Tác giả: Hà Nguyên Du
Anh Biết, Em Yêu Dấu»
của Hà Nguyên Du
hay là «Ngày như thế tận vì không có em»
___________________________________
Lê Mộng Nguyên
___________________________________
Trong bài «Anh Biết, Em Yêu Dấu» (được chọn làm nhan đề thi tập thứ hai của Hà Nguyên Du), có mấy câu cuối cùng vừa đẹp vừa ý nghĩa, đáp đúng tâm tình nhà thơ trong cuộc hành trình qua tình yêu đến tận cùng (như thi nhân đã viết trong lời Tựa: «Thơ cứ như người tình luôn vuốt ve, an ủi trong những toan tính đầy mạo hiểm, khi thơ tuôn ra như những dòng huyết tự. Thơ làm thật nhiều qua biết bao chặng đường, kể cả những bài thơ làm lén trong những lúc bị gông cùm không có viết, phải dùng vật bén nhọn hay sỏi cuội mà viết nên chữ; nhưng tất cả thơ ấy đều theo dòng thác kinh hoàng mà mất hết. Nhưng rồi thơ cũng tiếp tục sinh sôi bởi sức mạnh của tình yêu, bởi ánh sáng của lý tưởng»):
... Một ngày hồn không phiêu bồng
Một ngày hồn ngẩn ngơ
Một ngày ong không lấy mật
Ong quyên sinh
Một ngày bướm không có hoa
Bướm tự vẫn
Một ngày em không yêu anh
Một ngày như thế tận
Trong cuộc hành trình khám phá tìm hiểu tư tưởng sâu đậm của tác giả, tôi xin trích dịch đoạn này ra chữ Pháp để cống hiến độc giả thân mến của Nghệ Thuật và làng văn nghệ sĩ đã từng yêu chuộng thi phẩm đầu tay của Hà Nguyên Du:
Si un seul jour l'âme ne flottait pas à la dérive,
elle se trouverait engourdie
Si un seul jour l'abeille ne produisait pas la cire et le miel,
elle se tuerait
Si un seul jour le papillon ne trouvait pas de fleurs à sucer, il se détruirait
Si un seul jour tu ne répondais pas à mon amour,
Ce serait la fin du monde et de mes jours.
Nếu «Lối Khác» là «óc não và xương thịt của một thi nhân» (x. Nghệ Thuật số 66, th. 09-1999), «Anh Biết, Em Yêu Dấu» là một tán dương ca hùng vĩ của tình yêu bất diệt, qua một triết lý rất đặc biệt về linh hồn và xác thể : Tôi đã luân hồi tôi, qua em
Tôi đã luân hồi thơ, qua tim
Tôi sinh từ đất tanh hơi máu
Tôi chết từ đâu những nổi chìm?
Bằng Pháp ngữ, tôi cảm giác như sau:
Par métempsycose je revis une autre vie, dans ton corps
Par métempsycose je revis ma poésie, dans mon coeur
De la terre nauséa bon de et dans l'odeur de sang je nais et meurs
D'où ma mort vient-elle sinon des vicissitudes du bonheur ?
Cùng theo một ý niệm về cuộc đời thi nhân, HND đã kiếm tìm cho ta thưởng thức bài thơ ngắn của F.W Bourdillon bằng tiếng Anh (The night has a thousand eyes), có bốn câu chót rất diễm lệ:
The mind has a thousand eyes,
And the heart but one
Yet the light of the whole life dies
When love is done.
