* Thơ Chính Vận *

Tác giả: -N3- Nguyễn Ngọc René

??THƠ CHÍNH VẬN??
{ Dành riêng cho thi hữu vào sân chơi, nối vần cùng TìnhThơ XuyênlụcĐiạ .}

Lời thơ lục bát mỹ miều
Chính vần làn điệu thật phiêu mây ngàn
Tả đời tương ngộ họp tan
Xuân tươi nắng ấm thu tàn lá rơi
*
Chữ mình quốc ngữ nên lời
Đâu cần thông vận làm rơi điệu đà !
Thể nào cũng vậy như hoa
Nguyên âm phải đúng chan hoà khổ thơ.
*
Phụ âm không khác xây bờ
Nên vần nhất định đơn sơ rạng ngời !
Ép chi thông vận : vần rơi !
Bộ tìm không thấu rã rời THÔNG qua ?
*
Nghĩ rằng thông vận hài hoà
Cho thơ dễ thoát tạo hoa bốn mùa
Thật tình ngòi bút chịu thua
Phải nhờ ép tự như đùa nghiệp chơi !
*
Đây bài CHÍNH VẬN đôi lời
Cho trang XUYÊN LỤC đã khơi ban đầu !
Từ ngày khai bút quả lâu
Ai nào để ý vận sầu lời thơ ...
*
Trang nhà XUYÊN LỤC mong chờ
Từ nay tôn chỉ không trơ mắt nhìn
Thực hành đúng với niềm tin
Chúng mình xây dựng vạn nghìn màu hoa...

-N3-Nguyễn Ngọc René - Paris - 07/06/2018

Có rất nhiều bạn cho rằng khi dụng đến Thông Vận ( những chữ ép cho có vần, khi viết khác nguyên âm cùng phụ âm ) là để cho bài thơ dễ thoát, ý thơ bay bổng trời xanh...

Trang TìnhThơ XuyênlụcĐiạ ra đời..một trong những tôn chỉ là : phải dùng CHÍNH VẬN, vì chữ quốc ngữ của ta ngày nay rất giàu đến nỗi không cần tìm lâu cũng có từ ngữ mà nguyên âm + phụ âm giống nhau để bắt vần !

Mong rằng các thi hữu trước khi chấp nhận vào nối vần cùng trang TìnhThơ XuyênlụcĐiạ là đã chấp nhận cho ban biên tập chỉnh sửa thơ của mình ( chỉnh sửa vần ) nhằm bảo vệ tôn chỉ của trang đã đưa ra .
Trân trọng. N3.

TB :
Thí dụ thông vận :
đông / lòng không vần nhau vì nguyên âm Ô , khác âm với nguyên âm Ò, đọc sẽ thấy khác về âm thanh !

sau / sao không vần nhau , vì nguyên âm ghép AU , khác với nguyên âm ghép AO , đọc thì âm thanh giống nhau, khi viết thì lại thấy khác...

Thí dụ Chính Vận :
đông / đồng , ô , ồ cùng nguyên âm + cùng phụ âm " ng ".
sau / màu , au , àu cùng nguyên âm ghép ...

Nói chung TìnhThơ XuyênlụcĐiạ tự thuở ban đầu đã có tôn chỉ về CHÍNH VẬN : chữ vần nhau bắt buộc phải cùng nguyên và phụ âm !

Sao ta lại chuộng thông vận ?
Có phải ...vì ta thua VẦN ?
...Ta tìm không ra chữ ?

N3 đã mất vốn liếng từ 38 năm qua ... vẫn không chịu THUA vần, lý lẽ nào các bạn thường ngày nói tiếng VN mà chịu thua sao trời ???
Chưa phân loại
Uncategorized