Tác giả: Nguyễn Gia Linh
Tế Văn Hầu NGUYỄN TRÃI
Sau buổi Đăng Quang
Sau mười năm, nằm gai nếm mật (1)
Cùng những khi xất bất rừng xanh
Ngày nay không khí trong lành
Ấm no trở lại dân tình yên vui
*
Trước ngọn đuốc rạng ngời dân tộc
Toàn dân quân cùng dốc một lòng
Hậu Trần đành phải cáo chung
Nhường cho Lê Lợi vẫy vùng dọc ngang
*
Bàn thờ Tổ, khói nhang nghi ngút
Bình Định Vương phủ phục khấn xin
Gió yên, sóng lặng, mưa lành
Đăng quang lèo chiếc thuyền mành qua sông
*
Lê Thái Tổ xét công luận thưởng (2)
Những hoàng thân cùng hưởng hồng ân
Những ai vì nước xả thân
Hiểm nguy chẳng ngại, phong trần chẳng than
*
Trong hoàng tộc, thưởng ban trước nhứt
Nhà họ Lê, thường trực buổi đầu
Họ Đinh tình nghĩa thâm sâu
(20) Bên cha, bên mẹ, công hầu khó quên
*
Những chí sĩ, vang rền tên tuổi
Những anh hùng, lướt bụi xông pha
Xả thân vì nước vì nhà
Rừng tên chẳng ngại, phong ba chẳng sờn
*
Kể từ lúc Đông Quan tuyên thệ
Đến khi ngồi bệ vệ trên ngai
Mười năm nếm mật nằm gai
Vẫn còn nhớ rõ những ngày phong ba
*
Người mưu sĩ, chói lòa tên tuổi
Hiệu Ức Trai, chẳng hổ danh người (3)
Tấm gương trung liệt sáng ngời
Để cho hậu thế đời đời soi chung
*
Khi chống giặc vẫy vùng lừng lẫy
Nào những khi hịch dấy lòng dân
Những khi hiển ý thiên thần
Chính vì Vương đã hiện thân ra đời
*
Khi hết giặc dùng lời răn dạy
Đem nghĩa nhân lèo lái con thuyền
Tạo ra trong ấm ngoài êm
(40) Dân vui cày cấy, trò siêng học hành
*
Nhưng lũ nịnh không đành ngồi ngó
Chúng dùng lời xiên xỏ dèm pha
Bảo rằng dụng ý gần xa
Kết bè kéo cánh tăng gia uy quyền
*
Giờ sống giữa rừng tiền biển bạc
Cùng tự tung tự tác một thời
Nịnh thần nào dễ buông lơi
Kiếm tìm mọi cách hại người trung can
*
Chúng rất sợ mất ngang quyền lực
Mất cuộc đời sáng rực đèn hoa
Hương thơm, môi thắm, tay ngà
Cung đàn, chén rượu, mấy tòa mê cung
*
Khi Nguyễn Trãi tấu cùng Thánh thượng
Ra chiếu thư trách tướng lộng quyền
Trách quan vơ vét bạc tiền
Khiến dân oán trách than phiền gần xa
*
Lời thẳng thắn không va cũng chạm
Những con người nhũng lạm tham ô
Những tay đục nước béo cò
(60) Những tên thân tín bên bờ quyền uy
*
Chúng lặng lẽ nghĩ suy tìm kế
Loại những người không thể chung đường
Những ai cản ngõ rào mương
Không cho chúng mãi nhiễu nhương dân lành
Lê Quốc Khí, tinh ranh thủ thỉ
Cháu của vua rủ rỉ thì thầm
Bảo Trần Nguyên Hãn, manh tâm (4)
Giả xin hưu trí, đến tầm Thái Nguyên
*
Hãn đã muốn bàn riêng cùng Thiệu (5)
Để cùng nhau loạn nhiểu biên phòng
Ngoài ra Hãn đã riêng lòng
Về hưu để luyện binh ròng mà thôi
*
Chú còn nhớ những lời so sánh
Bảo chú rằng tâm tánh giống vua
Việt Vương Câu Tiễn đâu vừa (6)
Gió giông thì ở, nắng đùa thì xa
*
Câu chia rẻ nghe qua mấy lượt
Mới lúc đầu, nghĩ trước suy sau
Nghe hoài cũng thấy nao nao
(80) Niềm tin giảm bớt, tình xao nhãng dần
*
Vua nghi kỵ mấy lần hỏi Dĩnh (7)
Ông ôn tồn, thủng thỉnh tâu rằng
Hãn khen kiên nhẫn Thánh hoàng
Vì chưng diện mạo hoàn toàn khác nhau
*
Hãn là kẻ anh hào nghĩa khí
Tánh thẳng ngay, ý chí hơn người
Đã theo bệ hạ suốt đời
Dám đâu bội phản để người cười chê
*
Lời trình tấu không hê hả dạ
Vua cho rằng họ đã thân nhau
Họ lo giăng trước đón sau
Cùng lo che chở mưa rào gió giông
*
Lê Quốc Khí, một lòng thâm hiểm
Vẫn cố lo tìm kiếm mưu sâu
Cho rằng Nguyễn Trãi chung cầu
Chí Linh Sơn Phú có câu hai lòng
*
Phú nhắc đến Việt Vương Câu Tiễn (8)
Khi nói về đường tiến Lam Sơn
Ức Trai, Nguyên Hãn bà con
(100) Cùng nhau hòa tấu khúc đờn câu ca
*
Vua chẳng nghĩ tình xa nghĩa rộng
Chỉ tin người ý động manh tâm
Vội ra sắc lệnh giam cầm
Bắt người có tội ( ?), truy tầm chủ mưu
*
Khí tức tốc đem thư tróc nả
Đến Đông Quan bắt gã phản thần ( ?)