Đã do Thi sĩ Viên Linh dịch ra bằng tiếng Việt (ngắn và sâu sắc):
Trí tuệ có nghìn con mắt
Trái tim chỉ có một,
Nhưng ánh sáng của cả cuộc đời sẽ tắt
Khi tình yêu đã hết
Nhưng tin tưởng trong luân hồi Phật giáo và đặt tất cả niềm hy vọng vào tình yêu vĩnh cửu (mặc dầu có đôi lúc chán nản), đối với nhà thơ họ Hà: «... cuộc đời có lẽ không bao giờ tắt, dù tình yêu hoa mộng đã chết, để lại vết thương tang tóc cho tâm hồn... Rồi tình yêu khác sẽ tái sinh, sẽ đâm chồi nẩy lộc và trở về tiếp tục ngự trị trong trái tim thơ, trong trái tim chứa đầy nhân ái. Một trái tim luôn nóng hổi như ánh thái dương trên quê người luôn chói chang. Một trái tim không bao giờ vơi tình yêu tha nhân và đồng loại, không bao giờ mờ phai hình ảnh của quê nhà! Nhất là không bao giờ ngưng nhịp đập thơ !» (Tựa HND). Sở dĩ tôi trích đoạn dài này từ bài Tựa HND vì qua nó, tác giả «Anh Biết, Em Yêu Dấu» muốn phát ra một bản tuyên ngôn cho đời... «Anh Biết, Em Yêu Dấu», là một cuộc hành trình đi ngược dòng thời gian trong quá khứ của một mối tình đã qua, tương tự Marcel Proust đã đi tìm thời gian đã mất («À la recherche du temps perdu» 1913-1922). Chẳng hạn khi người thi sĩ hồi tưởng xa xưa, qua những kỷ niệm còn ấp ủ trên giấy hoen mờ :
Chồng thư cũ úa vàng bao lớp bụi
Ta vàng theo năm tháng trái oan đời
Em bên ấy có quen hờn quen tủi ?
Có đương nhiên quên quá khứ xa vời ?
Ngày hai đứa ghé đầu chung nón nhỏ
Vai kề nghe tim thánh thót reo mừng
Em tha thiết mãi thêu thùa, mơ mộng
Nói bên nhau cho hết kiếp chia, phân... (Chồng Thư Cũ)
Bài này được Nhạc sĩ Lê Dinh có biệt tài phổ nhạc (x. Nghệ Thuật số 72, th. 03-2000) với cung ré majeur làm nổi bật một quá khứ êm đẹp, nhẹ nhàng trước khi hai đứa trẻ xa nhau. Nhưng có những chia phôi còn để lại thương tiếc vô cùng, mấy vần thơ sau là một tiếng khóc cho một cuộc tình dang dở:
Thoáng chốc đời phai, mãi buồn canh cánh
Yêu lắm rồi xa, thương tiếc khôn cùng
Mai ta về đâu, nắng táp mưa giông
Mai đôi mắt dần khô chăng, suối lệ? (Ngày Mai Và Đôi Mắt)
Trong «Đã Rồi Một Cánh Chim Bay», với âm điệu tuyệt vời, đẹp như ánh sáng ban mai, buồn như dòng suối năm xưa, Hà Nguyên Du đã đạt được một địa vị dưới ánh mặt trời sáng rực. Cứ mỗi danh từ là một nghĩa, cứ mỗi điệu vần là một nhịp trong tim, một nhịp của tạo hóa, thiên nhiên:
Đã rồi một cánh chim bay
Em đi về với, cuồng quay ánh đèn
Lạc loài ta giống tên điên
Bơ vơ ca hát, ngang nhiên cợt đùa
Đâu rồi suối cũ, trăng xưa?
Ta thêm chức tước, đâu vừa thiên hương
Nguyệt tà, dương xế, mây buông
Ta, em hát mãi, khúc buồn thiên thu...
Kỷ niệm! Kỷ Niệm ! ngày «Thứ Ba» trong «Tuần Lưu Hoạt» đáng lẽ theo phần đông là một ngày thích thú nhất... đối với nhà thơ họ Hà trái lại, là ngày đau khổ nhất:
Con chim nào hót sáng nay?
Miệng ta bỗng huýt sáo dài như chim!
Cơn mơ nào ủ ngăn tim?
Nỗi xưa niềm cũ luân phiên dày vò!
Đã rồi hóa giải nên thơ?
Cho ta sống thản bên bờ vực đen?
Tôi xin dịch ra chữ Pháp như sau (để lột trần hơn nữa tâm hồn của tác giả):
De quelle espèce d'oiseau ce chant vient-il ce matin?
Je me mets soudain à siffler comme l'animal, longuement!
Quel genre de rêve a-t-il pu à la fois réchauffer et freiner le rythme de mon coeur?
