Tác giả: Dương Lam[vophubong]
KINH HOA NGHIÊM [1]
Bao nhiêu thế giới cõi vi trần
Trong mỗi vi trần một cõi sinh
Phật hiện Bửu Quang vô lượng số
Như Lai tự tại cổ lai sinh
Tu di vô số vô lượng núi
So chỉ bằng sợi lông chúng sinh
Vạn hữu thế gian bằng hạt cải
Nhân sinh vạn pháp hoá duyên sinh
Dương Lam[vophubong]
[1]
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.
Tâm là thực thể của vạn pháp.
Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện, sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.
Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể.
Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.
Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước.
Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới.
Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp.
Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm.
Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng...
Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
Bao nhiêu thế giới cõi vi trần
Trong mỗi vi trần một cõi sinh
Phật hiện Bửu Quang vô lượng số
Như Lai tự tại cổ lai sinh
Tu di vô số vô lượng núi
So chỉ bằng sợi lông chúng sinh
Vạn hữu thế gian bằng hạt cải
Nhân sinh vạn pháp hoá duyên sinh
Dương Lam[vophubong]
[1]
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.
Tâm là thực thể của vạn pháp.
Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện, sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.
Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể.
Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.
Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước.
Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới.
Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp.
Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm.
Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng...
Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.