Tác giả: Vân Đài
Thu năm nọ bến Tương sùi sụt,
Xuân năm nào lệ lụt hồ Đông,
Bắc Nam tủi nước sầu sông
Vì ai để một tấm lòng xót thương.
"Giọt lệ thu" vấn vương nỗi bạn!
"Linh phượng" về thêm cảm sầu ai!
Trăm năm giấc mộng lẻ loi
Hồn si đem gởi ra ngoài nước mây.
Tình tư kỷ cảm ngày mưa gió,
Một tấm lòng lệ rỏ, máu sa!
Bắc Nam tưới đẫm sơn hà,
Lệ tương tư ấy bao giờ ráo khô.
Xót lệ nọ lòng chưa nguôi được,
Cảm lệ kia như chuốc mối sầu!
Xuân về hoa lạnh hồn đau?
Thu sang trăng giữ riêng màu kém tươi
Giọt lệ thảm cứ rơi thánh thót,
Khiến lòng ai chua xót vì ai...
Ngùi trông châu lệ tuôn rơi,
Cảm "hai giọt lệ" bao nuôi tấc lòng!
Giọt lệ thu (1923) của Tương Phố Đỗ Thị Đàm là bài văn (có xen thơ) khóc chồng nổi tiếng một thời. Linh phượng ký (hay Linh phượng tập lệ ký, 1928) là tập văn xuôi (có xen các bài thơ) của Đông Hồ Lâm Tấn Phác, cũng là tác phẩm khóc vợ nổi tiếng một thời. Vân Đài làm bài cảm đề này trước nhã ý của một nhà xuất bản tư nhân dự kiến in hai tác phẩm trên thành một cuốn lấy nhan đề là Hai giọt lệ.
Nguồn: Báo Tri tân, số 135, ngày 23-3-1944
Xuân năm nào lệ lụt hồ Đông,
Bắc Nam tủi nước sầu sông
Vì ai để một tấm lòng xót thương.
"Giọt lệ thu" vấn vương nỗi bạn!
"Linh phượng" về thêm cảm sầu ai!
Trăm năm giấc mộng lẻ loi
Hồn si đem gởi ra ngoài nước mây.
Tình tư kỷ cảm ngày mưa gió,
Một tấm lòng lệ rỏ, máu sa!
Bắc Nam tưới đẫm sơn hà,
Lệ tương tư ấy bao giờ ráo khô.
Xót lệ nọ lòng chưa nguôi được,
Cảm lệ kia như chuốc mối sầu!
Xuân về hoa lạnh hồn đau?
Thu sang trăng giữ riêng màu kém tươi
Giọt lệ thảm cứ rơi thánh thót,
Khiến lòng ai chua xót vì ai...
Ngùi trông châu lệ tuôn rơi,
Cảm "hai giọt lệ" bao nuôi tấc lòng!
Giọt lệ thu (1923) của Tương Phố Đỗ Thị Đàm là bài văn (có xen thơ) khóc chồng nổi tiếng một thời. Linh phượng ký (hay Linh phượng tập lệ ký, 1928) là tập văn xuôi (có xen các bài thơ) của Đông Hồ Lâm Tấn Phác, cũng là tác phẩm khóc vợ nổi tiếng một thời. Vân Đài làm bài cảm đề này trước nhã ý của một nhà xuất bản tư nhân dự kiến in hai tác phẩm trên thành một cuốn lấy nhan đề là Hai giọt lệ.
Nguồn: Báo Tri tân, số 135, ngày 23-3-1944