Des sentiments et ressentiments du passé ont à tour de rôle embrouillé ma vie
Je les ai pourtant tous transformés en poésie
Afin que je puisse vivre tranquille
Au bord du noir profond de l'abĩme?
Sống thoải mái nơi đất khách thật hão huyền! Những chiều mưa, có lẽ người yêu sẽ về theo «cho cành khô chờ tiết giao mùa», «cho đàn yêu đẹp với âm thừa», «cho mầm xanh rộn tiếng chim đùa», «cho nụ hoa nở sắc khoe mùa». Than ôi, hy vọng cùng ước mong làm chi cho khổ não thần kinh:
Em hãy nhìn hàng cây trút lá
Ta như chim thôi hót bao giờ
Cô liêu nào ghi sâu vết nhớ?
Tim xanh còn gõ nhịp cho thơ!
Sông núi buồn ngày đêm buốt giá
Ta yêu em vương vấn câu thề
Em đâu rồi hương xưa nhớ mãi
Ta bao giờ tát cạn cơn mê!? (Em Có Về Như Những Cơn Mưa)
Đáng sợ hơn là những: ... Đêm thổ huyết từ cơn mơ cũ / Gương vỡ soi, người đội lốt người / Nỗi thê thiết tim nào chịu đựng / Nẻo,về không biết có suông tôi? (...Ẩn, Hiện Một Đời). Hoặc trái lại, trong «Những Đêm Hạ Huyền», nhà thơ cũng tiếc nuối, nhưng nhờ thơ, người đã biến hóa nhẹ nhàng:
Hạ huyền ơi hỡi ! Nắng thêu ngàn cây / Héo khô cành ta / Em lá rơi đầy / Hạ huyền phiêu lãng / Tóc ai dần phai / Tính tang tình tang / Non nước u hoài / Vọng về đâu nữa ? Đám sâu cành khô / Ái ân ngày xưa / Hóa ra thành thơ.
Còn nói gì lúc «Trái Tim Học Trò» của nhà thơ (đầy mơ mộng) mỗi ngày đến trường nữ học, nhìn trộm nàng ra trường, trên đường về nhà cha mẹ:
Áo em ngày xưa / Áo trắng thiên nga / Bước anh ngày xưa / Bước đi hào hoa / Tóc em ngày xưa / Tóc chấm ngang vai / Tóc anh ngày xưa / Tóc phong trần bay.
Còn biết bao nhiêu vần thơ tuyệt diệu của Hà Nguyên Du về mối tình trong kỷ niệm, vừa đau thương vừa bình dị, dịu dàng như «Tình Như Cành Lá Thu Phong»:
Tình như cành lá thu phong
Thôi tàn phai hết mặn nồng ái ân!
Anh còn nặng với phù vân
Mắt em rơi ướt, xót thân lạc loài
Hay «Tình Ta Dưới Ánh Mặt Trời»:
Ôi! bàn tay trên cung phím lướt
Tơ ngân vang, rung trái tim buồn
Nghe không em, lòng ai chùng xuống
Như trần gian thiếu bóng tình thương!
Như đời hoa vời trong cánh bướm
Như ai ca phách nhịp không cùng
Xe đi không về không với bến
Ta yêu em cho núi thành sông...
«Anh Biết, Em Yêu Dấu» cũng là một tán dương ca tình yêu quê hương (Chiều hôm nao đi ngang dòng kinh / Nhớ quê hương tha thiết chân tình / Nhớ ruộng đồng khô ran, thiếu nước / Dẫn thủy nhập điền hư hao nát tanh: Tức Cảnh Sinh Tình), nhớ gia đình quốc nội (Ta ở bên này xứ sở văn minh / Thương chị giếng sâu, gàu con xách nước / Mẹ lả thân cò, tảo tần xuôi ngược / Ôi ! lất lây cho đắp đỗi qua ngày: Chải Tóc Đi Em!), người cha đã mất năm 1986 (Đột ngột ai ngờ Ba lâm bệnh / Và Ba đi... đi mãi không về / Trời ơi! hiên vắng ai ngồi khóc? Bão táp mưa sa phận não nề: Dưới Nắng Xế Ba Ngồi Sàng Gạo), và người mẹ yêu dấu còn sống sót bên nhà:
... Vẫn nhớ lệ mờ nơi bến cảng, sân ga
Mẹ khóc mướt ôm con và xiết chặt
Em, chị tiễn đưa lòng đau như cắt
Người lẻ loi mãi khăn gói lên đường !!
