Tác giả: Bùi Chí Vinh
Bùi Chí Vinh Tự Kể
Tôi chỉ có thể chọn cái đầu đề như thế để đặt tên cho cuộc đời của mình. Cho dù báo Thể thao và Văn hoá là báo rất có lòng với tôi, trên tờ báo có lúc nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã hạ bút viết về tôi một bài dài lê thê "Thơ tình Bùi Chí Vinh, xanh vỏ đỏ lòng", lại có lúc cô Thu Hồng quan tâm đến nhan sắc bất thành nhân của tôi khi lấp ló sau cánh gà Nhà văn hoá Thanh niên trong đợt lãnh giải 20 năm văn học thành phố, mới đây nhất khi khai chương bộ sách thiếu niên phiêu lưu mạo hiểm "5 Sài Gòn" của nhà xuất bản Kim Đồng mà tôi là tác giả, côĐoàn Ngọc Thu lại còn có nhã ý so sánh "Sự kiện tôi viết bộ sách trẻ con Việt Nam bán chạy với số lượng hơn vạn bản một tuần là hiện tượng văn xuôi hiện nay không kém gì hiện tượng quậy trong thơ ca thưở trước của tôi". Nhưng dẫu được ba nhân sự đáng được tôn trọng trên thông cảm cách nào đi chăng nữa thì cuộc đời tôi vẫn không hề xê dịch: tôi sinh ra, lớn lên, chiến đấu, giãy dụa và tồn tại quanh... đống rác. Tôi, trong lá số tử vi và hình tướng quái dị của tôi, đa số thầy bói đều phán một câu "đi tới đâu tạo sóng gió tới đó". Tôi không biết mình đã vô tình hay hữu ý gây ra rắc rối cho những ai, chỉ biết rằng lỡ chào đời ở xóm Lách dưới chân cầu Công Lý vào lúc 12h đêm ngày 23/10/1954 cực kì ứng với tương lai mờ mịt:
"Tôi sinh ra gặp buổi nhiễu nhương
Bất lương bàn luận chuyện hiền lương
Tráng sĩ cúi đầu làm binh sĩ
Thơ quốc doanh cười cợt thơ Đường
Lên năm ta đã biết đào trùn
Móc vào lưỡi lội sình câu cá
Mãi tuổi 30 giống họ Khương
Móc thơ phú mà câu thiên hạ"
15 tuổi sau đợt "câu cá" thơ ngây, tôi tự cải thiện thân phận sức của mình bằng cách "câu thiên hạ" qua việc thoát ly tham gia các hoạt động cách mạng thưở bấy giờ của phong trào đấu tranh học sinh, sinh viên đô thị thành phố. Lúc đó tôi đã cả gan làm thơ ca ngợi một "bí danh" khác của Hồ Chí Minh và bị đuổi học khỏi lớp 10 trường Nguyễn Trãi. Chớ gì nữa, trong tờ báo xuân của nhà trường đang thập thò sau vở kịch thơ Người làm lịch sử Nguyễn Trãi, tôi đã phạm huý hai câu: Mặc cho bão táp mưa sa - Trên cây ái Quốc nở hoa anh hùng".
Tôi nghĩ rằng đến hôm nay nhiều anh em cả trường Nguyễn Trãi làm quan chức các thứ các cái khó mà quên được hai câu thơ góp phần cho cuộc bãi khoá lớn năm 1970 - 1971. Sau giải phóng, cơn huyền mộng làm hiệp sĩ Don Quichotte chiến đấu với những cái cối xay gió, cướp của cải người giàu chia cho người nghèo của tôi tôửng đã hoàn tất. Còn phải hỏi, tôi được Thành đoàn ưu đãi tạo điều kiện giữ sứ mạng chọn thơ chuyện trên tờ báo Tuổi Trẻ mới ra lò bất chấp lai lịch lộn xộn bản thân. Đáng mừng là tôi không thích hợp với chiếu hoa trải sẵn, năm 1978 cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, tôi sung sướng làm đơn tình nguyện đi bộ đội để giải phóng cương vị "không đúng nơi đúng chỗ của một cọng rác biến tướng thành cán bộ salon". Hồi đó hình như tôi có viết máy câu thiệt là đã:
"Buộc vào ba lô sách Lỗ Tấn
Ca hát như một chàng digan
Ta vừa nghịch ngợm vừa đứng đắn
Khi đã quàng vai khẩu súng trường
Rừng nhờ người đi mà thành đường
Ta nhờ tự do mà thành lính
Đường áp tai nghe mùi quê hương
Lính áp má thấy nòng thép lạnh"
Rồi chiến tranh cũng chấm dứt, tôi lại hoá thân làm cọng rác giang hồ xán lách bằng đủ mọi nghề nghiệp: phụ sửa xe lề đường, thợ máy giập, bán ve chai, đạp xích lô, bán kẹo, bán cá, bốc xếp, đọc thơ lưu diễn các quán rượu kiếm cơm. Kết quả sau chục năm mưu sinh trước hàng trăm cặp mắt nghi kỵ, năm 1989 tập Thơ tình Bùi Chí Vinh với 60 bài rút trong tổng số hàng ngàn bài ứng khẩu thất lạc, ung dung ra mắt độc giả, kéo theo sự tốn hao giấy mực báo chí của các nhà ngự sử văn đàn suốt ba năm khen, chê, tranh luận. Aí chà, thơ tình là cái quái gì nhỉ, đối với tôi đó chỉ là một thứ phụ tùng văn chương không hơn không kém, thơ tình làm sao mà an ủi nổi bầu nhiệt huyết của thằng con trai Nam bộ trước những bất công của đời thường. Tôi nhớ như in bài thơ Bán kẹo mở đầu như sau:
"Ta sinh ra không hề hảo ngọt
Quen đắng cay hơn uống nước đường
Chắc tại đời ta như giấy bóng
Nên lâu lâu gói kẹo đỡ buồn..."
