Tác giả: Nắng Xuân
Di tích và thắng miền Bắc (Liên hoàn khúc)
01. ĐỒNG CHÂU
Rừng vàng, biển bạc, gọi Đồng Châu
Sóng tuổi bao nhiêu, đã bạc đầu ?
Thức uống thơm ngon, vừa nguyện ước
Đồ ăn bổ rẻ, thỏa duyên cầu
Tôm, cua lúc nhúc, chờ phiên chợ
Cá, mực lao xao, đợi chuyến tàu
Nghiêng nón thẹn thùng, em hỏi nhỏ:
- "Còn không ở lại, tính về đâu ?"
Nắng Xuân
02. PHONG CHÂU
Về đâu cũng nhớ đất Phong Châu
Hội tụ ba sông (1), điểm khởi đầu
Nghĩa Lĩnh, Ba Vì oai trụ trước
Việt Trì, Bạch Hạc vững nền sau
Uy nghi bốn Điện còn ghi tích (2)
Phủ phục trăm voi vẫn đứng chầu
Thánh Gióng, Lang Liêu vào cổ tích
Con Hồng, cháu Lạc sát vai nhau.
Nắng Xuân
03. THÁC BẢN GIỐC
Sát vai nhau đến mọi vùng miền
Bản Giốc ghé thăm thác cõi tiên
Huyền ảo cầu vồng, xua ảo não
Gương trong sông phẳng, cuốn ưu phiền
Ngườm Ngao động đẹp, tranh kỳ thú
Đàn Thủy rừng xanh, thảm diệu huyền
Trùng Khánh, Cao Bằng qua nhớ ghé
Lòng người quyện chặt với thiên nhiên.
Nắng Xuân
04. SA PA
Thiên nhiên quyện chặt với con người
Thác Bạc, Cầu Mây, tới Cổng Trời
Ngói đỏ Tây Âu, sương trắng phủ
Rừng xanh Đông Á, tuyết ngà phơi
Cỏ hoa quấn quít, thơm lòng đón
Rau trái tốt tươi, thảo dạ mời
Phiên chợ Sa Pa người nhộn nhịp
Viễn phương du khách, thỏa thuê chơi.
Nắng Xuân
05. HỒ BA BỂ
Chơi Hồ Ba Bể, thả thuyền trôi
Rộng rãi phong quang, nước tiếp trời
Đảo nổi: ngựa rừng hăng lội nước
Suối ngầm: phượng đất mải tìm mồi
Tờ tranh thủy mặc, say lòng khách
Bức họa sơn lâm, luyến dạ người
Non nước hữu tình. Ôi, diễm tuyệt !
Thần tiên có thấy cũng mê thôi.
Nắng Xuân
06. AO VUA
Thấy cũng mê thôi ! Thật chẳng đùa !
Ngọc Hoa công chúa, tích ngày xưa
Thiên nhiên hùng vĩ khơi nguồn nhạc
Cảnh sắc hữu tình gợi suối thơ
Ruổi dốc, vào hang, leo núi Tản
Bơi thuyền, vượt thác, tắm ao Vua
Sơn Thần, Thủy Quái còn đâu đó
Cuộc chiến tình yêu, biết mấy vừa !
Nắng Xuân
07. CÁT BÀ
Vừa đặt bước chân xuống bến tàu
Cát Bà mời gọi ghé thăm mau
Cát vàng vàng rực, lung linh sắc
Nước biếc biếc xanh, óng ánh màu
Ghé động Kim Cương, trèo núi nhỏ
Vào hang Gia Luận, lách khe sâu
Đan xen trù phú pha kỳ thú
Xáo trộn hoang sơ lẫn đẹp giàu.
Nắng Xuân
08. ĐỒ SƠN
Giàu có, khang sang, cởi mở lòng
Đồ Sơn vi vút gió ngàn thông
Hiên ngang ba phía, kiềng chân vạc
Vững chãi một phương, trụ thế Rồng
Du khách năm châu thăm chẳng ít
Kiều bào tứ xứ ghé càng đông
Mịn màng bãi cát, vàng chanh nắng
Sầm uất, nguy nga, vẫn ấm nồng.