Buồn thay tình nghĩa thế nhân
Phò vua không trọn, giúp dân không thành
*
Vốn đã biết công danh phù phiếm
Cố tránh xa triều hiểm đình nguy
Trở về Sơn động an di
Sớm lo trang trại, chiều đi thăm vườn
*
Tối ngẫm nghĩ mấy chương thi phú
Của Băng Hồ nét chữ còn in (9)
Nội thương trong buổi đăng trình
Chỉ đường tiến thối, giữ tình mai sau
*
Nay sống cảnh nghẹn ngào đau khổ
Đã đến thời giông tố phủ vây
Tưởng rằng xa lánh đường mây
(120) Về già hưởng được những ngày an vui
*
Giờ đã hết đường lui nẻo tới
Đã hết thời chúa đợi tôi lo
Cũng là võ tướng công to
Ta không thể chết trong lò hôi tanh
*
Này Lê Nỗ cùng anh uống cạn (10)
Chung rượu nồng tình bạn năm xưa
Cảm ơn em đã trình thưa
Riêng anh đã quyết sớm đưa đời mình
*
Giờ đã hết chữ tình chữ nghĩa
Kỷ niệm xưa thắm thía dường bao
Bọc đùm trong cảnh gian lao
Đến khi gác tía lầu cao quên người
*
Không để bọn đười ươi khi dễ
Bọn chó săn chỉ nể quyền uy
Ta đành chọn bước ta di
Cao xanh có hiểu những gì trái ngang
*
Trời giông bão, căm gan tức giận
Như cảm thông oán hận Hãn nầy
Ta đành cất bước chia tay
(140) Gieo vào lòng nước chia hai thế đời
Nguyễn Gia Linh
(xin xem tiếp chương Ngục Trung khám lạnh)
(1) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu ngày mùng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất 1418
(2) Bình Định Vương Lê Lợi lên làm vua năm Mậu Thân 1428 lấy danh hiệu là Lê Thái Tổ
(3) Ứ c Trai là biệt hiệu của Nguyễn Trãi
(4) Trần Nguyên Hãn là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi, gọi Trần Nguyên Đán là ông nội mà Nguyễn Trãi gọi là ông ngoại
(5) Bế khắc Thiệu đã từng theo Lê Lợi, có mặt ở hội thề Đông Quan, sau làm loạn ở Thái Nguyên
(6) Câu Tiễn, vua nước Việt dùng Tây Thi để làm say đắm Ngô Phù Sai, rất kiên nhẫn, nhịn nhục chờ thời. Sau khi thành công đã loại những người có công như Văn Chủng
(7) Lê Thiếu Dĩnh, một quan văn đạo mạo, trung trực giỏi về kinh tế
(8) Trong Vằng vặc sao khuê của Hoàng công Khanh, Nguyễn Trãi đã viết trong Chí Linh Sơn phú :...lúc ấy, khác nào Câu Tiền bức khống vua Ngô ở Cô Tô đài thuở trước..
