Tác giả: Trần Tuấn Kiệt
Hàn Mặc Tử (1912-1940)
Nhà thơ với cuộc đời đau thương có một không hai này, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ (Đông Hới). Ông làm thơ từ thuở nhỏ. Lấy hiệu là Phong Trần và Lệ Thanh, trong những năm 16 tuổi. Vốn ở Qui Nhơn từ nhỏ. Cha mất sớm, nhà nghèo. Học đến năm thứ ba ở trường Qui Nhơn, kế đó mắc bịnh hủi, đưa vào nhà thương Qui Hòa rồi mất ở đó, ngày 11-10-1940.
Ông từng chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mặc Tử.
Đã đăng thơ: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người Mới.
Đã xuất bản: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Quê, Đau Thương, Xuân Như Ý.
Tất cả các thi phẩm nầy được nhà xuất bản Tân Việt in lại (1959). Càng ngày thơ Hàn Mặc Tử càng được phổ biến rộng và có nhiều người say sưa. Phần nhiều những người mê thơ Hàn Mặc Tử, lớp thanh niên ngày nọ... thường lê thê lếch thếch ở cá hè quán dơ bẩn và điên loạn... họ điên loạn để tỏ ra giống Hàn Mặc Tử, họ bày đặt đau thương khốn đốn, thơ thì dùng chữ cho sáo, cho kêu, tiếc rằng không tìm được một HànMặc Tử thứ hai để cho mình chiêm ngưởng.
Ngày nào còn bình tỉnh tôi chỉ thích đọc thơ Xuân Diệu, thơ Lưu Trọng Lư với những linh hồn sầu mộng muôn đời đó, cũng như những người làm thơ hôm nay... cái nhẹ và cao sâu của Trần Dạ Từ, Đỗ Qui Toàn và những bài thơ lục bát của Trần Đức Uyển vậy... nhưng, lúc tỉnh cũng như lúc điên... giòng thơ Việt với đôi hình sắc lạ thường rẻ thành hai nẻo... cùng hướng vọng về ân sủng của Thượng Đế, chỉ có Huy Cận ngày xưa, không cầu mong Thượng Đế điều gì, vì thi nhân mang cả cái linh hồn trần gian nầy mà trả lại cho Người. Nhưng đến lúc sầu hận điên đảo khôn nguôi, tôi trở về với Ôn Như Hầu... với Chế Lan Viên... và nhất là với Hàn Mặc Tử. Thơ không vốn để vỗ về lấy đau thương của ai cũng không phải để nói lên cái đau khổ, mà để tạo lập một vũ trụ một cõi mới lạ... điều nói của Loài Người cả đấy thôi... thì dù ở đâu, ở hoang đảo nào, ở một thế giới nào đi nữa, chúng ta vẫn cắm lều cô độc, chúng ta vẫn đến cái đỉnh chót vót của tâm hồn tẻ quạnh của ta và chừng đó hoặc là trở về cô độc bằng thái độ sống, nếu không, thì chúng ta sẽ điên, điên như Chế Lan Viên, kinh dị như Hàn Mặc Tử và sau này trên một nguồn đó còn có nhà thơ Viên Linh với Hóa Thân xuất bản vừa rồi.
Nhà thơ đi lọc ánh sáng để gieo vần, đơn độc đẩm mình trong suối ngọc cỏ thơm, trong niềm đau thương xô đẩy đến một thế giới trăng sao lộng lẫy. Thi ca là nguồn suối ở trên cõi siêu hình đảo lộn cả mọi suy tưởng đậm đà của tình nhân gian sầu mộng. Ở đó chỉ có linh hồn thi nhân và trân châu ngọc bích của Thượng Đế. Ở đó sự kỳ lạ được nhà thơ điểm vào óng ánh tinh khí, thực thể trơ thành huyền hoặc lý lẽ cõi đời không có đất nẩy mầm, cõi điên loạn dị thường được soi trong cặp kính của một vì Sáng Thế, được gảy bởi cung đàn thiên tiên bất tuyệt.
Từ lắng nghe niềm đau thương vọt máu của sự tình đến khao khát ân ái của nhục thể, từ lang thang cô đơn ở trong xã hội gọi là chỗ hợp quần này tương trợ và thông cảm này... rốt lại chỉ còn vò võ từng đêm, hoảng hốt và đau buốt xương da từng đêm trong bệnh viện Qui Hòa. Từ cõi bị đày này, thi nhân xưa vẫn là người tiên ở thượng giới cho đến cõi tạm bợ đày đọa này, rồi lại bị đày thêm lần nữa ở một vũng cô liêu cũ vạn đời...
