Tác giả: Luân Tâm
Kính viếng Thầy Vương Hồng Sển (1)
Người đi: non nước mịt mờ
Bụi hồng giũ sạch, mộng mơ sá gì
Thánh nhân xưa cũng ra đi
Với lòng thanh thản tiếc gì thế gian
Trăm năm đã trọn cung đàn
Hư vô cũng tốt suối vàng cũng vui!
Nghìn năm còn vọng tiếng cười
"Giang hồ tiếu ngạo...": mấy người được như...
Mơ màng những chuyện đời xưa
"Vân Đường” (2) gió thoảng, trăng đưa nghĩa tình
Sách xưa, đồ cổ đinh ninh
"Hơn Nữa Đời Hư” (3)... Có mình với ta!
Hương thừa ướp mộng dưới hoa
Ai về Gia Định (4), nhớ qua thăm Thầy
Vườn xưa, nhà cũ còn đây
Đời còn sắc sắc sao Thầy không không...
Lòng đau lòng cố nén lòng
Người vui... mình khóc là không vâng lời!
Kể như tròn một cuộc chơi
Công, hầu, khanh, tướng, mấy người bằng ta?
Lênh đênh khắp nẽo sơn hà
Năm châu đã trải, quê nhà vẫn hơn
Rừng thu lá đổ chập chờn
Bể dâu phù thế cô đơn canh dài
Khen chê: xin để ngoài tai
Mây bay gió thoảng hình hài trống trơn
Chiều lên não nuột tiếng đờn
Bảo Tàng Viện cũ xanh buồn sắc rêu (5)
Sầu riêng vẫn nhớ người yêu (6)
Lòng xuân xao động sáo diều Hậu Giang!
Sóc Trăng sông nước lỡ làng
Thì về Sa Đéc đò ngang vẫn chờ (7)
"Thú Chơi Sách” (8) cũ nằm trơ
"Qúi Phi Sàng” (9) đó hững hờ giấc trưa
Trời mưa thêm tủi trời mưa
Cu kêu ba tiếng (10) nhớ mùa gác cu (11)!
Mai nào mà gọi mù u
Chùa nào mà chẳng dám tu sợ buồn? (12)
Lòng ai khắc một chữ Vương
Không làm vua cũng còn hơn cữu trùng
Mây trôi về núi chập chùng
Gốc thông già vẫn vui mừng gặp nhau
Trời cao chi lắm... trời cao?
Buồn thương trả lại trăng sao tiếng cười
Chính danh đạo nghĩa một đời
Gươm đàn nhẹ gánh dạo chơi bốn mùa
Nát lòng nghĩa cũ tình xưa
Nén hương linh hiển xin thưa một lời
Tha hương vẫn một phương trời
Tiễn đưa một lạy: ngậm ngùi nghìn thu!
Luân Tâm
MD 10/01/96
1) Bài này tôi viết xong ngày 01 tháng 10 năm 1996, mục đích muốn gởi về tế sống Thầy Vương Hồng Sển nhưng dần dà, phân vân mãi chưa kịp gởi vì ngại người nhà Thầy hiểu lầm, cho là đem điềm xui xẽo! Sau mới được tin Thầy mất ngày 09 tháng 12, 1996, tôi rất đau xót và ân hận mãi vì Thầy không được đọc nỗi lòng của một môn sinh cũ khóc Thầy!
2) Vân Đường: Tên ngôi nhà của Thầy: “Vân Đường Phủ"
3) Tựa quyển hồi ký I của Vương Hồng Sển.
4) Nhà Thầy Vương Hồng Sển ở Gia Định.
5+6) Thầy Vương Hồng Sển làm Giám Đốc Viện Bảo Tàng Sàigòn trong một thời gian dài. Ở sân sau nhà Thầy (Gia Đinh) có trồng mấy cây sầu riêng. Theo báo chí thuật: lúc sắp mất, Thầy có viết trong di chúc rằng nếu có hồn thiêng, Thầy sẽ dạo chơi nơi khuôn viên Bảo Tàng Viện Sàigòn và lãng vãng bên mấy gốc sầu riêng sau nhà!
7) Thầy kết hôn lần đầu với người cùng quê Sóc Trăng. Sau, dang dở, chắp nối với nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
8) Tên một tác phẩm nổi tiếng của Vương Hồng Sển.
9) Tên một cái sạp rất cỗ, rất quí, Thầy vẫn thích nằm ngủ trưa vì nó mát mẻ.
10) Ca dao: “Cu kêu ba tiếng cu kêu... cho mau tới Tết dựng nêu, ăn chè!"
11) Thầy hay nhắc câu ca dao: “Thế gian có bốn điều ngu... Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu".
12) Thầy kể rằng ngày xưa ở vùng ngoại ô Gia Định, có một ngôi cổ tự có một gốc mai trắng rất quí, hiếm gọi là mai mù u vì hoa nó tương tợ như hoa cây mù u (một loại cây lớn chắc, dùng làm cột nhà, trái dùng ép dầu để đốt, trị bệnh ghẻ). Thầy hay đến ngắm mai, vị Hoà Thượng trụ trì có khuyên Thầy đi tu! Thầy đã từ chối, trả lời rằng không dám tu vì sợ buồn quá, không còn được tự do đùa giỡn, diễu cợt!
