Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
PHẦN LỚN SẼ BIẾN CHẤT
Buổi đầu tiên nhận dạy lớp học mới, Thầy giáo đã cho ngay một bài kiểm tra để khảo sát năng lực sinh viên, nhằm có những điều chỉnh hợp lý cho những buổi dạy tiếp theo. Đề kiểm tra như sau: NẾU BẠN CHỈ ĐƯỢC CHỌN MỘT ƯỚC MƠ DUY NHẤT CHO CUỘC ĐỜI MÌNH THÌ BẠN SẼ ƯỚC MƠ ĐIỀU GÌ?
Lớp học 30 sinh viên với 30 ước mơ rất đa dạng, có em thì ước mơ làm một chính trị gia giỏi nhất, có em thì ước mơ làm một viên cảnh sát bản lĩnh nhất, có em ước mơ làm một bác sĩ có tay nghề tốt nhất, có em ước mơ xây cho cha mẹ một ngôi nhà khang trang, có em ước mơ tìm lại đôi chân đã bị tật nguyền, có em ước mơ được làm một doanh nhân giàu có, … Hầu hết đều là những mục tiêu tốt đẹp và cao thượng.
Đến buổi dạy thứ 8, Thầy giáo lại cho bài kiểm tra thứ hai với đề tài như sau: NẾU BẠN LÀ NGƯỜI MAY MẮN ĐƯỢC TRÚNG XỔ SỐ VIETLOTT 100 TỶ ĐỒNG THÌ BẠN SẼ LÀM GÌ VỚI SỐ TIỀN ĐÓ? Cũng 30 sinh viên đó với 30 cách chi tiêu khác nhau, có em thì mua xe hơi, có em thì gửi ngân hàng, có em thì đi du lịch, có em thì đầu tư bất động sản, ….
Sau một buổi chấm điểm kiểm tra, cả lớp chỉ có 1 sinh viên vượt qua được điểm 5. Thầy trả cả hai bài kiểm tra về cho từng sinh viên rồi nhận xét: Tiền không là tất cả, nhưng không tiền thì tất cả chỉ là không! Ai cũng cần có ước mơ và các em cũng đã mạnh dạn nêu lên ước mơ của mình trong bài kiểm tra thứ nhất. Muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải có tiền, thậm chí có thật nhiều tiền, nhưng khi có tiền thì tất cả các em ngồi đây đều quên đi ước mơ. 100 tỷ đồng không phải là số tiền nhỏ nhưng không có em nào dùng số tiền đó để hiện thực hóa ước mơ.
Em mơ ước làm chính trị gia khi có 100 tỷ chỉ ao ước mua xe hơi xịn, chiếc xe đó giúp ích được gì cho tư chất chính trị gia. Em ước mơ làm doanh nhân đến khi có 100 tỷ chỉ biết gửi ngân hàng, gửi ngân hàng thì tạo được bao nhiêu lợi nhuận, chả lẻ doanh nhân chỉ biết có gửi ngân hàng. Em mơ làm cảnh sát khi có 100 tỷ thì đi du lịch, nghề cảnh sát sướng đến mức độ có thời gian để em đi du lịch sao? Em mơ ước làm bác sĩ khi có 100 tỷ thì đầu tư bất động sản, … Cao nhất là 4 điểm, dành cho em ước mơ xây nhà cho cha mẹ và có 100 tỷ Em đã dành ra 2 tỷ để xây cho cha mẹ căn biệt thự.
Ngoại lệ 10 điểm cho em ước mơ tìm lại đôi chân tật nguyền nhưng khi có 100 tỷ thì dành số tiền đó làm từ thiện cho những người có hoàn cảnh giống như em. Muốn từ bỏ ước mơ thì phải từ bỏ ước mơ đó cho có giá trị và em đã từ bỏ ước mơ vì hạnh phúc của cộng đồng.
Phần đông chúng ta khi có thật nhiều tiền là quên đi ước mơ ban đầu, cũng đồng nghĩa với phần đông chúng ta khi có nhiều tiền là sẽ biến chất. Trời đất luôn ở quanh ta nên trời đất không bao giờ thỏa mãn cho ai đó có được thật nhiều tiền nếu biết người đó sẽ từ bỏ ước mơ. Đó là lý do phần đông chúng ta cứ mãi nghèo.