Nắng Xuân
09. HỒ NÚI CỐC
Ấm nồng tình nghĩa mãi trinh nguyên
Chàng Cốc-nàng Công, chuyện cũ truyền
Tít tắp bạt ngàn, rừng gấm mướt
Mênh mông mờ ảo, nước nhung huyền
Bức tranh diễm tuyệt lung linh sắc
Nét vẽ tinh anh phảng phất duyên
Bà chúa Thượng Ngàn như đã chọn
Hồ trên núi Cốc - chốn đào nguyên.
Nắng Xuân
10. KHOANG XANH
Đào nguyên ngay cửa ngõ kinh đô
Cảnh sắc Khoang Xanh thật dễ ưa
Khí hậu hiền hòa, rừng dệt gấm
Thanh âm réo rắt, thác so tơ
Suối Tiên xứ lụa kêu mời gọi
Đà Lạt (3) Hà Tây vẫy đón chờ
Cảm giác dìu ta vào cổ tích
Hỏi rằng bạn đã biết hay chưa ?
Nắng Xuân
11. TAM ĐẢO
Hỏi rằng bạn đã biết hay chưa ?
Tam Đảo ngày ôm trọn bốn mùa
Sáng giá lạnh se, Xuân đợi nắng
Trưa nồng oi bức, Hạ chờ mưa
Heo may Thu đến, chiều sương phủ
Giá lạnh Đông qua, tối gió lùa
Thiên Nhị đài cao, mây vắt núi
Ẩn mình Thác Bạc dưới thung thưa.
Nắng Xuân
12. TRÀ CỔ
Thưa Mẹ, thưa Cha, đáp chuyến tàu
Ngược về Móng Cái, hẹn hò nhau
Đồ Sơn lễ Tổ, năm ngày trước
Trà Cổ hội làng, sáu bữa sau (4)
Cát trắng trắng ngà, da bạch ngọc
Nước xanh xanh thẫm, mắt lam châu
Ngư dân xứ biển miền Đông Bắc
Giản dị nhưng mà hiếu khách sao !
Nắng Xuân
13. THUNG LŨNG MAI CHÂU
Sao mà quên được đất Mai Châu
Thân thiết cùng nâng chén rượu đào
Thịt nướng, thực đơn miền rú vắng
Cơm lam, đặc sản của rừng sâu
Cồng chiêng rộn rã vang hiên trước
Múa hát nhịp nhàng nhộn ngõ sau
Trải chiếc chiếu hoa, bàn thế sự
Nhà sàn, bếp lửa, ngắm trăng thâu.
Nắng Xuân
14. VỊNH HẠ LONG
Thâu đêm chợt loé ánh dương hồng
Đệ nhất danh lam Vịnh Hạ Long
Bộ óc thiên nhiên, tài xếp đặt
Bàn tay tạo hóa, khéo vun trồng
Vào hang Đầu Gỗ, nôn nao dạ
Ghé đảo Tuần Châu, rạo rực lòng
Ngoạn mục đá vôi và thạch phiến
Triệu năm kiến tạo, một kỳ công.
Nắng Xuân
15. VỊNH BÁI TỬ LONG
Kỳ công Thủy Tổ cắt thân rồng
Đem xác vùi nên Bái Tử Long
Xanh mướt phi lao trườn xuống biển
Trắng ngà cát mịn trải ra cồn
Minh Châu đáp thẳng về Quan Lạn
Soi Nhụ thuyền xuôi tới Cửa Ông
Thương cảng lâu đời trên đất Việt
Vân Đồn giết giặc, giữ non sông (5).
Nắng Xuân
16. ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sông núi còn ghi một Điện Biên
Chiến công náo nức cả trăm miền
Cúi đầu, Đờ-cát tan danh hão
Trơ mặt, Na-va vỡ mộng điên
Tiếng vọng năm châu, nòi trí dũng
Danh vang bốn biển, khí hùng thiêng
Chín năm chói rạng ngời trang sử
Kết những vòng hoa tạ Tổ Tiên.
Nắng Xuân
17. CHÙA HƯƠNG
Tiên cảnh dập dìu khách thập phương
Hương Sơn diễm lệ, chốn thiên đường
Rừng mơ, cuốc bộ, gần cây cội
Suối Yến, thuyền trôi, lánh phố phường
Hương Tích động tiên, già lễ bái
Thiên Trù cổ kính, trẻ dâng hương
Vừa qua Nguyên Đán còn xuân nét
Lễ hội thêm vào những vấn vương.