Rồi bài thơ Bán cá:
"Đến nhà gặp bạn hiền bán cá
Cá rô cá sặc cá thòi lòi
Mà ta thì vốn thằng láu cá
Thấy cá là chỉ muốn nướng chui..."
Rồi bài thơ Ve chai:
"Gặp nhau không cần coi lịch ngày
Vì đội mũ rơm chân mang hài
Lại đây cùng uống ve chai tửu
Gặm đậu phụng rang mà nghe say... "
Bây giờ năm 1998 ngồi đieemr lại thăng trầm lại càng thấy sắc sắc không không vĩ đại. Tôi còn nhớ cách đây vài năm báo chí tri hô tùm lum: "Văn xuôi cho thiếu nhi Việt nam đâu mà cứ dịch văn xuôi hải ngoại". Nghe mà ghét, cọng rác lại bay lên lần nữa với bộ sách "5 Sài Gòn" mỗi tuần bán hơn chục ngàn cuốn đến nay hơn nửa triệu bản nhưng báo chí im re. Thế đó, Rác là rác. Rác không có chỗ đứng trong thế giới bè phái, giả hình.
Thôi xin tạm chấm dứt cuộc hành trình...
Thể thao Văn hoá.
Tôi chỉ có thể chọn cái đầu đề như thế để đặt tên cho cuộc đời của mình. Cho dù báo Thể thao và Văn hoá là báo rất có lòng với tôi, trên tờ báo có lúc nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã hạ bút viết về tôi một bài dài lê thê "Thơ tình Bùi Chí Vinh, xanh vỏ đỏ lòng", lại có lúc cô Thu Hồng quan tâm đến nhan sắc bất thành nhân của tôi khi lấp ló sau cánh gà Nhà văn hoá Thanh niên trong đợt lãnh giải 20 năm văn học thành phố, mới đây nhất khi khai chương bộ sách thiếu niên phiêu lưu mạo hiểm "5 Sài Gòn" của nhà xuất bản Kim Đồng mà tôi là tác giả, côĐoàn Ngọc Thu lại còn có nhã ý so sánh "Sự kiện tôi viết bộ sách trẻ con Việt Nam bán chạy với số lượng hơn vạn bản một tuần là hiện tượng văn xuôi hiện nay không kém gì hiện tượng quậy trong thơ ca thưở trước của tôi". Nhưng dẫu được ba nhân sự đáng được tôn trọng trên thông cảm cách nào đi chăng nữa thì cuộc đời tôi vẫn không hề xê dịch: tôi sinh ra, lớn lên, chiến đấu, giãy dụa và tồn tại quanh... đống rác. Tôi, trong lá số tử vi và hình tướng quái dị của tôi, đa số thầy bói đều phán một câu "đi tới đâu tạo sóng gió tới đó". Tôi không biết mình đã vô tình hay hữu ý gây ra rắc rối cho những ai, chỉ biết rằng lỡ chào đời ở xóm Lách dưới chân cầu Công Lý vào lúc 12h đêm ngày 23/10/1954 cực kì ứng với tương lai mờ mịt:
"Tôi sinh ra gặp buổi nhiễu nhương
Bất lương bàn luận chuyện hiền lương
Tráng sĩ cúi đầu làm binh sĩ
Thơ quốc doanh cười cợt thơ Đường
Lên năm ta đã biết đào trùn
Móc vào lưỡi lội sình câu cá
Mãi tuổi 30 giống họ Khương
Móc thơ phú mà câu thiên hạ"
15 tuổi sau đợt "câu cá" thơ ngây, tôi tự cải thiện thân phận sức của mình bằng cách "câu thiên hạ" qua việc thoát ly tham gia các hoạt động cách mạng thưở bấy giờ của phong trào đấu tranh học sinh, sinh viên đô thị thành phố. Lúc đó tôi đã cả gan làm thơ ca ngợi một "bí danh" khác của Hồ Chí Minh và bị đuổi học khỏi lớp 10 trường Nguyễn Trãi. Chớ gì nữa, trong tờ báo xuân của nhà trường đang thập thò sau vở kịch thơ Người làm lịch sử Nguyễn Trãi, tôi đã phạm huý hai câu: Mặc cho bão táp mưa sa - Trên cây ái Quốc nở hoa anh hùng".