Vẫn vô vàn kỷ niệm yêu thương
Qua hưng phế chẳng mờ trong ký ức (Vẫn Nhớ).
Thơ Hà Nguyên Du còn rất thấm nhuần triết lý Á Đông. Đã biết đại khái nỗi tâm tình của người qua «Tôi Đã Luân Hồi, Qua Em», bây giờ ta hãy lắng nghe «Ta»:
Đến sẽ đến, đi sẽ đi
Ở, về một kiếp lưu ly đất, trời
Trái, hạt từ đâu sinh sôi?
Ta, em, hương, lửa, lũng, đồi bụi bay
Lối nào có một không hai ?
U, minh nở đóa phù phai bất thường
Mộng trần em trĩu vai thuôn
Ta, lưng quặn hải hồ, sương khói nhà.
Hoặc đầy tư tưởng Phật giáo trong «Nâng Cốc Sầu Tan»: Đời kiêu bạt phế tàn lây! Nghe tâm huyết lụn phơi bày nghiệt oan? Sĩ hề sĩ chẳng hề than! Sĩ về nâng cốc sầu tan chẳng hề!
Về đời Hà Nguyên Du, tôi đã nói nhiều trong bài «Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân» (NT số 66). Thơ của họ Hà có đăng trên các báo nổi tiếng ở hải ngoại và Nghệ Thuật (do Nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương) đã trình bày những thi bản hay nhất trong những số vừa qua. Tôi là người hân hạnh được đọc lai cảo «Anh Biết, Em Yêu Dấu» tác giả gửi tặng (72 bài tất cả!) với sáng kiến tự do của nhà phê bình lấy trách nhiệm viết bài này cho Nghệ Thuật đặc quyền sở hữu đăng ngay trước khi tác phẩm được ra mắt đồng bào:
An Tiêm Studio xuất bản, bìa Khánh Trường, phụ bản Họa sĩ Lê Khánh Thư, Hạ Quốc Huy... với sự cộng tác về phần phổ nhạc của các Nhạc sĩ Phạm Duy (Em là vòng nhật nguyệt, Khúc ly tao, Đêm hạ huyền), Trần Duy Đức (Nhớ người vương khói thuốc bay, Em có về như những cơn mưa, Người muôn thuở), Nguyễn Hiền (Cho tôi bài tango, Cho em bài sonnet), Trầm Tử Thiêng: Khi bước tình đi qua (TTT vừa bỏ chúng ta ra đi ngày 25/01/2000 và HND đã viết trong Tựa:
«... tôi không nén được lòng, lúc «cánh cửa đã đóng» sau khi đưa thi hài của cố Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng vào lò hỏa thiêu. Với tiếng khóc nức nỡ của nhà báo Lâm Tường Dũ, của nữ ca sĩ Ngọc Minh, và... những dòng lệ tiếc thương của Nhạc sĩ Trúc Hồ, cùng một số văn nghệ sĩ khác...»),
Nguyễn Đức Đạt (Tình ta dưới ánh mặt trời), Phạm Minh Hùng (Tình như cánh lá thu phong), và Nhạc sĩ Lê Dinh (Chồng thư cũ).
Hà Nguyên Du là một nhà thơ đã được nhiều nhạc sĩ lừng danh phổ nhạc; đó cũng là một chứng minh sự thành công vẻ vang của một thi sĩ đang lên, và có lẽ - trong tương lai - người sẽ đạt được ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ Việt Nam (Cho Em Bài Sonnet) :
Ta cho em bài sonnet chan chứa
Con sông dài uốn khúc quanh co
Sonnet mùa đồng lên xanh lúa
Sonnet mình đẹp như trang thơ
Ta cho em bài sonnet tha thiết
Như trăng rằm hát khúc ca dao
Sonnet đầy tình trao da diết
Sonnet trời ngời ánh trăng sao...