April 02, 2005
Nắng Xuân
18. YÊN TỬ
Vấn vương chi cuộc sống giàu sang
Kim Tổ (6) rời cung, ẩn nẻo ngàn
Tiếng mõ Trúc Lâm, cầu hạnh phúc
Hồi chuông Yên Tử, độ bình an
Tăng ni trên dưới cùng chăm chút
Phật tử xa gần góp sửa sang
Am, tháp uy nghi, chùa cổ kính
Núi non kỳ vỹ, cảnh phong quang.
April 03, 2005
Nắng Xuân
19. BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG
Quang cảnh còn in dấu tích xưa
Chiến công hiển hách giữ cơ đồ
Anh hùng dốc sức xây nền móng
Tuấn kiệt dày công mở cõi bờ
Mưu trí thành công, dùng địa thế
Bày binh thắng lợi, chớp thời cơ
Ngô, Lê, Trần có vua tôi giỏi
Hán, Tống, Nguyên Mông chạy có cờ.
April 04, 2005
Nắng Xuân
20. NON NƯỚC HOA LƯ
Cờ lau nuôi khí phách Hoa Lư
Cảnh vật như còn nhắc tích xưa
Thượng Hạ, hai thôn-hai nghiệp đế
Thái Vy, một điện-bốn đời vua
Thiên Tôn, Bích Động-thiên đường họa
Dục Thúy, Vân Sàng-thế giớI thơ
Hồi Hạc, Cánh Diều khoe dáng ngọc (7)
Thâm nghiêm, huyền hoặc lẫn hoang sơ.
April 12, 2005
Nắng Xuân
------
(1) Sông Hồng, sông Đà và sông Lô
(2) Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng.
(3) Khí hậu núi rừng mát mẻ trong lành, tưởng như thăm Đà Lạt
(4) "Hội làng Trà Cổ" diễn ra từ ngày 30/5 - 6/6 âm lịch. Ngày 25/5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về Trà Cổ. Ngày 1/6 bắt đầu vào hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu... Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội. Nét độc đáo của hội làng Trà Cổ là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày 6 là ngày kết thúc hội có múa bông. Trong ngày múa bông dân làng cầu trời đất thần linh phù trợ cho có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
(5) Năm 1287, Danh tướng Trần Khánh Dư chỉ huy trận phục kích, đánh thắng quân Nguyên tại cảng Vân Đồn. Đoàn thuyền lương thực cùng đoàn thuyền hộ tống do Trương Văn Hổ chỉ huy lọt vào vùng thiên la địa võng Bái Tử Long. Quân địch bị tiêu diệt gần hết, các thuyền lương thực không bị đắm đều lọt vào tay quân Trần Khánh Dư. Không có lương thực, các đạo quân đã chiếm kinh thành Thăng Long với “vườn không nhà trống” lại luôn bị vây đánh, đói và bệnh tật đành tìm đường tháo lui.
(6) Vua Trần Nhân Tông-Ông tổ của thiền phái Trúc Lâm
(7) Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành ở hai thôn Thượng và Hạ (thuộc xã Trường Yên), chỉ cách nhau 500m. Đền Thái Vy thờ 4 đời vua nhà Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Động Thiên Tôn: Ở làng Đa Giá, có hai lớp, bên trong có đền thờ đức Trấn Vũ từ hơn nghìn năm nay và có giếng ngọc nước trong, sâu ba trượng. Bên trái là động Long Thủy, bên phải là động Tượng Sơn. Động bên ngoài thờ Nam Tào Bắc Đẩu và các vị Kim Cương Hộ Pháp. Trên vách động có nhũ đá muôn màu sặc sỡ. Những nhũ đá được thiên nhiên gọt rửa tạo nên tiên ông, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, chim đại bàng... Chùa Bích Động thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hả. Bích Động là một ngôi chùa cổ, dáng nét trang nghiêm mang đậm tính phương Đông. Núi, động và chùa đan quyện, hài hòa lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc làm cho cảnh trí ở đây càng thêm thâm nghiêm, huyền hoặc. Đây là điểm du lịch nằm trong tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Núi Dục Thúy nằm ngay trên sông Vân Sàng, như một khối ngọc nổi lên giữa tỉnh lỵ. Núi có chùa Non Nước nên còn gọi là núi Non Nước. Gần tỉnh lỵ có núi Hồi Hạc và núi Cánh Diều (còn gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân).