Đặng Hoàng Vũ (19/11/2018)
--- TRUYỆN 20/11 ---
Buổi đầu tiên nhận dạy lớp học mới, Thầy giáo đã cho ngay một bài kiểm tra để khảo sát năng lực sinh viên, nhằm có những điều chỉnh hợp lý cho những buổi dạy tiếp theo. Đề kiểm tra như sau: NẾU BẠN CHỈ ĐƯỢC CHỌN MỘT ƯỚC MƠ DUY NHẤT CHO CUỘC ĐỜI MÌNH THÌ BẠN SẼ ƯỚC MƠ ĐIỀU GÌ?
Lớp học 30 sinh viên với 30 ước mơ rất đa dạng, có em thì ước mơ làm một chính trị gia giỏi nhất, có em thì ước mơ làm một viên cảnh sát bản lĩnh nhất, có em ước mơ làm một bác sĩ có tay nghề tốt nhất, có em ước mơ xây cho cha mẹ một ngôi nhà khang trang, có em ước mơ tìm lại đôi chân đã bị tật nguyền, có em ước mơ được làm một doanh nhân giàu có, … Hầu hết đều là những mục tiêu tốt đẹp và cao thượng.
Đến buổi dạy thứ 8, Thầy giáo lại cho bài kiểm tra thứ hai với đề tài như sau: NẾU BẠN LÀ NGƯỜI MAY MẮN ĐƯỢC TRÚNG XỔ SỐ VIETLOTT 100 TỶ ĐỒNG THÌ BẠN SẼ LÀM GÌ VỚI SỐ TIỀN ĐÓ? Cũng 30 sinh viên đó với 30 cách chi tiêu khác nhau, có em thì mua xe hơi, có em thì gửi ngân hàng, có em thì đi du lịch, có em thì đầu tư bất động sản, ….
Sau một buổi chấm điểm kiểm tra, cả lớp chỉ có 1 sinh viên vượt qua được điểm 5. Thầy trả cả hai bài kiểm tra về cho từng sinh viên rồi nhận xét: Tiền không là tất cả, nhưng không tiền thì tất cả chỉ là không! Ai cũng cần có ước mơ và các em cũng đã mạnh dạn nêu lên ước mơ của mình trong bài kiểm tra thứ nhất. Muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải có tiền, thậm chí có thật nhiều tiền, nhưng khi có tiền thì tất cả các em ngồi đây đều quên đi ước mơ. 100 tỷ đồng không phải là số tiền nhỏ nhưng không có em nào dùng số tiền đó để hiện thực hóa ước mơ.
Em mơ ước làm chính trị gia khi có 100 tỷ chỉ ao ước mua xe hơi xịn, chiếc xe đó giúp ích được gì cho tư chất chính trị gia. Em ước mơ làm doanh nhân đến khi có 100 tỷ chỉ biết gửi ngân hàng, gửi ngân hàng thì tạo được bao nhiêu lợi nhuận, chả lẻ doanh nhân chỉ biết có gửi ngân hàng. Em mơ làm cảnh sát khi có 100 tỷ thì đi du lịch, nghề cảnh sát sướng đến mức độ có thời gian để em đi du lịch sao? Em mơ ước làm bác sĩ khi có 100 tỷ thì đầu tư bất động sản, … Cao nhất là 4 điểm, dành cho em ước mơ xây nhà cho cha mẹ và có 100 tỷ Em đã dành ra 2 tỷ để xây cho cha mẹ căn biệt thự.
Ngoại lệ 10 điểm cho em ước mơ tìm lại đôi chân tật nguyền nhưng khi có 100 tỷ thì dành số tiền đó làm từ thiện cho những người có hoàn cảnh giống như em. Muốn từ bỏ ước mơ thì phải từ bỏ ước mơ đó cho có giá trị và em đã từ bỏ ước mơ vì hạnh phúc của cộng đồng.
Phần đông chúng ta khi có thật nhiều tiền là quên đi ước mơ ban đầu, cũng đồng nghĩa với phần đông chúng ta khi có nhiều tiền là sẽ biến chất. Trời đất luôn ở quanh ta nên trời đất không bao giờ thỏa mãn cho ai đó có được thật nhiều tiền nếu biết người đó sẽ từ bỏ ước mơ. Đó là lý do phần đông chúng ta cứ mãi nghèo.
Đặng Hoàng Vũ (19/11/2018)
--- TRUYỆN 20/11 ---