Với niềm đau thương của Hàn Mặc Tử người đời còn có thể nhắc tới. Nhưng tiếc rằng nhắc tới để cảm thấy một cuộc đời rất là say đắm... rất là khốn cùng... rất là thơ mộng!!! Chứ nào ai đã cảm nhận một người đó vượt khỏi cái âm u, hoang lạnh của hư vô bủa vây trùng điệp... đen tối mịt mù như thứ mê hồn trận. Những giờ phút tê điên hồn phách, sượng sùng xương da, ở giữa một căn nhà với ngọn nến, trông ra bốn bể đêm tối bủa vây, bãi tha ma hoang lạnh. Linh hồn kinh dị đến tột cùng, choán ngộp cơ hồ nghẹt thở... đau đớn bốc dậy cùng từng sớ thịt, từng đường gân, từng mạch máu, từng phút từng lo âu và khẩn nguyện.
Như một kẻ lâm vào ác mộng, vũ trụ quay cuồng, vang vọng đến tiếng gọi rợn người của tử thần rình rập. Cựa quậy khôn thoát, cuối cùng thể xác đành ngã gục... đành tê điên, đành tan rả, nhưng linh hồn Người đã đến một nơi cư ngụ bình yên... Trong đời ta, ít nhất là ta đã va chạm một lần với cái chết khủng khiếp, ta mê cuồng và thét gọi; ta điên đảo và bấu víu vào đời sống này một cách vừa bi thảm vừa run sợ. Ít nhất là như thế... ta mới cảm thông với một người trải nhiều ác mộng, luôn luôn thấy bàn tay lông lá của tử thần vương đến chụp xuống đầu cổ, vò bóp xương da. Cuộc chiến đấu bất lực của con người với định mệnh ác nghiệp, cuộc chiến đấu giữa thể xác tanh hôi ghì kéo linh hồn chìm ngập trong đó, và ý chí thi bay vượt lên, điểm linh hồn với cõi trú ngụ mông lung mù mịt của thế giới trăng sao huyền hoặc của tho Người.
Thơ Hàn Mặc Tử không nên đọc trong lúc bình tỉnh vì nó sẽ dẫn ta vào chơi vơi hoang đảo trong đêm biển mù tăm. Nhưng lúc quá đau thương, ta vào cõi thơ của người để mà lảo đảo, hít làn tinh khí trăng sao, của hoa trái thanh tân, nhìn thấy ngất trời tinh đẩu, với nỗi đau đớn lạ thường, cảm giác lạnh tê. Ở đó, ta chịu nhận hồn ta vào cõi vô cùng nọ, ta cùng lùa ánh sáng như lùa một thứ tình mộng, như lù những làn sóng trong ngần của bầu trời tinh mơ, của biển vàng rực rỡ. Ta sẽ vơi bớt nỗi đau đớn mà cảm thấy một hồng ân, bánh mật của Thượng Đế. Và kẻ nào từ chối thứ bánh mật đó, từ chối mọi ân sủng thiêng liêng đó... cũng đứng lên than vãn cõi đời ô trọc làm chi nữa, đừng tìm làm chi nữa hạnh phúc ở trong cõi trần này. Nếu có gan liều phó mặc với triều sóng thời gian đẩy ra khơi mãi thì đừng đọc thơ Hàn Mặc Tử nữa, sẽ tự dựng lấy một thế giới riêng, ở đó mặc tình vùng vẫy.
Nói về thơ Hàn Mặc Tử, ngẫm nghĩ lại, mình không nói được gì cả... bao nhiêu lời từ trước đến giờ như là cây mục, như là cỏ khô... bởi vì thơ người quá ư tràn trề ánh sáng, nhưng lúc tắm trong vùng ánh sáng nọ, thoát nó lại biến mất... lúc ta ngỡ thơ chàng là ánh sáng thái dương thì thơ chàng lại là vầng trăng thiên cổ... lúc ta nắm được linh hồn, nắm được bản chất thơ của Người ở cõi đời này... thì thơ chàng đâu có... mà ta cầm nắm đâu, vì:
Người thơ chưa thấy ra đi nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ.
Và chân lý mà ta thấy được ở tận cõi xa mù nào... không thể hiểu nỗi nữa!
Trần Tuấn Kiệt
_______________________________________
* Trích Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Quyển I của Trần Tuấn Kiệt.
Nhà thơ với cuộc đời đau thương có một không hai này, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ (Đông Hới). Ông làm thơ từ thuở nhỏ. Lấy hiệu là Phong Trần và Lệ Thanh, trong những năm 16 tuổi. Vốn ở Qui Nhơn từ nhỏ. Cha mất sớm, nhà nghèo. Học đến năm thứ ba ở trường Qui Nhơn, kế đó mắc bịnh hủi, đưa vào nhà thương Qui Hòa rồi mất ở đó, ngày 11-10-1940.
Ông từng chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mặc Tử.
Đã đăng thơ: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người Mới.
Đã xuất bản: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Quê, Đau Thương, Xuân Như Ý.
Tất cả các thi phẩm nầy được nhà xuất bản Tân Việt in lại (1959). Càng ngày thơ Hàn Mặc Tử càng được phổ biến rộng và có nhiều người say sưa. Phần nhiều những người mê thơ Hàn Mặc Tử, lớp thanh niên ngày nọ... thường lê thê lếch thếch ở cá hè quán dơ bẩn và điên loạn... họ điên loạn để tỏ ra giống Hàn Mặc Tử, họ bày đặt đau thương khốn đốn, thơ thì dùng chữ cho sáo, cho kêu, tiếc rằng không tìm được một HànMặc Tử thứ hai để cho mình chiêm ngưởng.
Ngày nào còn bình tỉnh tôi chỉ thích đọc thơ Xuân Diệu, thơ Lưu Trọng Lư với những linh hồn sầu mộng muôn đời đó, cũng như những người làm thơ hôm nay... cái nhẹ và cao sâu của Trần Dạ Từ, Đỗ Qui Toàn và những bài thơ lục bát của Trần Đức Uyển vậy... nhưng, lúc tỉnh cũng như lúc điên... giòng thơ Việt với đôi hình sắc lạ thường rẻ thành hai nẻo... cùng hướng vọng về ân sủng của Thượng Đế, chỉ có Huy Cận ngày xưa, không cầu mong Thượng Đế điều gì, vì thi nhân mang cả cái linh hồn trần gian nầy mà trả lại cho Người. Nhưng đến lúc sầu hận điên đảo khôn nguôi, tôi trở về với Ôn Như Hầu... với Chế Lan Viên... và nhất là với Hàn Mặc Tử. Thơ không vốn để vỗ về lấy đau thương của ai cũng không phải để nói lên cái đau khổ, mà để tạo lập một vũ trụ một cõi mới lạ... điều nói của Loài Người cả đấy thôi... thì dù ở đâu, ở hoang đảo nào, ở một thế giới nào đi nữa, chúng ta vẫn cắm lều cô độc, chúng ta vẫn đến cái đỉnh chót vót của tâm hồn tẻ quạnh của ta và chừng đó hoặc là trở về cô độc bằng thái độ sống, nếu không, thì chúng ta sẽ điên, điên như Chế Lan Viên, kinh dị như Hàn Mặc Tử và sau này trên một nguồn đó còn có nhà thơ Viên Linh với Hóa Thân xuất bản vừa rồi.
Nhà thơ đi lọc ánh sáng để gieo vần, đơn độc đẩm mình trong suối ngọc cỏ thơm, trong niềm đau thương xô đẩy đến một thế giới trăng sao lộng lẫy. Thi ca là nguồn suối ở trên cõi siêu hình đảo lộn cả mọi suy tưởng đậm đà của tình nhân gian sầu mộng. Ở đó chỉ có linh hồn thi nhân và trân châu ngọc bích của Thượng Đế. Ở đó sự kỳ lạ được nhà thơ điểm vào óng ánh tinh khí, thực thể trơ thành huyền hoặc lý lẽ cõi đời không có đất nẩy mầm, cõi điên loạn dị thường được soi trong cặp kính của một vì Sáng Thế, được gảy bởi cung đàn thiên tiên bất tuyệt.
Từ lắng nghe niềm đau thương vọt máu của sự tình đến khao khát ân ái của nhục thể, từ lang thang cô đơn ở trong xã hội gọi là chỗ hợp quần này tương trợ và thông cảm này... rốt lại chỉ còn vò võ từng đêm, hoảng hốt và đau buốt xương da từng đêm trong bệnh viện Qui Hòa. Từ cõi bị đày này, thi nhân xưa vẫn là người tiên ở thượng giới cho đến cõi tạm bợ đày đọa này, rồi lại bị đày thêm lần nữa ở một vũng cô liêu cũ vạn đời...
Với niềm đau thương của Hàn Mặc Tử người đời còn có thể nhắc tới. Nhưng tiếc rằng nhắc tới để cảm thấy một cuộc đời rất là say đắm... rất là khốn cùng... rất là thơ mộng!!! Chứ nào ai đã cảm nhận một người đó vượt khỏi cái âm u, hoang lạnh của hư vô bủa vây trùng điệp... đen tối mịt mù như thứ mê hồn trận. Những giờ phút tê điên hồn phách, sượng sùng xương da, ở giữa một căn nhà với ngọn nến, trông ra bốn bể đêm tối bủa vây, bãi tha ma hoang lạnh. Linh hồn kinh dị đến tột cùng, choán ngộp cơ hồ nghẹt thở... đau đớn bốc dậy cùng từng sớ thịt, từng đường gân, từng mạch máu, từng phút từng lo âu và khẩn nguyện.
Như một kẻ lâm vào ác mộng, vũ trụ quay cuồng, vang vọng đến tiếng gọi rợn người của tử thần rình rập. Cựa quậy khôn thoát, cuối cùng thể xác đành ngã gục... đành tê điên, đành tan rả, nhưng linh hồn Người đã đến một nơi cư ngụ bình yên... Trong đời ta, ít nhất là ta đã va chạm một lần với cái chết khủng khiếp, ta mê cuồng và thét gọi; ta điên đảo và bấu víu vào đời sống này một cách vừa bi thảm vừa run sợ. Ít nhất là như thế... ta mới cảm thông với một người trải nhiều ác mộng, luôn luôn thấy bàn tay lông lá của tử thần vương đến chụp xuống đầu cổ, vò bóp xương da. Cuộc chiến đấu bất lực của con người với định mệnh ác nghiệp, cuộc chiến đấu giữa thể xác tanh hôi ghì kéo linh hồn chìm ngập trong đó, và ý chí thi bay vượt lên, điểm linh hồn với cõi trú ngụ mông lung mù mịt của thế giới trăng sao huyền hoặc của tho Người.
Thơ Hàn Mặc Tử không nên đọc trong lúc bình tỉnh vì nó sẽ dẫn ta vào chơi vơi hoang đảo trong đêm biển mù tăm. Nhưng lúc quá đau thương, ta vào cõi thơ của người để mà lảo đảo, hít làn tinh khí trăng sao, của hoa trái thanh tân, nhìn thấy ngất trời tinh đẩu, với nỗi đau đớn lạ thường, cảm giác lạnh tê. Ở đó, ta chịu nhận hồn ta vào cõi vô cùng nọ, ta cùng lùa ánh sáng như lùa một thứ tình mộng, như lù những làn sóng trong ngần của bầu trời tinh mơ, của biển vàng rực rỡ. Ta sẽ vơi bớt nỗi đau đớn mà cảm thấy một hồng ân, bánh mật của Thượng Đế. Và kẻ nào từ chối thứ bánh mật đó, từ chối mọi ân sủng thiêng liêng đó... cũng đứng lên than vãn cõi đời ô trọc làm chi nữa, đừng tìm làm chi nữa hạnh phúc ở trong cõi trần này. Nếu có gan liều phó mặc với triều sóng thời gian đẩy ra khơi mãi thì đừng đọc thơ Hàn Mặc Tử nữa, sẽ tự dựng lấy một thế giới riêng, ở đó mặc tình vùng vẫy.
Nói về thơ Hàn Mặc Tử, ngẫm nghĩ lại, mình không nói được gì cả... bao nhiêu lời từ trước đến giờ như là cây mục, như là cỏ khô... bởi vì thơ người quá ư tràn trề ánh sáng, nhưng lúc tắm trong vùng ánh sáng nọ, thoát nó lại biến mất... lúc ta ngỡ thơ chàng là ánh sáng thái dương thì thơ chàng lại là vầng trăng thiên cổ... lúc ta nắm được linh hồn, nắm được bản chất thơ của Người ở cõi đời này... thì thơ chàng đâu có... mà ta cầm nắm đâu, vì:
Người thơ chưa thấy ra đi nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ.
Và chân lý mà ta thấy được ở tận cõi xa mù nào... không thể hiểu nỗi nữa!
Trần Tuấn Kiệt
_______________________________________
* Trích Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Quyển I của Trần Tuấn Kiệt.