01. ĐỒNG CHÂU
Rừng vàng, biển bạc, gọi Đồng Châu
Sóng tuổi bao nhiêu, đã bạc đầu ?
Thức uống thơm ngon, vừa nguyện ước
Đồ ăn bổ rẻ, thỏa duyên cầu
Tôm, cua lúc nhúc, chờ phiên chợ
Cá, mực lao xao, đợi chuyến tàu
Nghiêng nón thẹn thùng, em hỏi nhỏ:
- "Còn không ở lại, tính về đâu ?"
Nắng Xuân
02. PHONG CHÂU
Về đâu cũng nhớ đất Phong Châu
Hội tụ ba sông (1), điểm khởi đầu
Nghĩa Lĩnh, Ba Vì oai trụ trước
Việt Trì, Bạch Hạc vững nền sau
Uy nghi bốn Điện còn ghi tích (2)
Phủ phục trăm voi vẫn đứng chầu
Thánh Gióng, Lang Liêu vào cổ tích
Con Hồng, cháu Lạc sát vai nhau.
Nắng Xuân
03. THÁC BẢN GIỐC
Sát vai nhau đến mọi vùng miền
Bản Giốc ghé thăm thác cõi tiên
Huyền ảo cầu vồng, xua ảo não
Gương trong sông phẳng, cuốn ưu phiền
Ngườm Ngao động đẹp, tranh kỳ thú
Đàn Thủy rừng xanh, thảm diệu huyền
Trùng Khánh, Cao Bằng qua nhớ ghé
Lòng người quyện chặt với thiên nhiên.
Nắng Xuân
04. SA PA
Thiên nhiên quyện chặt với con người
Thác Bạc, Cầu Mây, tới Cổng Trời
Ngói đỏ Tây Âu, sương trắng phủ
Rừng xanh Đông Á, tuyết ngà phơi
Cỏ hoa quấn quít, thơm lòng đón
Rau trái tốt tươi, thảo dạ mời
Phiên chợ Sa Pa người nhộn nhịp
Viễn phương du khách, thỏa thuê chơi.
Nắng Xuân
05. HỒ BA BỂ
Chơi Hồ Ba Bể, thả thuyền trôi
Rộng rãi phong quang, nước tiếp trời
Đảo nổi: ngựa rừng hăng lội nước
Suối ngầm: phượng đất mải tìm mồi
Tờ tranh thủy mặc, say lòng khách
Bức họa sơn lâm, luyến dạ người
Non nước hữu tình. Ôi, diễm tuyệt !
Thần tiên có thấy cũng mê thôi.
Nắng Xuân
06. AO VUA
Thấy cũng mê thôi ! Thật chẳng đùa !
Ngọc Hoa công chúa, tích ngày xưa
Thiên nhiên hùng vĩ khơi nguồn nhạc
Cảnh sắc hữu tình gợi suối thơ
Ruổi dốc, vào hang, leo núi Tản
Bơi thuyền, vượt thác, tắm ao Vua
Sơn Thần, Thủy Quái còn đâu đó
Cuộc chiến tình yêu, biết mấy vừa !
Nắng Xuân
07. CÁT BÀ
Vừa đặt bước chân xuống bến tàu
Cát Bà mời gọi ghé thăm mau
Cát vàng vàng rực, lung linh sắc
Nước biếc biếc xanh, óng ánh màu
Ghé động Kim Cương, trèo núi nhỏ
Vào hang Gia Luận, lách khe sâu
Đan xen trù phú pha kỳ thú
Xáo trộn hoang sơ lẫn đẹp giàu.
Nắng Xuân
08. ĐỒ SƠN
Giàu có, khang sang, cởi mở lòng
Đồ Sơn vi vút gió ngàn thông
Hiên ngang ba phía, kiềng chân vạc
Vững chãi một phương, trụ thế Rồng
Du khách năm châu thăm chẳng ít
Kiều bào tứ xứ ghé càng đông
Mịn màng bãi cát, vàng chanh nắng
Sầm uất, nguy nga, vẫn ấm nồng.
