Thơ Hồ Xuân Hương Đến Với Độc Giả Mỹ

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Ở cấp học phổ thông trung học hiện nay, Hồ Xuân Hương có hai bài thơ được dạy trong chương trình quốc văn: Bánh trôi nước và Mời trầu. Các cô cậu lớp chín lớp mười được học nghệ thuật lồng một bài thơ trong một bài thơ, mượn một vật thông thường vô thuởng vô phạt để nói một điều không nên, không thể, không được nói ra. Có thể một số giáo viên giảng thêm về tâm trạng và thân phận của một phụ nữ tài hoa trong một xã hội phong kiến ở giai đoạn suy tàn. Cái tài hoa của người phụ nữ đó thể hiện qua cách dùng ẩn dụ tài tình, vừa ngụ trong phong cảnh mỹ miều những điều trần trụi bản năng, vừa bằng lời lẽ bình dân thẳng thừng thể hiện những khát vọng cao cả. Có thể họ cũng nói đến sự phản kháng âm thầm mà mãnh liệt của một phụ nữ-con người đối với một xã hội đầy rẫy những trò bi hài, bất công, thối nát; và cuộc nổi loạn thơ ca của một phụ nữ-nhà văn trong cái thế giới văn chương Nho giáo chính thống đạo mạo nơi mà đàn ông ngự trị suốt cả nghìn năm. Ít nhất thì đó cũng là những gì tôi đã được học về Hồ Xuân Hương khi tôi là một cô gái mười lăm tuổi.

Từ đó Hồ Xuân Hương trở nên hiện thực và hiện đại trong tâm trí lẫn cuộc sống của tôi từng ngày khi đi chợ nghe các bà xài cách nói lái Hồ Xuân Hương để cười đùa với nhau; hay trong một tình huống tế nhị, chỉ có cách đọc lên câu thơ lắt léo Hồ Xuân Hương mới thấy đã. Cho đến một lúc, Hồ Xuân Hương đối với tôi không là một truyền thuyết hay một tác giả hai trăm năm trước, và là một bạn đồng hành thân thiết tin cậy, luôn cổ vũ tôi bằng nụ cười hóm hỉnh, vui nhộn, lấp che đi nỗi đắng cay cực nhục. Mỗi khi ngẩng đầu lên tôi đều nhìn thấy hình ảnh Hồ Xuân Hương trên con đường gập ghềnh, trong tư thế loạng choạng, chân trượt, cẳng xoạc, tay dang ra, tay giơ lên chới với, không có chỗ tựa, không nơi bấu víu vậy mà trong cái thế gãy cổ như chơi ấy, bà vẫn ung dung đáp lễ bọn đàn ông cười hô hố chung quanh rằng: Giơ tay với thử trời cao thấp, xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài. Khẩu khí ấy mà xuất phát từ miệng một người đàn ông của bất kỳ thời đại nào cũng được coi là ngang tàng, khí phách. Nhưng thốt ra từ miệng một phụ nữ, dù hai trăm năm trước hay bây giờ, vẫn có kẻ cho là "ngang ngược".

Nếu có một sứ giả của phụ nữ Việt Nam trên văn đàn thế giới, người đó là Hồ Xuân Hương.

Có một thực tế đau lòng, là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mà người năm châu nhặt được trong những tác phẩm văn học nghệ thuật mà họ có thể thưởng lãm bằng tiếng Anh là hình ảnh một cô gái điếm: từ cô Phương trong Người Mỹ thầm lặng của nhà văn Anh Graham Greene, đến những gái bán bar và me Mỹ thấp thoáng và nhan nhản trong tác phẩm những nhà văn cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, từ phim Việt kiều làm như Ba mùa đến nhạc kịch rặt Mỹ Miss Sài Gòn, thậm chí tác phẩm kinh điển nhất của văn học Việt Nam được giới thiệu ra nước ngoài là Truyện Kiều, thì cũng do rào cản ngôn ngữ mà cái trác tuyệt văn chương bị rớt lại, để chỉ còn đến với độc giả Tây phương cuộc đời một cô gái lầu xanh! Đôi lần, đến xứ người nói chuyện văn chuơng xứ mình, tôi đều cầu cứu Hồ Xuân Hương, nhưng lực bất tòng tâm, làm sao với một chút tiếng Anh ngập ngọng, tôi phác họa được một Hồ Xuân Hương độc đáo của Việt Nam, để minh họa niềm tự hào của tôi về người phụ nữ làm văn học Việt Nam?