___________________________________
Lê Mộng Nguyên (Paris)
* Nhạc sĩ, GS Hàn Lâm Tiến sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris
của Hà Nguyên Du
hay là «Ngày như thế tận vì không có em»
___________________________________
Lê Mộng Nguyên
___________________________________
Trong bài «Anh Biết, Em Yêu Dấu» (được chọn làm nhan đề thi tập thứ hai của Hà Nguyên Du), có mấy câu cuối cùng vừa đẹp vừa ý nghĩa, đáp đúng tâm tình nhà thơ trong cuộc hành trình qua tình yêu đến tận cùng (như thi nhân đã viết trong lời Tựa: «Thơ cứ như người tình luôn vuốt ve, an ủi trong những toan tính đầy mạo hiểm, khi thơ tuôn ra như những dòng huyết tự. Thơ làm thật nhiều qua biết bao chặng đường, kể cả những bài thơ làm lén trong những lúc bị gông cùm không có viết, phải dùng vật bén nhọn hay sỏi cuội mà viết nên chữ; nhưng tất cả thơ ấy đều theo dòng thác kinh hoàng mà mất hết. Nhưng rồi thơ cũng tiếp tục sinh sôi bởi sức mạnh của tình yêu, bởi ánh sáng của lý tưởng»):
... Một ngày hồn không phiêu bồng
Một ngày hồn ngẩn ngơ
Một ngày ong không lấy mật
Ong quyên sinh
Một ngày bướm không có hoa
Bướm tự vẫn
Một ngày em không yêu anh
Một ngày như thế tận
Trong cuộc hành trình khám phá tìm hiểu tư tưởng sâu đậm của tác giả, tôi xin trích dịch đoạn này ra chữ Pháp để cống hiến độc giả thân mến của Nghệ Thuật và làng văn nghệ sĩ đã từng yêu chuộng thi phẩm đầu tay của Hà Nguyên Du:
Si un seul jour l'âme ne flottait pas à la dérive,
elle se trouverait engourdie
Si un seul jour l'abeille ne produisait pas la cire et le miel,
elle se tuerait
Si un seul jour le papillon ne trouvait pas de fleurs à sucer, il se détruirait
Si un seul jour tu ne répondais pas à mon amour,
Ce serait la fin du monde et de mes jours.
Nếu «Lối Khác» là «óc não và xương thịt của một thi nhân» (x. Nghệ Thuật số 66, th. 09-1999), «Anh Biết, Em Yêu Dấu» là một tán dương ca hùng vĩ của tình yêu bất diệt, qua một triết lý rất đặc biệt về linh hồn và xác thể : Tôi đã luân hồi tôi, qua em
Tôi đã luân hồi thơ, qua tim
Tôi sinh từ đất tanh hơi máu
Tôi chết từ đâu những nổi chìm?
Bằng Pháp ngữ, tôi cảm giác như sau:
Par métempsycose je revis une autre vie, dans ton corps
Par métempsycose je revis ma poésie, dans mon coeur
De la terre nauséa bon de et dans l'odeur de sang je nais et meurs
D'où ma mort vient-elle sinon des vicissitudes du bonheur ?
Cùng theo một ý niệm về cuộc đời thi nhân, HND đã kiếm tìm cho ta thưởng thức bài thơ ngắn của F.W Bourdillon bằng tiếng Anh (The night has a thousand eyes), có bốn câu chót rất diễm lệ:
The mind has a thousand eyes,
And the heart but one
Yet the light of the whole life dies
When love is done.