Nắng Xuân
09. HỒ NÚI CỐC
Ấm nồng tình nghĩa mãi trinh nguyên
Chàng Cốc-nàng Công, chuyện cũ truyền
Tít tắp bạt ngàn, rừng gấm mướt
Mênh mông mờ ảo, nước nhung huyền
Bức tranh diễm tuyệt lung linh sắc
Nét vẽ tinh anh phảng phất duyên
Bà chúa Thượng Ngàn như đã chọn
Hồ trên núi Cốc - chốn đào nguyên.
Nắng Xuân
10. KHOANG XANH
Đào nguyên ngay cửa ngõ kinh đô
Cảnh sắc Khoang Xanh thật dễ ưa
Khí hậu hiền hòa, rừng dệt gấm
Thanh âm réo rắt, thác so tơ
Suối Tiên xứ lụa kêu mời gọi
Đà Lạt (3) Hà Tây vẫy đón chờ
Cảm giác dìu ta vào cổ tích
Hỏi rằng bạn đã biết hay chưa ?
Nắng Xuân
11. TAM ĐẢO
Hỏi rằng bạn đã biết hay chưa ?
Tam Đảo ngày ôm trọn bốn mùa
Sáng giá lạnh se, Xuân đợi nắng
Trưa nồng oi bức, Hạ chờ mưa
Heo may Thu đến, chiều sương phủ
Giá lạnh Đông qua, tối gió lùa
Thiên Nhị đài cao, mây vắt núi
Ẩn mình Thác Bạc dưới thung thưa.
Nắng Xuân
12. TRÀ CỔ
Thưa Mẹ, thưa Cha, đáp chuyến tàu
Ngược về Móng Cái, hẹn hò nhau
Đồ Sơn lễ Tổ, năm ngày trước
Trà Cổ hội làng, sáu bữa sau (4)
Cát trắng trắng ngà, da bạch ngọc
Nước xanh xanh thẫm, mắt lam châu
Ngư dân xứ biển miền Đông Bắc
Giản dị nhưng mà hiếu khách sao !
Nắng Xuân
13. THUNG LŨNG MAI CHÂU
Sao mà quên được đất Mai Châu
Thân thiết cùng nâng chén rượu đào
Thịt nướng, thực đơn miền rú vắng
Cơm lam, đặc sản của rừng sâu
Cồng chiêng rộn rã vang hiên trước
Múa hát nhịp nhàng nhộn ngõ sau
Trải chiếc chiếu hoa, bàn thế sự
Nhà sàn, bếp lửa, ngắm trăng thâu.
Nắng Xuân
14. VỊNH HẠ LONG
Thâu đêm chợt loé ánh dương hồng
Đệ nhất danh lam Vịnh Hạ Long
Bộ óc thiên nhiên, tài xếp đặt
Bàn tay tạo hóa, khéo vun trồng
Vào hang Đầu Gỗ, nôn nao dạ
Ghé đảo Tuần Châu, rạo rực lòng
Ngoạn mục đá vôi và thạch phiến
Triệu năm kiến tạo, một kỳ công.
Nắng Xuân
15. VỊNH BÁI TỬ LONG
Kỳ công Thủy Tổ cắt thân rồng
Đem xác vùi nên Bái Tử Long
Xanh mướt phi lao trườn xuống biển
Trắng ngà cát mịn trải ra cồn
Minh Châu đáp thẳng về Quan Lạn
Soi Nhụ thuyền xuôi tới Cửa Ông
Thương cảng lâu đời trên đất Việt
Vân Đồn giết giặc, giữ non sông (5).
Nắng Xuân
16. ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sông núi còn ghi một Điện Biên
Chiến công náo nức cả trăm miền
Cúi đầu, Đờ-cát tan danh hão
Trơ mặt, Na-va vỡ mộng điên
Tiếng vọng năm châu, nòi trí dũng
Danh vang bốn biển, khí hùng thiêng
Chín năm chói rạng ngời trang sử
Kết những vòng hoa tạ Tổ Tiên.
Nắng Xuân
17. CHÙA HƯƠNG
Tiên cảnh dập dìu khách thập phương
Hương Sơn diễm lệ, chốn thiên đường
Rừng mơ, cuốc bộ, gần cây cội
Suối Yến, thuyền trôi, lánh phố phường
Hương Tích động tiên, già lễ bái
Thiên Trù cổ kính, trẻ dâng hương
Vừa qua Nguyên Đán còn xuân nét
Lễ hội thêm vào những vấn vương.