(9) Băng Hồ là biệt hiệu của Trần Nguyên Đán
(10) Lê Nỗ, nguyên là Đại Tổng quản dưới quyền của Nguyên Hãn trong thời chiến, phải theo Lê Quốc Khí đến bắt chủ cũ của mình nên đã khuyên Nguyên Hãn đi trốn
Sau buổi Đăng Quang
Sau mười năm, nằm gai nếm mật (1)
Cùng những khi xất bất rừng xanh
Ngày nay không khí trong lành
Ấm no trở lại dân tình yên vui
*
Trước ngọn đuốc rạng ngời dân tộc
Toàn dân quân cùng dốc một lòng
Hậu Trần đành phải cáo chung
Nhường cho Lê Lợi vẫy vùng dọc ngang
*
Bàn thờ Tổ, khói nhang nghi ngút
Bình Định Vương phủ phục khấn xin
Gió yên, sóng lặng, mưa lành
Đăng quang lèo chiếc thuyền mành qua sông
*
Lê Thái Tổ xét công luận thưởng (2)
Những hoàng thân cùng hưởng hồng ân
Những ai vì nước xả thân
Hiểm nguy chẳng ngại, phong trần chẳng than
*
Trong hoàng tộc, thưởng ban trước nhứt
Nhà họ Lê, thường trực buổi đầu
Họ Đinh tình nghĩa thâm sâu
(20) Bên cha, bên mẹ, công hầu khó quên
*
Những chí sĩ, vang rền tên tuổi
Những anh hùng, lướt bụi xông pha
Xả thân vì nước vì nhà
Rừng tên chẳng ngại, phong ba chẳng sờn
*
Kể từ lúc Đông Quan tuyên thệ
Đến khi ngồi bệ vệ trên ngai
Mười năm nếm mật nằm gai
Vẫn còn nhớ rõ những ngày phong ba
*
Người mưu sĩ, chói lòa tên tuổi
Hiệu Ức Trai, chẳng hổ danh người (3)
Tấm gương trung liệt sáng ngời
Để cho hậu thế đời đời soi chung
*
Khi chống giặc vẫy vùng lừng lẫy
Nào những khi hịch dấy lòng dân
Những khi hiển ý thiên thần
Chính vì Vương đã hiện thân ra đời
*
Khi hết giặc dùng lời răn dạy
Đem nghĩa nhân lèo lái con thuyền
Tạo ra trong ấm ngoài êm
(40) Dân vui cày cấy, trò siêng học hành
*
Nhưng lũ nịnh không đành ngồi ngó
Chúng dùng lời xiên xỏ dèm pha
Bảo rằng dụng ý gần xa
Kết bè kéo cánh tăng gia uy quyền
*
Giờ sống giữa rừng tiền biển bạc
Cùng tự tung tự tác một thời
Nịnh thần nào dễ buông lơi
Kiếm tìm mọi cách hại người trung can
*
Chúng rất sợ mất ngang quyền lực
Mất cuộc đời sáng rực đèn hoa
Hương thơm, môi thắm, tay ngà
Cung đàn, chén rượu, mấy tòa mê cung
*
Khi Nguyễn Trãi tấu cùng Thánh thượng
Ra chiếu thư trách tướng lộng quyền
Trách quan vơ vét bạc tiền
Khiến dân oán trách than phiền gần xa
*
Lời thẳng thắn không va cũng chạm
Những con người nhũng lạm tham ô
Những tay đục nước béo cò
(60) Những tên thân tín bên bờ quyền uy
*
Chúng lặng lẽ nghĩ suy tìm kế
Loại những người không thể chung đường
Những ai cản ngõ rào mương
Không cho chúng mãi nhiễu nhương dân lành
Lê Quốc Khí, tinh ranh thủ thỉ
Cháu của vua rủ rỉ thì thầm
Bảo Trần Nguyên Hãn, manh tâm (4)
Giả xin hưu trí, đến tầm Thái Nguyên
*
Hãn đã muốn bàn riêng cùng Thiệu (5)
Để cùng nhau loạn nhiểu biên phòng
Ngoài ra Hãn đã riêng lòng
Về hưu để luyện binh ròng mà thôi
*
Chú còn nhớ những lời so sánh
Bảo chú rằng tâm tánh giống vua
Việt Vương Câu Tiễn đâu vừa (6)
Gió giông thì ở, nắng đùa thì xa
*
Câu chia rẻ nghe qua mấy lượt
Mới lúc đầu, nghĩ trước suy sau
Nghe hoài cũng thấy nao nao
(80) Niềm tin giảm bớt, tình xao nhãng dần
*
Vua nghi kỵ mấy lần hỏi Dĩnh (7)
Ông ôn tồn, thủng thỉnh tâu rằng
Hãn khen kiên nhẫn Thánh hoàng
Vì chưng diện mạo hoàn toàn khác nhau
*
Hãn là kẻ anh hào nghĩa khí
Tánh thẳng ngay, ý chí hơn người
Đã theo bệ hạ suốt đời
Dám đâu bội phản để người cười chê
*
Lời trình tấu không hê hả dạ
Vua cho rằng họ đã thân nhau
Họ lo giăng trước đón sau
Cùng lo che chở mưa rào gió giông
*
Lê Quốc Khí, một lòng thâm hiểm
Vẫn cố lo tìm kiếm mưu sâu
Cho rằng Nguyễn Trãi chung cầu
Chí Linh Sơn Phú có câu hai lòng
*
Phú nhắc đến Việt Vương Câu Tiễn (8)
Khi nói về đường tiến Lam Sơn
Ức Trai, Nguyên Hãn bà con
(100) Cùng nhau hòa tấu khúc đờn câu ca
*
Vua chẳng nghĩ tình xa nghĩa rộng
Chỉ tin người ý động manh tâm
Vội ra sắc lệnh giam cầm
Bắt người có tội ( ?), truy tầm chủ mưu
*
Khí tức tốc đem thư tróc nả
Đến Đông Quan bắt gã phản thần ( ?)
