phát hành đầu tay, đầu đời, và đầu tiên trong chuỗi 520 bài. Đã thực hiện 48 Dĩa Audio CD Ngâm Thơ với hơn 20 nghệ sĩ tài hoa như Hồng Vân, Thúy Vinh, Đoàn Yên Linh, Phan Xuân Thi, vân vân . . . Đã phổ nhạc 60 bài với hơn 10 nhạc sĩ tên tuổi của nền âm nhạc Việt Nam như Châu Kỳ, Lê Thụ, Hằng Vang, Thanh Nga . . . và hai tác phẩm trường thi đã sáng tác, xin theo thời gian sẽ được gởi đến tất cả mọi người.
Ước mong tập thơ nầy sẽ đến tay quí vị với những thịnh tình quí mến, hoan hỷ, để tạo cơ duyên, trợ lực, cho những tập kế tiếp và những sản phẩm của tác giả.
Ngày 30-10-2005
Trân trọng
Mặc Giang
Quê Hương Còn Đó
Tuyển tập thơ Của Mặc Giang
Queensland, Brisbane, Australia
Mùa Phật Đản lần thứ 2629
Tây lịch: 2005; Phật lịch 2549
Tiếng lòng nức nở Quê Hương
Nắng lên cho ấm hương sầu
Gợi lên trầm bổng tiếng cầu kinh xưa
Tình quê biết nói sao vừa
Đau thương máu lệ hay chưa hỡi người ?
Còn đâu câu hát tiếng cười
Lá xanh e úng hoa tươi nghẹn ngào
Tháng ngày mòn mỏi tiêu dao
Âm vang dậy sóng rạt rào hồn ai ?
Mẹ quê khóc mãi đêm dài
Da mồi tóc bạc hôm mai bơ phờ
Kìa trông em bé ngây thơ !
Xuân xanh đốt cháy trông chờ chi đây
Kìa trông thiếu phụ vai gầy !
Phấn son nhòa nhạt niềm tây lạnh lùng
Kìa trông một thuở anh hùng !
Vì dân vì nước đau lòng không anh ?
Người đang tù tội nhục hình
Kẻ thì cúi mặt rêu xanh nấm mồ
Quê hương ơi biết bao giờ ?
Thanh bình no ấm chan hòa yêu thương
Không còn máu đổ lệ vương
Trong ngoài ca khúc liên hoan trở về
Nương dâu vườn sắn con đê
Gia đình sum hợp phu thê vui vầy
Thời gian đếm mãi nào hay
Nghe không Mẹ gọi đêm rày đầy vơi
Hương hồn Tổ Quốc ai ơi !
Hương hồn Tổ Quốc của người Việt Nam !
23-10-82 * Mặc Giang
Tên thật Hồ Thanh Bửu.
Sinh năm 1953.
Nguyên quán Bình Định, Miền Trung nước Việt.
11 tuổi xa gia đình.
14 tuổi rời Trung vào Nam.
28 tuổi hành trình lữ thứ.
Hiện đang cư ngụ tại Úc Châu.
Khơi dòng Quê Hương Còn Đó
Mặc Giang
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ “S”, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Những thế hệ tiền nhân đã nằm xuống trên mọi nẻo đường quê hương, “Những lối đi chạy ngang qua đất đỏ. Những lối về chạy dọc dưới trời xanh. Những mạch máu của trái tim thành phố. Những đốt xương của thân thể châu thành”, thế hệ hôm nay đang dấn bước, thế hệ ngày mai sẽ tiếp theo, “Em vẽ một vòng tròn, Tôi vẽ một hình vuông, Khép hai chữ vuông - tròn, Thành quê hương muôn thuở”, cho từng gạch nối nối liền, dù lành lặn hay rách nát, đã đang và sẽ đi qua, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Qua thời gian dài dặt trong thi thiết của tâm can đan kín, đôi mắt chìm sâu, và trong thê thiết của Biển Đông bạc sóng, Trường Sơn bạc màu, nghe tiếng gọi của đêm trường, nghe tiếng nói của canh thâu, nỗi khắc khoải của tâm tư, nỗi thổn thức của tấm lòng, được ươm vọng chia xẻ, đến với, đón nhận và cho nhau trong tình thương, sự sống, con người, tạo thành những dòng chảy mênh mông, cô đọng và tiết tấu thành ngôn từ, âm điệu, nhịp khúc, có thể cho rằng đó là những vầng thơ bơi lội trên sông biển thi ca phong phú của Việt Nam, hay “Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô”, trên núi rừng tao đàn tuyệt tác của dân tộc. Tác giả không dám tự nhận, tự xưng, nhưng khẳng quyết có quyền được đến, nhìn, thấy và sống với Quê Hương Còn Đó ! Bởi quê hương là của Việt Nam chứ không phải của riêng ai, cho nên, ai là người Việt Nam, là đã có sẵn quê hương của mình !