Vì vậy không thể nói hết được tôi xúc động và biết ơn như thế nào khi tôi cầm quyển Thơ Hồ Xuân Hương, bản dịch tiếng Anh của John Balaban. Một người bạn, nhà thơ Jo seph Duemer đưa tôi xem khi nó còn là bản in thử và chưa chính thức xuất bản ở Mỹ. Sách gồm 48 bài thơ của Hồ Xuân Hương, mỗi bài được trình bày trang trọng dưới ba hình thức: bản tiếng Nôm, bản tiếng Việt, và bản tiếng Anh. (John Balaban tự hào rằng, đây là lần đầu tiên thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản bằng chữ Nôm, ít ra là ở Mỹ; là thứ chữ mà bà đã dùng để sáng tác cách đây hai trăm năm và hành động đó có ý nghĩa cách mạng trong sự phát triển văn học Việt Nam, vì phần lớn đàn ông trí thức thời đó đều dùng chữ Hán). Cảm động, tôi lật từng trang, đọc lại những bài thơ mình đã thuộc lòng từ lâu và nghe những cảm giác mới lạ liên tiếp nảy ra trong lòng mình. Nhưng một nỗi sợ hãi đột nhiên vỡ ra: bản tiếng Anh này chuyển tải được bao nhiêu "chất Hồ Xuân Hương"?
John Balaban là một nhà thơ Mỹ mà sáng tác của bản thân ông đã hai lần được đề cử giải thưởng Sách quốc gia và đã đoạt hai giải thưởng uy tín về thơ, điều đó đủ bảo đảm cái ông dịch ra từ thơ Hồ Xuân Hương cũng là thơ ở một mức độ nghệ thuật rung cảm được độc giả Mỹ của ông. Nhưng những độc giả sống ở một xã hội phương Tây mà đề tài sex và đề tài nữ quyền được khai thác thường xuyên dưới muôn hình vạn trạng, song lại không có hình trạng nào như Hồ Xuân Hương, thì liệu họ có cảm nhận được Hồ Xuân Hương không, hay đọc bài thơ Ốc nhồi chỉ thấy con ốc nhồi, đọc bài Đèo Ba Dội chỉ thấy cây với đá? Họ có cảm nhận được chăng nỗi chua chát một cách nghẹn ngào trong giọng thách thức đầy mơn trớn: Quân tử có thương thì bóc yếm, và nỗi tủi hờn pha ngạo mạn trong lời van xin giận dữ: Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. (John Balaban dịch là: Kind sir, if you want me, open my door. But please don't poke up into my tail. Và giải thích tính song nghĩa của từ "yếm" trong phần ghi chú.) Nhà thơ - dịch giả dùng nhiều chú thích dưới những bài thơ được trích đăng trong tạp chí The American Poetry Review, và trong bài viết dài hơn hai trang báo khổ lớn về Hồ Xuân Hương, ông cố gắng giải thích với độc giả Mỹ về ngôn ngữ Việt Nam, cho một thí dụ "dịch từng chữ ở bài thơ Chơi đền khán xuân bên cạnh bài thơ hoàn chỉnh mà ông đã tái tạo. Câu đầu Êm ái chiều xuân tới khán đài được dịch từng chữ là Peaceful evening spring go pavilion và được thi hóa thành A gentle spring evening arrives (nếu dịch ngược lại câu này sang tiếng Việt là Một chiều xuân tao nhã đến). Đọc đi đọc lại những bài thơ Hồ Xuân Hương bằng tiếng Anh, càng cảm động và khâm phục nỗ lực của John Balaban; và càng nhận ra chữ nghĩa Hồ Xuân Hương không ai theo kịp suốt chiều dài thời gian mà cũng không có tương đương trong bình diện không gian. Trong bài Làm lẽ John Balaban dịch chữ Chém cha là Screw và giải thích cut father là một tiếng chửi. Nhưng đến câu Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng. Cầm bằng làm mướn, mướn không công thì câu tiếng Anh You try to stick to it like a fly on rice but a rice is rotten. You slave like the mai, but without pay nếu được dịch lại tiếng Việt sẽ là Mày cố bám vô nó như một con ruồi đậu dính vô xôi, mà xôi lại hỏng. Mày làm việc quần quật như một con ở, mà không được trả công. Điều chắc chắn là John Balaban thấu hiểu ý nghĩa từng chữ từng câu thơ của Hồ Xuân Hương, nhưng rõ ràng trong tiếng Anh không có tương đương của thành ngữ "Cố đấm" và "Cầm bằng" đặc thù của văn hóa làng xã và tâm thái nông dân ở một đất nước có nền văn minh hàng nghìn năm trải qua điều kiện thiên nhiên, chính trị, xã hội luôn trắc trở.