April 02, 2005
Nắng Xuân
18. YÊN TỬ
Vấn vương chi cuộc sống giàu sang
Kim Tổ (6) rời cung, ẩn nẻo ngàn
Tiếng mõ Trúc Lâm, cầu hạnh phúc
Hồi chuông Yên Tử, độ bình an
Tăng ni trên dưới cùng chăm chút
Phật tử xa gần góp sửa sang
Am, tháp uy nghi, chùa cổ kính
Núi non kỳ vỹ, cảnh phong quang.
April 03, 2005
Nắng Xuân
19. BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG
Quang cảnh còn in dấu tích xưa
Chiến công hiển hách giữ cơ đồ
Anh hùng dốc sức xây nền móng
Tuấn kiệt dày công mở cõi bờ
Mưu trí thành công, dùng địa thế
Bày binh thắng lợi, chớp thời cơ
Ngô, Lê, Trần có vua tôi giỏi
Hán, Tống, Nguyên Mông chạy có cờ.
April 04, 2005
Nắng Xuân
20. NON NƯỚC HOA LƯ
Cờ lau nuôi khí phách Hoa Lư
Cảnh vật như còn nhắc tích xưa
Thượng Hạ, hai thôn-hai nghiệp đế
Thái Vy, một điện-bốn đời vua
Thiên Tôn, Bích Động-thiên đường họa
Dục Thúy, Vân Sàng-thế giớI thơ
Hồi Hạc, Cánh Diều khoe dáng ngọc (7)
Thâm nghiêm, huyền hoặc lẫn hoang sơ.
April 12, 2005
Nắng Xuân
------
(1) Sông Hồng, sông Đà và sông Lô
(2) Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng.
(3) Khí hậu núi rừng mát mẻ trong lành, tưởng như thăm Đà Lạt
(4) "Hội làng Trà Cổ" diễn ra từ ngày 30/5 - 6/6 âm lịch. Ngày 25/5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về Trà Cổ. Ngày 1/6 bắt đầu vào hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu... Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội. Nét độc đáo của hội làng Trà Cổ là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày 6 là ngày kết thúc hội có múa bông. Trong ngày múa bông dân làng cầu trời đất thần linh phù trợ cho có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
(5) Năm 1287, Danh tướng Trần Khánh Dư chỉ huy trận phục kích, đánh thắng quân Nguyên tại cảng Vân Đồn. Đoàn thuyền lương thực cùng đoàn thuyền hộ tống do Trương Văn Hổ chỉ huy lọt vào vùng thiên la địa võng Bái Tử Long. Quân địch bị tiêu diệt gần hết, các thuyền lương thực không bị đắm đều lọt vào tay quân Trần Khánh Dư. Không có lương thực, các đạo quân đã chiếm kinh thành Thăng Long với “vườn không nhà trống” lại luôn bị vây đánh, đói và bệnh tật đành tìm đường tháo lui.
(6) Vua Trần Nhân Tông-Ông tổ của thiền phái Trúc Lâm
(7) Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành ở hai thôn Thượng và Hạ (thuộc xã Trường Yên), chỉ cách nhau 500m. Đền Thái Vy thờ 4 đời vua nhà Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Động Thiên Tôn: Ở làng Đa Giá, có hai lớp, bên trong có đền thờ đức Trấn Vũ từ hơn nghìn năm nay và có giếng ngọc nước trong, sâu ba trượng. Bên trái là động Long Thủy, bên phải là động Tượng Sơn. Động bên ngoài thờ Nam Tào Bắc Đẩu và các vị Kim Cương Hộ Pháp. Trên vách động có nhũ đá muôn màu sặc sỡ. Những nhũ đá được thiên nhiên gọt rửa tạo nên tiên ông, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, chim đại bàng... Chùa Bích Động thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hả. Bích Động là một ngôi chùa cổ, dáng nét trang nghiêm mang đậm tính phương Đông. Núi, động và chùa đan quyện, hài hòa lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc làm cho cảnh trí ở đây càng thêm thâm nghiêm, huyền hoặc. Đây là điểm du lịch nằm trong tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Núi Dục Thúy nằm ngay trên sông Vân Sàng, như một khối ngọc nổi lên giữa tỉnh lỵ. Núi có chùa Non Nước nên còn gọi là núi Non Nước. Gần tỉnh lỵ có núi Hồi Hạc và núi Cánh Diều (còn gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân).