Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
QUỲ ĐỂ THỨC TỈNH TƯƠNG LAI
Chuyện một cô giáo phải quỳ để xin lỗi phụ huynh đang gây nhiều bức xúc và tranh luận trái chiều trên khắp cả nước, vì số đông người đang là hoặc sẽ là học sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh, ít hay nhiều đều có những tác động đến tâm tư, suy nghĩ của họ mặc dù câu chuyện không phải của họ.
1) Quỳ có phải là một điều xấu xa hay không?
“Quỳ” là một động tác bình thường của cơ thể như nằm, ngồi, đi, đứng hay gập cái khuỷu tay, không có gì đáng để lưu tâm. Người Nhật có thể quỳ lên thảm để trò chuyện, ăn cơm hay uống trà; Người ta cũng có thể quỳ để thiền, suy ngẫm về cuộc đời; Người ta cũng có thể quỳ trước thánh thần để thỉnh cầu hay sám hối một điều gì đó, … Cho nên quỳ là rất bình thường, quỳ với ai và quỳ về một mục đích nào đó mới là vấn đề cần phải đặt ra.
Cô giáo bắt học sinh quỳ vì vi phạm một nhiệm vụ học tập nào đó, thì thực ra không phải quỳ trước cô giáo hay sỉ nhục các học sinh, mà bản chất của nó là “quỳ để sám hối”. Tôi và thế hệ cùng lứa, lẫn thế hệ trước đó đã sống, được giáo dục để lớn lên cùng những động tác quỳ theo yêu cầu của thầy cô giáo, thậm chí là còn phải phơi khô cái vỏ mít để quỳ cho nó đau, nhiều đứa mài cho nhẵn cái vỏ mít rồi mới phơi khô để đánh lừa thầy cô của hơn 30 năm về trước. Cái phạt quỳ của cô giáo đã đi vào thơ ca như "bẻ một nhành cây, nhành cây trứng cá - Để khi vô trường chia trái cho em - Hương trái mê ly hai đứa xù xì - Cô giáo phạt quỳ em lệ hoen mi". Cho đến nay chưa thấy ai oán trách thầy cô của chính mình, vẫn thăm hỏi sức khỏe mỗi khi có dịp, nhiều người đã kiên cường và thành công từ cái “quỳ sám hối” để học tập ngày một tốt hơn.
Cô giáo quỳ trước phụ huynh thì lại khác, đó không còn là “quỳ sám hối”, mà là “quỳ thỉnh cầu” cho một mục đích nào đó của bản thân cô giáo. Vô tình cái quỳ cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành, người đang thực hiện công vụ quỳ trước một chủ thể khác tại nơi thực hiện công vụ là cái “quỳ của công vụ”, chứ không hẳn là cái quỳ của cá nhân, nói trắng ra là “cái quỳ của đại diện cho giáo dục”.
2) Quỳ có tạo ra sự nghiệt ngã?
Chủ quan mà nói, ngành nào, nghề nào, chổ nào cũng đều có số đông những người tận tâm, đạo đức và số ít những người biến dị, sâu bọ. Nhưng đối với ngành giáo dục thì phần lớn trong số họ vẫn đang là những người có tâm, kể cả một số thầy cô biến dị hay sâu bọ. Nhiều cô giáo bị lôi ra pháp luật vì hành hạ trẻ em, nhưng sâu thẳm bản chất của cô giáo đó chưa chắc đã xấu, mục đích chưa phải để giết trẻ mà là để trẻ chóng ăn, chóng lớn, chỉ có điều phương pháp chưa phù hợp. Thầy cô giáo bắt học sinh quỳ, khẻ tay, chép phạt hoặc yêu cầu học thêm, … Xét đến cùng thì vẫn chưa gây ra hậu quả gì lớn, chí ít là ở hiện tại, còn tương lai thì có nhiều ẩn số khác tác động vào nữa.
Nếu so với kinh doanh hay chính trị, thì cái tâm của giáo dục vẫn mềm mại hơn nhiều. Cô giáo bắt quỳ có 1000 lần đi chăng nữa thì cũng chẳng làm chết ai. Tôi từng tiếp xúc với một trường hợp vợ, chồng đi phá thai trong nước mắt, lý do là người chồng bị sa thải đến thất nghiệp, 2 tuần sau mới phát hiện vợ có thai, 2 người thất nghiệp không thể nuôi nổi một đứa trẻ đang lớn dần trong nhịp sống của đô thị hiện đại, mặc dù không ai bị bắt quỳ. Những vụ án oan đã đẩy cả gia đình họ sang một ngã rẽ khác, mặc dù bị cáo không hề bị quỳ gối trước hội đồng xét xử, … Rồi hàng loạt vụ việc về thực phẩm bẩn, về tắc trách trong y tế. Từ đó cho thấy, có những cái “quỳ vô hại” còn hơn cả những “cú nhảy” để đi về tuyệt vọng.
3) Thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh – sẽ có một chủ thể phải quỳ trong tương lai
Kỷ nguyên của hiện đại, không ai ủng hộ cho phương pháp giáo dục “quỳ sám hối” của hơn 30 năm về trước, dù cái quỳ đó có đưa được nhiều người thành công, “thời thế nào – phương pháp đó”. Nhưng với thực tế của xã hội hiện nay, đặc biệt là chương trình và phương pháp giáo dục thì trong 3 chủ thể đó, sẽ có một chủ thể phải quỳ.
Trẻ con càng lúc càng xa rời vòng tay của gia đình do áp lực của kinh tế và sự phát triển của công nghệ số, thậm chí là con người càng xa rời với thiên nhiên, với những tương tác thật. Các hoạt động dung dưỡng tâm hồn bị lãng quên, cả một năm người ta không trồng được một cọng rau, cho con vật một bữa ăn hay đọc hết một quyển sách. Trong khi giáo dục thì vẫn dùng phần lớn thời gian để quanh quẩn với phòng học, bục giảng, bàn ghế và giáo cụ, thì nếu có phật tổ như lai hay quan âm bồ tát cũng khó lòng kết nối tâm hồn của người dạy và người học trong sự biến hóa của thực tiễn và công nghệ số, nói chi đến giáo viên – một nhiệm vụ quá khó đối với họ.
Trong cái bế tắc đó, giáo viên hoặc phải bắt học sinh quỳ để trở về với phương pháp cũ, hoặc mình phải tự “quỳ sám hối” với trách nhiệm, với chương trình, với cái tặc lưỡi “mặc kệ nó, hết giờ là đủ lương”. Nếu cả giáo viên và học sinh không ai phải quỳ, thì phụ huynh sẽ phải “quỳ để cầu xin trời đất” cho họ một tương lai bình yên, vì họ đang “ăn vào cái đuôi tương lai của chính mình”. Con cái của họ khi lớn lên thiếu cả thái độ, kiến thức lẫn kỹ năng cho đời sống của chính nó, nói gì đến lo ngược lại cho họ khi già yếu. Thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng còn hạ cấp kiến thức, hạ cấp kỹ năng để phù hợp với phân khúc công việc, nhưng đáng sợ nhất là thiếu thái độ, thiếu niềm tin, thiếu tâm hồn, … mang dao đi giết người hoặc ngáo đá là giết cả truyền thống gia đình, phụ huynh có quỳ đến chết cũng không có thần thánh nào ban phát cho kịp.
4) Cái quỳ để thức tỉnh tương lai
Cô giáo quỳ thì cũng đã quỳ rồi, thương cũng có mà trách cũng có. Nhưng Tôi tin, rồi tương lai, lịch sử sẽ cảm ơn cái quỳ đó, nó là “cái quỳ để thức tỉnh giáo dục”. Đừng bắt giáo viên phải có những phương pháp giáo dục phù hợp cho một lớp tạp nham học sinh với hàng trăm kiểu tính cách khác nhau, để đạt một mục tiêu giống nhau. Hoặc là phải phân loại học sinh, phân loại giáo viên cho đúng phân khúc chất lượng của nó, hoặc là phải phân loại phương pháp cho đúng với từng đối tượng học sinh có chất lượng khác nhau. Giáo dục cứ thuyết giáo ra rã phương pháp này là tiêu cực, phương pháp kia là tích cực, nhưng hạ tầng về văn hóa cho những phương pháp phù hợp chưa khớp nối được, thì phương pháp có tích cực vẫn thành vô nghĩa.
Bắt giáo viên phải dạy được học sinh có văn hóa, nhưng bản thân cha mẹ của học sinh đang còn là vô văn hóa, hoặc thiếu văn hóa, hay chính hiệu trưởng và một số người quản lý giáo dục vẫn còn thiếu "văn hóa công vụ" (tức là hạ tầng về văn hóa, không gian về văn hóa, môi trường văn hóa chưa có) thì giáo viên từ trên cõi trên xuống cũng đành chịu.
Cái quỳ của cô giáo – Đau đáu nhất vẫn là quỳ trước sự bế tắc của chính mình trong sự lựa chọn nghề nghiệp quá nghiệt ngã của thời thế.
Tương lai đang chờ sự thức tỉnh! Thật gượng gạo khi phải bắt người thầy quỳ gối để nâng cho đất nước đứng lên! Khi người thầy quỳ gối thì liệu dân tộc có thể ung dung để ngẩng cao đầu?
Đặng Hoàng Vũ (6/3/2018)
Chuyện một cô giáo phải quỳ để xin lỗi phụ huynh đang gây nhiều bức xúc và tranh luận trái chiều trên khắp cả nước, vì số đông người đang là hoặc sẽ là học sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh, ít hay nhiều đều có những tác động đến tâm tư, suy nghĩ của họ mặc dù câu chuyện không phải của họ.
1) Quỳ có phải là một điều xấu xa hay không?
“Quỳ” là một động tác bình thường của cơ thể như nằm, ngồi, đi, đứng hay gập cái khuỷu tay, không có gì đáng để lưu tâm. Người Nhật có thể quỳ lên thảm để trò chuyện, ăn cơm hay uống trà; Người ta cũng có thể quỳ để thiền, suy ngẫm về cuộc đời; Người ta cũng có thể quỳ trước thánh thần để thỉnh cầu hay sám hối một điều gì đó, … Cho nên quỳ là rất bình thường, quỳ với ai và quỳ về một mục đích nào đó mới là vấn đề cần phải đặt ra.
Cô giáo bắt học sinh quỳ vì vi phạm một nhiệm vụ học tập nào đó, thì thực ra không phải quỳ trước cô giáo hay sỉ nhục các học sinh, mà bản chất của nó là “quỳ để sám hối”. Tôi và thế hệ cùng lứa, lẫn thế hệ trước đó đã sống, được giáo dục để lớn lên cùng những động tác quỳ theo yêu cầu của thầy cô giáo, thậm chí là còn phải phơi khô cái vỏ mít để quỳ cho nó đau, nhiều đứa mài cho nhẵn cái vỏ mít rồi mới phơi khô để đánh lừa thầy cô của hơn 30 năm về trước. Cái phạt quỳ của cô giáo đã đi vào thơ ca như "bẻ một nhành cây, nhành cây trứng cá - Để khi vô trường chia trái cho em - Hương trái mê ly hai đứa xù xì - Cô giáo phạt quỳ em lệ hoen mi". Cho đến nay chưa thấy ai oán trách thầy cô của chính mình, vẫn thăm hỏi sức khỏe mỗi khi có dịp, nhiều người đã kiên cường và thành công từ cái “quỳ sám hối” để học tập ngày một tốt hơn.
Cô giáo quỳ trước phụ huynh thì lại khác, đó không còn là “quỳ sám hối”, mà là “quỳ thỉnh cầu” cho một mục đích nào đó của bản thân cô giáo. Vô tình cái quỳ cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành, người đang thực hiện công vụ quỳ trước một chủ thể khác tại nơi thực hiện công vụ là cái “quỳ của công vụ”, chứ không hẳn là cái quỳ của cá nhân, nói trắng ra là “cái quỳ của đại diện cho giáo dục”.
2) Quỳ có tạo ra sự nghiệt ngã?
Chủ quan mà nói, ngành nào, nghề nào, chổ nào cũng đều có số đông những người tận tâm, đạo đức và số ít những người biến dị, sâu bọ. Nhưng đối với ngành giáo dục thì phần lớn trong số họ vẫn đang là những người có tâm, kể cả một số thầy cô biến dị hay sâu bọ. Nhiều cô giáo bị lôi ra pháp luật vì hành hạ trẻ em, nhưng sâu thẳm bản chất của cô giáo đó chưa chắc đã xấu, mục đích chưa phải để giết trẻ mà là để trẻ chóng ăn, chóng lớn, chỉ có điều phương pháp chưa phù hợp. Thầy cô giáo bắt học sinh quỳ, khẻ tay, chép phạt hoặc yêu cầu học thêm, … Xét đến cùng thì vẫn chưa gây ra hậu quả gì lớn, chí ít là ở hiện tại, còn tương lai thì có nhiều ẩn số khác tác động vào nữa.
Nếu so với kinh doanh hay chính trị, thì cái tâm của giáo dục vẫn mềm mại hơn nhiều. Cô giáo bắt quỳ có 1000 lần đi chăng nữa thì cũng chẳng làm chết ai. Tôi từng tiếp xúc với một trường hợp vợ, chồng đi phá thai trong nước mắt, lý do là người chồng bị sa thải đến thất nghiệp, 2 tuần sau mới phát hiện vợ có thai, 2 người thất nghiệp không thể nuôi nổi một đứa trẻ đang lớn dần trong nhịp sống của đô thị hiện đại, mặc dù không ai bị bắt quỳ. Những vụ án oan đã đẩy cả gia đình họ sang một ngã rẽ khác, mặc dù bị cáo không hề bị quỳ gối trước hội đồng xét xử, … Rồi hàng loạt vụ việc về thực phẩm bẩn, về tắc trách trong y tế. Từ đó cho thấy, có những cái “quỳ vô hại” còn hơn cả những “cú nhảy” để đi về tuyệt vọng.
3) Thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh – sẽ có một chủ thể phải quỳ trong tương lai
Kỷ nguyên của hiện đại, không ai ủng hộ cho phương pháp giáo dục “quỳ sám hối” của hơn 30 năm về trước, dù cái quỳ đó có đưa được nhiều người thành công, “thời thế nào – phương pháp đó”. Nhưng với thực tế của xã hội hiện nay, đặc biệt là chương trình và phương pháp giáo dục thì trong 3 chủ thể đó, sẽ có một chủ thể phải quỳ.
Trẻ con càng lúc càng xa rời vòng tay của gia đình do áp lực của kinh tế và sự phát triển của công nghệ số, thậm chí là con người càng xa rời với thiên nhiên, với những tương tác thật. Các hoạt động dung dưỡng tâm hồn bị lãng quên, cả một năm người ta không trồng được một cọng rau, cho con vật một bữa ăn hay đọc hết một quyển sách. Trong khi giáo dục thì vẫn dùng phần lớn thời gian để quanh quẩn với phòng học, bục giảng, bàn ghế và giáo cụ, thì nếu có phật tổ như lai hay quan âm bồ tát cũng khó lòng kết nối tâm hồn của người dạy và người học trong sự biến hóa của thực tiễn và công nghệ số, nói chi đến giáo viên – một nhiệm vụ quá khó đối với họ.
Trong cái bế tắc đó, giáo viên hoặc phải bắt học sinh quỳ để trở về với phương pháp cũ, hoặc mình phải tự “quỳ sám hối” với trách nhiệm, với chương trình, với cái tặc lưỡi “mặc kệ nó, hết giờ là đủ lương”. Nếu cả giáo viên và học sinh không ai phải quỳ, thì phụ huynh sẽ phải “quỳ để cầu xin trời đất” cho họ một tương lai bình yên, vì họ đang “ăn vào cái đuôi tương lai của chính mình”. Con cái của họ khi lớn lên thiếu cả thái độ, kiến thức lẫn kỹ năng cho đời sống của chính nó, nói gì đến lo ngược lại cho họ khi già yếu. Thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng còn hạ cấp kiến thức, hạ cấp kỹ năng để phù hợp với phân khúc công việc, nhưng đáng sợ nhất là thiếu thái độ, thiếu niềm tin, thiếu tâm hồn, … mang dao đi giết người hoặc ngáo đá là giết cả truyền thống gia đình, phụ huynh có quỳ đến chết cũng không có thần thánh nào ban phát cho kịp.
4) Cái quỳ để thức tỉnh tương lai
Cô giáo quỳ thì cũng đã quỳ rồi, thương cũng có mà trách cũng có. Nhưng Tôi tin, rồi tương lai, lịch sử sẽ cảm ơn cái quỳ đó, nó là “cái quỳ để thức tỉnh giáo dục”. Đừng bắt giáo viên phải có những phương pháp giáo dục phù hợp cho một lớp tạp nham học sinh với hàng trăm kiểu tính cách khác nhau, để đạt một mục tiêu giống nhau. Hoặc là phải phân loại học sinh, phân loại giáo viên cho đúng phân khúc chất lượng của nó, hoặc là phải phân loại phương pháp cho đúng với từng đối tượng học sinh có chất lượng khác nhau. Giáo dục cứ thuyết giáo ra rã phương pháp này là tiêu cực, phương pháp kia là tích cực, nhưng hạ tầng về văn hóa cho những phương pháp phù hợp chưa khớp nối được, thì phương pháp có tích cực vẫn thành vô nghĩa.
Bắt giáo viên phải dạy được học sinh có văn hóa, nhưng bản thân cha mẹ của học sinh đang còn là vô văn hóa, hoặc thiếu văn hóa, hay chính hiệu trưởng và một số người quản lý giáo dục vẫn còn thiếu "văn hóa công vụ" (tức là hạ tầng về văn hóa, không gian về văn hóa, môi trường văn hóa chưa có) thì giáo viên từ trên cõi trên xuống cũng đành chịu.
Cái quỳ của cô giáo – Đau đáu nhất vẫn là quỳ trước sự bế tắc của chính mình trong sự lựa chọn nghề nghiệp quá nghiệt ngã của thời thế.
Tương lai đang chờ sự thức tỉnh! Thật gượng gạo khi phải bắt người thầy quỳ gối để nâng cho đất nước đứng lên! Khi người thầy quỳ gối thì liệu dân tộc có thể ung dung để ngẩng cao đầu?
Đặng Hoàng Vũ (6/3/2018)