Thơ không phải là cái người ta có thể bắc đồng bỏ lên cân rồi kết luận khiên cưỡng về tính chính xác. Cái hiệu quả luôn luôn ở phản ứng của người đọc. Tôi canh mãi đến khi cuốn sách chính thức phát hành ở Mỹ hồi tháng 10-2000, (tựa Spring Essence: The Poetry of Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Copper Canyon), viết thư bảo bạn bè bên ấy tìm đọc và nói cho tôi biết họ thấy thế nào. Tôi lại đêm đêm lên mạng, canh xem độc giả nói gì.

Một độc giả ở Phoenix, bang Arizona, ký tên G. Merritt viết: Qua thơ ca Hồ Xuân Hương được biết đến tài chơi chữ, óc khôi hài sắc sảo, lòng khao khát tình yêu, nỗi căm giận sự thối nát. (...) Những bài thơ này rất gợi tình và khiêu dâm, đầy nghĩa đôi... Balaban đã thành công trong công việc phiên dịch hình ảnh Hồ Xuân Hương sang những vần thơ tiếng Anh cộng hưởng với hương sắc mùa xuân. (...) Tuyển tập thơ giàu tính gợi tình này khiến tôi hy vọng được đọc thêm nữa. Nỗi thất vọng duy nhất của tôi là được biết quyển sách mỏng trăm trang này chứa "hầu hết những bài thơ hiện còn lưu hành của Hồ Xuân Hương". Quyển sách mỏng này tỏa sáng rực rỡ.

Một bài điểm sách của Jon Spayde bắt đầu bằng câu: Đôi khi sách thực sự thay đổi thế giới. Bài báo dành phần lớn nội dung để nói đến cuộc đời và thơ ca của Hồ Xuân Hương, nỗ lực của nhà thơ - dịch giả Balaban chuyển thể di sản văn hóa này sang tiếng Anh một cách tài tình, cùng đóng góp của nhà ngôn ngữ học Ngô Thanh Nhàn ở trường đại học New York, đã đặt ra kiểu chữ Nôm dùng cho máy tính, để việc in ấn dễ dàng, có thể giúp công việc bảo tồn và truyền bá chữ Nôm có nhiều triển vọng hơn. Cuối cùng là thiện chí và công lao của ông chủ biên Nhà xuất bản Copper Canyon, đã ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện cho thơ Hồ Xuân Hương ra mắt ở Mỹ.

Một số người điểm sách ngoài việc ghi nhận giá trị chấn động (shock value) của quyển Thơ Hồ Xuân Hương, lại tỏ ra dị ứng cái bìa. Hình ảnh lõa thể của người phụ nữ hai tay nâng một cái mẹt che mặt, theo ông Wiegers chủ biên Nhà xuất bản Copper Canyon, là một ẩn dụ hay cho một nhà thơ nữ mà "thân thế bị ngờ vực suốt lịch sử và bị giai cấp cầm quyền coi thường, nhưng bà và thơ của bà vẫn tồn tại." Vả lại cái bìa rất đẹp. John Balaban thì nói : Tôi lo lắng đến phản ứng của người Việt Nam đối với cái bìa sách, chứ "Không ngờ người Mỹ lại bị dội vì cái đó". Ông nói thêm: "Điều đó thật quái đản, bởi vì suốt cả đời, Hồ Xuân Hương đã đứng lên và bất phục những chuẩn mực đạo đức khắt khe, vậy mà 200 năm sau, bà lại đụng đầu nó tại ngay nước Mỹ này".

Tôi không biết nhân danh ai trong tám chục triệu người đang có chung nền văn hóa Việt nói thơ Hồ Xuân Hương như uống nước ăn cơm, yêu Hồ Xuân Hương như yêu mẹ, chị, vợ, em, bạn, như yêu mình, để nói cám ơn John Balaban. Tôi xin cảm ơn ông với tư cách một phụ nữ Việt Nam.

LÝ LAN

************************************

Ho Xuan Huong goes to the US
Ly Lan
Imagine Ho Xuan Huong's sensual poetry is being taught in this formal class setting!

Ho Xuan Huong now has her rightful place among the classics of world literature. She is no longer a poet only for the Vietnamese people to love and marvel at- she is now available, thanks to John Balaban, to anyone who reads English as well.

Ho Xuan Huong is a modern reality in my mind and my life, not an antique and 'classical' poet in a dusty volume on the bookshelf. In the market, I often hear women teasing one another by borrowing Ho Xuan Huong's sexual puns to avoid using the direct words. While boozing, when drunken men often made dirty jokes about women, I have heard women defend them selves by reciting one or another of Ho Xuan Huong's verses, for instance 'Teasing Chieu Ho':

Is the master drunks? Is the master awake? Why flirt with the moon in the middle of the day? Perhaps there's something I ought to say: Don't stick your hand in the tiger's cave.