Người đi: non nước mịt mờ
Bụi hồng giũ sạch, mộng mơ sá gì
Thánh nhân xưa cũng ra đi
Với lòng thanh thản tiếc gì thế gian
Trăm năm đã trọn cung đàn
Hư vô cũng tốt suối vàng cũng vui!
Nghìn năm còn vọng tiếng cười
"Giang hồ tiếu ngạo...": mấy người được như...
Mơ màng những chuyện đời xưa
"Vân Đường” (2) gió thoảng, trăng đưa nghĩa tình
Sách xưa, đồ cổ đinh ninh
"Hơn Nữa Đời Hư” (3)... Có mình với ta!
Hương thừa ướp mộng dưới hoa
Ai về Gia Định (4), nhớ qua thăm Thầy
Vườn xưa, nhà cũ còn đây
Đời còn sắc sắc sao Thầy không không...
Lòng đau lòng cố nén lòng
Người vui... mình khóc là không vâng lời!
Kể như tròn một cuộc chơi
Công, hầu, khanh, tướng, mấy người bằng ta?
Lênh đênh khắp nẽo sơn hà
Năm châu đã trải, quê nhà vẫn hơn
Rừng thu lá đổ chập chờn
Bể dâu phù thế cô đơn canh dài
Khen chê: xin để ngoài tai
Mây bay gió thoảng hình hài trống trơn
Chiều lên não nuột tiếng đờn
Bảo Tàng Viện cũ xanh buồn sắc rêu (5)
Sầu riêng vẫn nhớ người yêu (6)
Lòng xuân xao động sáo diều Hậu Giang!
Sóc Trăng sông nước lỡ làng
Thì về Sa Đéc đò ngang vẫn chờ (7)
"Thú Chơi Sách” (8) cũ nằm trơ
"Qúi Phi Sàng” (9) đó hững hờ giấc trưa
Trời mưa thêm tủi trời mưa
Cu kêu ba tiếng (10) nhớ mùa gác cu (11)!
Mai nào mà gọi mù u
Chùa nào mà chẳng dám tu sợ buồn? (12)
Lòng ai khắc một chữ Vương
Không làm vua cũng còn hơn cữu trùng
Mây trôi về núi chập chùng
Gốc thông già vẫn vui mừng gặp nhau
Trời cao chi lắm... trời cao?
Buồn thương trả lại trăng sao tiếng cười
Chính danh đạo nghĩa một đời
Gươm đàn nhẹ gánh dạo chơi bốn mùa
Nát lòng nghĩa cũ tình xưa
Nén hương linh hiển xin thưa một lời
Tha hương vẫn một phương trời
Tiễn đưa một lạy: ngậm ngùi nghìn thu!
Luân Tâm
MD 10/01/96
1) Bài này tôi viết xong ngày 01 tháng 10 năm 1996, mục đích muốn gởi về tế sống Thầy Vương Hồng Sển nhưng dần dà, phân vân mãi chưa kịp gởi vì ngại người nhà Thầy hiểu lầm, cho là đem điềm xui xẽo! Sau mới được tin Thầy mất ngày 09 tháng 12, 1996, tôi rất đau xót và ân hận mãi vì Thầy không được đọc nỗi lòng của một môn sinh cũ khóc Thầy!
2) Vân Đường: Tên ngôi nhà của Thầy: “Vân Đường Phủ"
3) Tựa quyển hồi ký I của Vương Hồng Sển.
4) Nhà Thầy Vương Hồng Sển ở Gia Định.
5+6) Thầy Vương Hồng Sển làm Giám Đốc Viện Bảo Tàng Sàigòn trong một thời gian dài. Ở sân sau nhà Thầy (Gia Đinh) có trồng mấy cây sầu riêng. Theo báo chí thuật: lúc sắp mất, Thầy có viết trong di chúc rằng nếu có hồn thiêng, Thầy sẽ dạo chơi nơi khuôn viên Bảo Tàng Viện Sàigòn và lãng vãng bên mấy gốc sầu riêng sau nhà!
7) Thầy kết hôn lần đầu với người cùng quê Sóc Trăng. Sau, dang dở, chắp nối với nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
8) Tên một tác phẩm nổi tiếng của Vương Hồng Sển.
9) Tên một cái sạp rất cỗ, rất quí, Thầy vẫn thích nằm ngủ trưa vì nó mát mẻ.
10) Ca dao: “Cu kêu ba tiếng cu kêu... cho mau tới Tết dựng nêu, ăn chè!"
11) Thầy hay nhắc câu ca dao: “Thế gian có bốn điều ngu... Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu".
12) Thầy kể rằng ngày xưa ở vùng ngoại ô Gia Định, có một ngôi cổ tự có một gốc mai trắng rất quí, hiếm gọi là mai mù u vì hoa nó tương tợ như hoa cây mù u (một loại cây lớn chắc, dùng làm cột nhà, trái dùng ép dầu để đốt, trị bệnh ghẻ). Thầy hay đến ngắm mai, vị Hoà Thượng trụ trì có khuyên Thầy đi tu! Thầy đã từ chối, trả lời rằng không dám tu vì sợ buồn quá, không còn được tự do đùa giỡn, diễu cợt!