Buồn thay tình nghĩa thế nhân
Phò vua không trọn, giúp dân không thành
*
Vốn đã biết công danh phù phiếm
Cố tránh xa triều hiểm đình nguy
Trở về Sơn động an di
Sớm lo trang trại, chiều đi thăm vườn
*
Tối ngẫm nghĩ mấy chương thi phú
Của Băng Hồ nét chữ còn in (9)
Nội thương trong buổi đăng trình
Chỉ đường tiến thối, giữ tình mai sau
*
Nay sống cảnh nghẹn ngào đau khổ
Đã đến thời giông tố phủ vây
Tưởng rằng xa lánh đường mây
(120) Về già hưởng được những ngày an vui
*
Giờ đã hết đường lui nẻo tới
Đã hết thời chúa đợi tôi lo
Cũng là võ tướng công to
Ta không thể chết trong lò hôi tanh
*
Này Lê Nỗ cùng anh uống cạn (10)
Chung rượu nồng tình bạn năm xưa
Cảm ơn em đã trình thưa
Riêng anh đã quyết sớm đưa đời mình
*
Giờ đã hết chữ tình chữ nghĩa
Kỷ niệm xưa thắm thía dường bao
Bọc đùm trong cảnh gian lao
Đến khi gác tía lầu cao quên người
*
Không để bọn đười ươi khi dễ
Bọn chó săn chỉ nể quyền uy
Ta đành chọn bước ta di
Cao xanh có hiểu những gì trái ngang
*
Trời giông bão, căm gan tức giận
Như cảm thông oán hận Hãn nầy
Ta đành cất bước chia tay
(140) Gieo vào lòng nước chia hai thế đời
Nguyễn Gia Linh
(xin xem tiếp chương Ngục Trung khám lạnh)
(1) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu ngày mùng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất 1418
(2) Bình Định Vương Lê Lợi lên làm vua năm Mậu Thân 1428 lấy danh hiệu là Lê Thái Tổ
(3) Ứ c Trai là biệt hiệu của Nguyễn Trãi
(4) Trần Nguyên Hãn là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi, gọi Trần Nguyên Đán là ông nội mà Nguyễn Trãi gọi là ông ngoại
(5) Bế khắc Thiệu đã từng theo Lê Lợi, có mặt ở hội thề Đông Quan, sau làm loạn ở Thái Nguyên
(6) Câu Tiễn, vua nước Việt dùng Tây Thi để làm say đắm Ngô Phù Sai, rất kiên nhẫn, nhịn nhục chờ thời. Sau khi thành công đã loại những người có công như Văn Chủng
(7) Lê Thiếu Dĩnh, một quan văn đạo mạo, trung trực giỏi về kinh tế
(8) Trong Vằng vặc sao khuê của Hoàng công Khanh, Nguyễn Trãi đã viết trong Chí Linh Sơn phú :...lúc ấy, khác nào Câu Tiền bức khống vua Ngô ở Cô Tô đài thuở trước..
(9) Băng Hồ là biệt hiệu của Trần Nguyên Đán
(10) Lê Nỗ, nguyên là Đại Tổng quản dưới quyền của Nguyên Hãn trong thời chiến, phải theo Lê Quốc Khí đến bắt chủ cũ của mình nên đã khuyên Nguyên Hãn đi trốn
Thơ cùng tác giả
Thơ tương tự
- Lệ Chi Hận Sử (02) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (03) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (04) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (05) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (06) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (07) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (08) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (09) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (10) (Nguyễn Gia Linh)
- Lệ Chi Hận Sử (11) (Nguyễn Gia Linh)