Tác giả: Đặng Hoàng Vũ
ĐĨA, TÔ VÀ BÁT
1. Đi mua đĩa cơm tấm, về trút thử ra cái bát thì thấy nó vừa đúng cái bát đầy. Bát đầy thì ngán quá, khó ăn nên trút tiếp vào cái tô, còn được nửa tô. Nửa tô thì lại quá ít, ăn vẫn còn thèm, thôi để lại trong cái đĩa mà ăn là ngon nhất.
Cái bát thì vừa, cái tô thì ít, cái đĩa thì tràn, nhưng người ta thà chọn tràn hơn là chọn vừa vặn, chọn tràn thì mới thấy đủ, mặc dù cơm thì cũng chỉ có bấy nhiêu đó. Ai cũng có một cuộc sống như nhau, nhưng không phải ai cũng biết chọn một không gian vừa vặn cho cuộc sống của mình.
2. Lấy thử cái bát canh trút vào cái tô, vẫn thấy ít quá, trút tiếp vào cái đĩa thì tràn hết ra ngoài, lại thấy tiếc, giờ thì lại muốn chọn cái bát cho vừa vặn. Cái đĩa cơm thì không tràn, nhưng cái đĩa nước thì tràn.
Người ta chỉ tiếc khi tận mắt nhìn thấy nó tràn, đừng nhìn cái đĩa đựng được cơm thì cũng đựng được nước. Cuộc sống của người khác thì không phải là cuộc sống của mình, rót vô coi chừng tràn đó.
3. Lấy một tô cơm hoặc một tô canh để trút vào bát hay đĩa thì nó đều tràn, vì thực tế nó nhiều hơn. Người ta có thể lấy bát cơm trút vào tô hoặc đĩa, nhưng chẳng ai đi lấy tô cơm để trút ngược lại, vì biết chắc chắn là nó không vừa vặn.
Người ta chỉ biết chắc là mình đầy đủ và vừa vặn khi biết nhìn về những thứ bé nhỏ hơn.
4. Úp cái tô vào trong cái đĩa, cái đĩa vẫn to hơn cái tô. Cái đựng được nhiều hơn vẫn là cái tô, nhưng đựng nhiều không đồng nghĩa với miệng rộng, miệng rộng mà cạn chi bằng miệng nhỏ mà sâu.
Cứ thấy người ta khuếch trương một thứ gì đó thì hãy bình tĩnh nhìn xem chiều sâu của nó có như chiều rộng mà họ khuyếch ra hay không, để còn biết đó là tô hay đĩa.
5. Bỏ cái bát vào trong cái tô rồi đổ nước canh vào, cái tô đầy thì cái bát cũng đầy. Hãy nhìn xem, cả hai thứ cùng vừa vặn như nhau, nhưng chả ai bảo cái tô nhỏ hơn cái chén cả. Nhưng hãy làm ngược lại, bỏ cái bát vào trong một tô canh đang đầy, thì tô canh sẽ bị tràn để nhường chổ cho cái bát lọt vào.
Vừa vặn và đầy đủ luôn có chổ cho những thứ vừa vặn và đầy đủ nhỏ hơn, chỉ có điều nó phải đáp ứng cho những thứ nhỏ hơn trước khi người ta tin là mình to hơn.
Đặng Hoàng Vũ (7/3/2017) – MỚI VỪA ĂN CƠM TẤM
1. Đi mua đĩa cơm tấm, về trút thử ra cái bát thì thấy nó vừa đúng cái bát đầy. Bát đầy thì ngán quá, khó ăn nên trút tiếp vào cái tô, còn được nửa tô. Nửa tô thì lại quá ít, ăn vẫn còn thèm, thôi để lại trong cái đĩa mà ăn là ngon nhất.
Cái bát thì vừa, cái tô thì ít, cái đĩa thì tràn, nhưng người ta thà chọn tràn hơn là chọn vừa vặn, chọn tràn thì mới thấy đủ, mặc dù cơm thì cũng chỉ có bấy nhiêu đó. Ai cũng có một cuộc sống như nhau, nhưng không phải ai cũng biết chọn một không gian vừa vặn cho cuộc sống của mình.
2. Lấy thử cái bát canh trút vào cái tô, vẫn thấy ít quá, trút tiếp vào cái đĩa thì tràn hết ra ngoài, lại thấy tiếc, giờ thì lại muốn chọn cái bát cho vừa vặn. Cái đĩa cơm thì không tràn, nhưng cái đĩa nước thì tràn.
Người ta chỉ tiếc khi tận mắt nhìn thấy nó tràn, đừng nhìn cái đĩa đựng được cơm thì cũng đựng được nước. Cuộc sống của người khác thì không phải là cuộc sống của mình, rót vô coi chừng tràn đó.
3. Lấy một tô cơm hoặc một tô canh để trút vào bát hay đĩa thì nó đều tràn, vì thực tế nó nhiều hơn. Người ta có thể lấy bát cơm trút vào tô hoặc đĩa, nhưng chẳng ai đi lấy tô cơm để trút ngược lại, vì biết chắc chắn là nó không vừa vặn.
Người ta chỉ biết chắc là mình đầy đủ và vừa vặn khi biết nhìn về những thứ bé nhỏ hơn.
4. Úp cái tô vào trong cái đĩa, cái đĩa vẫn to hơn cái tô. Cái đựng được nhiều hơn vẫn là cái tô, nhưng đựng nhiều không đồng nghĩa với miệng rộng, miệng rộng mà cạn chi bằng miệng nhỏ mà sâu.
Cứ thấy người ta khuếch trương một thứ gì đó thì hãy bình tĩnh nhìn xem chiều sâu của nó có như chiều rộng mà họ khuyếch ra hay không, để còn biết đó là tô hay đĩa.
5. Bỏ cái bát vào trong cái tô rồi đổ nước canh vào, cái tô đầy thì cái bát cũng đầy. Hãy nhìn xem, cả hai thứ cùng vừa vặn như nhau, nhưng chả ai bảo cái tô nhỏ hơn cái chén cả. Nhưng hãy làm ngược lại, bỏ cái bát vào trong một tô canh đang đầy, thì tô canh sẽ bị tràn để nhường chổ cho cái bát lọt vào.
Vừa vặn và đầy đủ luôn có chổ cho những thứ vừa vặn và đầy đủ nhỏ hơn, chỉ có điều nó phải đáp ứng cho những thứ nhỏ hơn trước khi người ta tin là mình to hơn.
Đặng Hoàng Vũ (7/3/2017) – MỚI VỪA ĂN CƠM TẤM