Tôi nghĩ rằng đến hôm nay nhiều anh em cả trường Nguyễn Trãi làm quan chức các thứ các cái khó mà quên được hai câu thơ góp phần cho cuộc bãi khoá lớn năm 1970 - 1971. Sau giải phóng, cơn huyền mộng làm hiệp sĩ Don Quichotte chiến đấu với những cái cối xay gió, cướp của cải người giàu chia cho người nghèo của tôi tôửng đã hoàn tất. Còn phải hỏi, tôi được Thành đoàn ưu đãi tạo điều kiện giữ sứ mạng chọn thơ chuyện trên tờ báo Tuổi Trẻ mới ra lò bất chấp lai lịch lộn xộn bản thân. Đáng mừng là tôi không thích hợp với chiếu hoa trải sẵn, năm 1978 cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, tôi sung sướng làm đơn tình nguyện đi bộ đội để giải phóng cương vị "không đúng nơi đúng chỗ của một cọng rác biến tướng thành cán bộ salon". Hồi đó hình như tôi có viết máy câu thiệt là đã:
"Buộc vào ba lô sách Lỗ Tấn
Ca hát như một chàng digan
Ta vừa nghịch ngợm vừa đứng đắn
Khi đã quàng vai khẩu súng trường
Rừng nhờ người đi mà thành đường
Ta nhờ tự do mà thành lính
Đường áp tai nghe mùi quê hương
Lính áp má thấy nòng thép lạnh"
Rồi chiến tranh cũng chấm dứt, tôi lại hoá thân làm cọng rác giang hồ xán lách bằng đủ mọi nghề nghiệp: phụ sửa xe lề đường, thợ máy giập, bán ve chai, đạp xích lô, bán kẹo, bán cá, bốc xếp, đọc thơ lưu diễn các quán rượu kiếm cơm. Kết quả sau chục năm mưu sinh trước hàng trăm cặp mắt nghi kỵ, năm 1989 tập Thơ tình Bùi Chí Vinh với 60 bài rút trong tổng số hàng ngàn bài ứng khẩu thất lạc, ung dung ra mắt độc giả, kéo theo sự tốn hao giấy mực báo chí của các nhà ngự sử văn đàn suốt ba năm khen, chê, tranh luận. Aí chà, thơ tình là cái quái gì nhỉ, đối với tôi đó chỉ là một thứ phụ tùng văn chương không hơn không kém, thơ tình làm sao mà an ủi nổi bầu nhiệt huyết của thằng con trai Nam bộ trước những bất công của đời thường. Tôi nhớ như in bài thơ Bán kẹo mở đầu như sau:
"Ta sinh ra không hề hảo ngọt
Quen đắng cay hơn uống nước đường
Chắc tại đời ta như giấy bóng
Nên lâu lâu gói kẹo đỡ buồn..."
Rồi bài thơ Bán cá:
"Đến nhà gặp bạn hiền bán cá
Cá rô cá sặc cá thòi lòi
Mà ta thì vốn thằng láu cá
Thấy cá là chỉ muốn nướng chui..."
Rồi bài thơ Ve chai:
"Gặp nhau không cần coi lịch ngày
Vì đội mũ rơm chân mang hài
Lại đây cùng uống ve chai tửu
Gặm đậu phụng rang mà nghe say... "
Bây giờ năm 1998 ngồi đieemr lại thăng trầm lại càng thấy sắc sắc không không vĩ đại. Tôi còn nhớ cách đây vài năm báo chí tri hô tùm lum: "Văn xuôi cho thiếu nhi Việt nam đâu mà cứ dịch văn xuôi hải ngoại". Nghe mà ghét, cọng rác lại bay lên lần nữa với bộ sách "5 Sài Gòn" mỗi tuần bán hơn chục ngàn cuốn đến nay hơn nửa triệu bản nhưng báo chí im re. Thế đó, Rác là rác. Rác không có chỗ đứng trong thế giới bè phái, giả hình.
Thôi xin tạm chấm dứt cuộc hành trình...
Thể thao Văn hoá.