Đã do Thi sĩ Viên Linh dịch ra bằng tiếng Việt (ngắn và sâu sắc):
Trí tuệ có nghìn con mắt
Trái tim chỉ có một,
Nhưng ánh sáng của cả cuộc đời sẽ tắt
Khi tình yêu đã hết
Nhưng tin tưởng trong luân hồi Phật giáo và đặt tất cả niềm hy vọng vào tình yêu vĩnh cửu (mặc dầu có đôi lúc chán nản), đối với nhà thơ họ Hà: «... cuộc đời có lẽ không bao giờ tắt, dù tình yêu hoa mộng đã chết, để lại vết thương tang tóc cho tâm hồn... Rồi tình yêu khác sẽ tái sinh, sẽ đâm chồi nẩy lộc và trở về tiếp tục ngự trị trong trái tim thơ, trong trái tim chứa đầy nhân ái. Một trái tim luôn nóng hổi như ánh thái dương trên quê người luôn chói chang. Một trái tim không bao giờ vơi tình yêu tha nhân và đồng loại, không bao giờ mờ phai hình ảnh của quê nhà! Nhất là không bao giờ ngưng nhịp đập thơ !» (Tựa HND). Sở dĩ tôi trích đoạn dài này từ bài Tựa HND vì qua nó, tác giả «Anh Biết, Em Yêu Dấu» muốn phát ra một bản tuyên ngôn cho đời... «Anh Biết, Em Yêu Dấu», là một cuộc hành trình đi ngược dòng thời gian trong quá khứ của một mối tình đã qua, tương tự Marcel Proust đã đi tìm thời gian đã mất («À la recherche du temps perdu» 1913-1922). Chẳng hạn khi người thi sĩ hồi tưởng xa xưa, qua những kỷ niệm còn ấp ủ trên giấy hoen mờ :
Chồng thư cũ úa vàng bao lớp bụi
Ta vàng theo năm tháng trái oan đời
Em bên ấy có quen hờn quen tủi ?
Có đương nhiên quên quá khứ xa vời ?
Ngày hai đứa ghé đầu chung nón nhỏ
Vai kề nghe tim thánh thót reo mừng
Em tha thiết mãi thêu thùa, mơ mộng
Nói bên nhau cho hết kiếp chia, phân... (Chồng Thư Cũ)
Bài này được Nhạc sĩ Lê Dinh có biệt tài phổ nhạc (x. Nghệ Thuật số 72, th. 03-2000) với cung ré majeur làm nổi bật một quá khứ êm đẹp, nhẹ nhàng trước khi hai đứa trẻ xa nhau. Nhưng có những chia phôi còn để lại thương tiếc vô cùng, mấy vần thơ sau là một tiếng khóc cho một cuộc tình dang dở:
Thoáng chốc đời phai, mãi buồn canh cánh
Yêu lắm rồi xa, thương tiếc khôn cùng
Mai ta về đâu, nắng táp mưa giông
Mai đôi mắt dần khô chăng, suối lệ? (Ngày Mai Và Đôi Mắt)
Trong «Đã Rồi Một Cánh Chim Bay», với âm điệu tuyệt vời, đẹp như ánh sáng ban mai, buồn như dòng suối năm xưa, Hà Nguyên Du đã đạt được một địa vị dưới ánh mặt trời sáng rực. Cứ mỗi danh từ là một nghĩa, cứ mỗi điệu vần là một nhịp trong tim, một nhịp của tạo hóa, thiên nhiên:
Đã rồi một cánh chim bay
Em đi về với, cuồng quay ánh đèn
Lạc loài ta giống tên điên
Bơ vơ ca hát, ngang nhiên cợt đùa
Đâu rồi suối cũ, trăng xưa?
Ta thêm chức tước, đâu vừa thiên hương
Nguyệt tà, dương xế, mây buông
Ta, em hát mãi, khúc buồn thiên thu...
Kỷ niệm! Kỷ Niệm ! ngày «Thứ Ba» trong «Tuần Lưu Hoạt» đáng lẽ theo phần đông là một ngày thích thú nhất... đối với nhà thơ họ Hà trái lại, là ngày đau khổ nhất:
Con chim nào hót sáng nay?
Miệng ta bỗng huýt sáo dài như chim!
Cơn mơ nào ủ ngăn tim?
Nỗi xưa niềm cũ luân phiên dày vò!
Đã rồi hóa giải nên thơ?
Cho ta sống thản bên bờ vực đen?
Tôi xin dịch ra chữ Pháp như sau (để lột trần hơn nữa tâm hồn của tác giả):
De quelle espèce d'oiseau ce chant vient-il ce matin?
Je me mets soudain à siffler comme l'animal, longuement!
Quel genre de rêve a-t-il pu à la fois réchauffer et freiner le rythme de mon coeur?
Des sentiments et ressentiments du passé ont à tour de rôle embrouillé ma vie
Je les ai pourtant tous transformés en poésie
Afin que je puisse vivre tranquille
Au bord du noir profond de l'abĩme?
Sống thoải mái nơi đất khách thật hão huyền! Những chiều mưa, có lẽ người yêu sẽ về theo «cho cành khô chờ tiết giao mùa», «cho đàn yêu đẹp với âm thừa», «cho mầm xanh rộn tiếng chim đùa», «cho nụ hoa nở sắc khoe mùa». Than ôi, hy vọng cùng ước mong làm chi cho khổ não thần kinh:
Em hãy nhìn hàng cây trút lá
Ta như chim thôi hót bao giờ
Cô liêu nào ghi sâu vết nhớ?
Tim xanh còn gõ nhịp cho thơ!
Sông núi buồn ngày đêm buốt giá
Ta yêu em vương vấn câu thề
Em đâu rồi hương xưa nhớ mãi
Ta bao giờ tát cạn cơn mê!? (Em Có Về Như Những Cơn Mưa)
Đáng sợ hơn là những: ... Đêm thổ huyết từ cơn mơ cũ / Gương vỡ soi, người đội lốt người / Nỗi thê thiết tim nào chịu đựng / Nẻo,về không biết có suông tôi? (...Ẩn, Hiện Một Đời). Hoặc trái lại, trong «Những Đêm Hạ Huyền», nhà thơ cũng tiếc nuối, nhưng nhờ thơ, người đã biến hóa nhẹ nhàng:
Hạ huyền ơi hỡi ! Nắng thêu ngàn cây / Héo khô cành ta / Em lá rơi đầy / Hạ huyền phiêu lãng / Tóc ai dần phai / Tính tang tình tang / Non nước u hoài / Vọng về đâu nữa ? Đám sâu cành khô / Ái ân ngày xưa / Hóa ra thành thơ.
Còn nói gì lúc «Trái Tim Học Trò» của nhà thơ (đầy mơ mộng) mỗi ngày đến trường nữ học, nhìn trộm nàng ra trường, trên đường về nhà cha mẹ:
Áo em ngày xưa / Áo trắng thiên nga / Bước anh ngày xưa / Bước đi hào hoa / Tóc em ngày xưa / Tóc chấm ngang vai / Tóc anh ngày xưa / Tóc phong trần bay.
Còn biết bao nhiêu vần thơ tuyệt diệu của Hà Nguyên Du về mối tình trong kỷ niệm, vừa đau thương vừa bình dị, dịu dàng như «Tình Như Cành Lá Thu Phong»:
Tình như cành lá thu phong
Thôi tàn phai hết mặn nồng ái ân!
Anh còn nặng với phù vân
Mắt em rơi ướt, xót thân lạc loài
Hay «Tình Ta Dưới Ánh Mặt Trời»:
Ôi! bàn tay trên cung phím lướt
Tơ ngân vang, rung trái tim buồn
Nghe không em, lòng ai chùng xuống
Như trần gian thiếu bóng tình thương!
Như đời hoa vời trong cánh bướm
Như ai ca phách nhịp không cùng
Xe đi không về không với bến
Ta yêu em cho núi thành sông...
«Anh Biết, Em Yêu Dấu» cũng là một tán dương ca tình yêu quê hương (Chiều hôm nao đi ngang dòng kinh / Nhớ quê hương tha thiết chân tình / Nhớ ruộng đồng khô ran, thiếu nước / Dẫn thủy nhập điền hư hao nát tanh: Tức Cảnh Sinh Tình), nhớ gia đình quốc nội (Ta ở bên này xứ sở văn minh / Thương chị giếng sâu, gàu con xách nước / Mẹ lả thân cò, tảo tần xuôi ngược / Ôi ! lất lây cho đắp đỗi qua ngày: Chải Tóc Đi Em!), người cha đã mất năm 1986 (Đột ngột ai ngờ Ba lâm bệnh / Và Ba đi... đi mãi không về / Trời ơi! hiên vắng ai ngồi khóc? Bão táp mưa sa phận não nề: Dưới Nắng Xế Ba Ngồi Sàng Gạo), và người mẹ yêu dấu còn sống sót bên nhà:
... Vẫn nhớ lệ mờ nơi bến cảng, sân ga
Mẹ khóc mướt ôm con và xiết chặt
Em, chị tiễn đưa lòng đau như cắt
Người lẻ loi mãi khăn gói lên đường !!