Of course, if the man in question is able to respond by quoting, 'Chieu Ho's Reply,' also by Ho Xuan Huong, he is perhaps not as drunk as he appears.

Ho Xuan Huong has become my trusty companion, the one who always encourages me with her mischievous wit, which is itself usually enough for me to over come bitterness and humiliation. Her strength of mind as expressed in verses like the following urges me to struggle on against the odds:

I am reaching up my hand to see
if the sky is high or low
I am stretching out my legs to see
if the land is long or short.

Had these words come from the mouth of a man in any era, they would have been thought defiant and brave, or at least very funny; however, coming from a woman, these words were condemned as "perverse and impertinent" two hundred years ago, and even today some people treat them the same way. Anyhow, her spirit survives intact.

Women like Ho Xuan Huong should be seen as a symbol of Vietnamese women in literature, but unfortunately this is not always the case, especially in the eyes of some foreign writes: Vietnamese women are often depicted as the devoted servants of men, or simple as sexual objects. Ms Phuong in Graham Greene's 'The Quiet American' is simply the best-known such portrayal. Vietnamese bar girls or women married to American men also often appear in literary works of American war veterans or in films produced by overseas Vietnamese such as 'Three Seasons,' or in musicals like 'Miss Saigon.' And even when Vietnamese classical literature is introduced overseas, many of the nuances are left out, so that a great and subtle poem like 'Truyen Kieu' (the Tale of Kieu), is flattened into unrecognisability, giving readers in Western countries the impression that Kieu is nothing more than a talented brothel girl.

But Ho Xuan Huong's poetry gives another picture. In her poem Phan Dan Ba (The Condition of Women), she writes:

Sisters, do you know how it is?
On one hand,
the bawling baby; on the other your husband
sliding onto your stomach,
his little son still howling at your side
Yet, everything must be put in order
Rushing around all helter-skelter
Husband and child, what obligations!
Sisters, do you know how it is?

When I lecture abroad, I often introduce Ho Xuan Huong's poetry to my audiences, but with my limited English, how can I manage to say what needs to be communicated?

So you can imagine how touched and honoured I felt when an American friend of mine, poet Joseph Dumer, showed me a translation of Ho Xuan Huong when it was in galley proofs and not yet published. (The book has subsequently been published in the US by Copper Canyon Press). 'Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong' is a collection of 48 of Ho Xuan Huong's poems printed in nom (Vietnamese alphabet) and English. The translator, John Balaban, notes in the introduction that he is particularly proud of the fact that this is the first time poetry has been published in nom script using modern printing technologies. Holding the book in my hands, I read again through the poems I had so long ago learnt by heart; old feelings flooded into my heart. But then a question sprang to my mind: How much of the Ho Xuan Huong whom Vietnamese know and love is left in this version of her poems?

I know John Balaban is a great poet, and he also speaks Vietnamese very well, so I should not have questioned his authority. The concern, however, still lingered in my mind: Would American readers be able to perceive the sharpness and subtlety of Ho Xuan Huong's dual language when sex is so openly talked about in the US? Would they see only the snail in the poem 'Vinh Oc Nhoi' (River Snail), and only trees and rocks in 'Dao Ba Doi' (Three Mountain Pass)? would the readers be able to sense the unutterable bitterness in the poet's attitude in 'Vinh Oc Nhoi,' the speaker says (in a fairly literal translation), "Sir, if you love me, you may take off my yem' (Here yem can be understood as a girl's bra as well as part of a nail's shell, the plastron). Or would the readers be able to understand the woman's humiliation, defiance and anger when she implores: "But please don't poke into the pointed end of my shell"? John Balaban translates these lines as "Kind sir, if you want me, open my door. But please don't poke up into my tail." He also explains the double meaning of the word yem in an endnote; indeed, such notes are necessary in many cases to convey the full irony, humour and beauty of the poems. Balaban's notes, however, are those of a poet rather than a scholar (though they draw on the work of scholars) and for this reason reading them is never an irritation as it can be in other translated works.

Reading and rereading John Balaban's translation of Ho Xuan Huong, I have concluded that it is her poetry and not merely a dim shadow of it. John Balaban makes Ho Xuan Huong's characteristic attitude, as well as the balance of her language, come through to startling effect - I admire him for his efforts. Ho Xuan Huong now has her rightful place among the classics of world literature. She is no longer a poet only for the Vietnamese people to love and marvel at - she is now available, thanks to John Balaban, to anyone who reads English as well. As a Vietnamese woman, I thank you, John Balaban
Chưa phân loại
Uncategorized