Theo năm tháng trầm tư trong chiều sâu tâm thức để mò mẫm vào bóng dáng hư vô, gõ tiếng vô thinh vào nẻo mịt mù của có không, còn mất, tử sinh, chung thỉ, đôi lúc bị chơi vơi trên đỉnh đồi diễm ảo, hay tan hoang nơi hổ thẳm giá băng. Sự tịch vắng của siêu nhiên, dù đã có những bậc thoát trần vẽ lên nhiều nét chấm phá, nhưng rồi cũng vĩnh nhiên trầm lắng miên trường. Mượn cánh lãng du phiêu bạt vào thời gian vô tận, không gian vô cùng, bỗng dưng, tiếng vọng hồi quan, nụ cười phản chiếu từ chốn huyễn ảo, tịch băng, vĩnh nhiên ấy. Thì ra, dòng sông sinh tử, dòng chuyển sắc không luôn hiện hữu dấu nét hình hài của người lãng tử, đã từng phiêu du tự thuở hồng hoang, và mãi mãi phiêu du đến tận vô chung, chạm vào những điểm đã chấm phá và chưa chấm phá, bước đi trên lộ trình phi đạo vô môn, mà mọi nẻo vào ra chính là nhà xưa quê cũ, đánh bật gốc rễ của có không, còn mất, ghi lại thành vầng thơ ca hát trên mọi nẻo đường đi khắp ngưỡng cửa diêm phù.
70 bài trong Quê Hương Còn Đó là tập thơ tự in ấn phát hành đầu tay, đầu đời, và đầu tiên trong chuỗi 520 bài. Đã thực hiện 48 Dĩa Audio CD Ngâm Thơ với hơn 20 nghệ sĩ tài hoa như Hồng Vân, Thúy Vinh, Đoàn Yên Linh, Phan Xuân Thi, vân vân . . . Đã phổ nhạc 60 bài với hơn 10 nhạc sĩ tên tuổi của nền âm nhạc Việt Nam như Châu Kỳ, Lê Thụ, Hằng Vang, Thanh Nga . . . và hai tác phẩm trường thi đã sáng tác, xin theo thời gian sẽ được gởi đến tất cả mọi người.
Ước mong tập thơ nầy sẽ đến tay quí vị với những thịnh tình quí mến, hoan hỷ, để tạo cơ duyên, trợ lực, cho những tập kế tiếp và những sản phẩm của tác giả.
Ngày 30-10-2005
Trân trọng
Mặc Giang
Quê Hương Còn Đó
Tuyển tập thơ Của Mặc Giang
Queensland, Brisbane, Australia
Mùa Phật Đản lần thứ 2629
Tây lịch: 2005; Phật lịch 2549
Tiếng lòng nức nở Quê Hương
Nắng lên cho ấm hương sầu
Gợi lên trầm bổng tiếng cầu kinh xưa
Tình quê biết nói sao vừa
Đau thương máu lệ hay chưa hỡi người ?
Còn đâu câu hát tiếng cười
Lá xanh e úng hoa tươi nghẹn ngào
Tháng ngày mòn mỏi tiêu dao
Âm vang dậy sóng rạt rào hồn ai ?
Mẹ quê khóc mãi đêm dài
Da mồi tóc bạc hôm mai bơ phờ
Kìa trông em bé ngây thơ !
Xuân xanh đốt cháy trông chờ chi đây
Kìa trông thiếu phụ vai gầy !
Phấn son nhòa nhạt niềm tây lạnh lùng
Kìa trông một thuở anh hùng !
Vì dân vì nước đau lòng không anh ?
Người đang tù tội nhục hình
Kẻ thì cúi mặt rêu xanh nấm mồ
Quê hương ơi biết bao giờ ?
Thanh bình no ấm chan hòa yêu thương
Không còn máu đổ lệ vương
Trong ngoài ca khúc liên hoan trở về
Nương dâu vườn sắn con đê
Gia đình sum hợp phu thê vui vầy
Thời gian đếm mãi nào hay
Nghe không Mẹ gọi đêm rày đầy vơi
Hương hồn Tổ Quốc ai ơi !
Hương hồn Tổ Quốc của người Việt Nam !
23-10-82 * Mặc Giang