Vẫn vô vàn kỷ niệm yêu thương
Qua hưng phế chẳng mờ trong ký ức (Vẫn Nhớ).
Thơ Hà Nguyên Du còn rất thấm nhuần triết lý Á Đông. Đã biết đại khái nỗi tâm tình của người qua «Tôi Đã Luân Hồi, Qua Em», bây giờ ta hãy lắng nghe «Ta»:
Đến sẽ đến, đi sẽ đi
Ở, về một kiếp lưu ly đất, trời
Trái, hạt từ đâu sinh sôi?
Ta, em, hương, lửa, lũng, đồi bụi bay
Lối nào có một không hai ?
U, minh nở đóa phù phai bất thường
Mộng trần em trĩu vai thuôn
Ta, lưng quặn hải hồ, sương khói nhà.
Hoặc đầy tư tưởng Phật giáo trong «Nâng Cốc Sầu Tan»: Đời kiêu bạt phế tàn lây! Nghe tâm huyết lụn phơi bày nghiệt oan? Sĩ hề sĩ chẳng hề than! Sĩ về nâng cốc sầu tan chẳng hề!
Về đời Hà Nguyên Du, tôi đã nói nhiều trong bài «Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân» (NT số 66). Thơ của họ Hà có đăng trên các báo nổi tiếng ở hải ngoại và Nghệ Thuật (do Nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương) đã trình bày những thi bản hay nhất trong những số vừa qua. Tôi là người hân hạnh được đọc lai cảo «Anh Biết, Em Yêu Dấu» tác giả gửi tặng (72 bài tất cả!) với sáng kiến tự do của nhà phê bình lấy trách nhiệm viết bài này cho Nghệ Thuật đặc quyền sở hữu đăng ngay trước khi tác phẩm được ra mắt đồng bào:
An Tiêm Studio xuất bản, bìa Khánh Trường, phụ bản Họa sĩ Lê Khánh Thư, Hạ Quốc Huy... với sự cộng tác về phần phổ nhạc của các Nhạc sĩ Phạm Duy (Em là vòng nhật nguyệt, Khúc ly tao, Đêm hạ huyền), Trần Duy Đức (Nhớ người vương khói thuốc bay, Em có về như những cơn mưa, Người muôn thuở), Nguyễn Hiền (Cho tôi bài tango, Cho em bài sonnet), Trầm Tử Thiêng: Khi bước tình đi qua (TTT vừa bỏ chúng ta ra đi ngày 25/01/2000 và HND đã viết trong Tựa:
«... tôi không nén được lòng, lúc «cánh cửa đã đóng» sau khi đưa thi hài của cố Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng vào lò hỏa thiêu. Với tiếng khóc nức nỡ của nhà báo Lâm Tường Dũ, của nữ ca sĩ Ngọc Minh, và... những dòng lệ tiếc thương của Nhạc sĩ Trúc Hồ, cùng một số văn nghệ sĩ khác...»),
Nguyễn Đức Đạt (Tình ta dưới ánh mặt trời), Phạm Minh Hùng (Tình như cánh lá thu phong), và Nhạc sĩ Lê Dinh (Chồng thư cũ).
Hà Nguyên Du là một nhà thơ đã được nhiều nhạc sĩ lừng danh phổ nhạc; đó cũng là một chứng minh sự thành công vẻ vang của một thi sĩ đang lên, và có lẽ - trong tương lai - người sẽ đạt được ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ Việt Nam (Cho Em Bài Sonnet) :
Ta cho em bài sonnet chan chứa
Con sông dài uốn khúc quanh co
Sonnet mùa đồng lên xanh lúa
Sonnet mình đẹp như trang thơ
Ta cho em bài sonnet tha thiết
Như trăng rằm hát khúc ca dao
Sonnet đầy tình trao da diết
Sonnet trời ngời ánh trăng sao...
___________________________________
Lê Mộng Nguyên (Paris)
* Nhạc sĩ, GS Hàn Lâm Tiến sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris