Tác giả: Hồ Xuân Hương
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)
(1)-(2) "Đứt đuôi nòng nọc", thành ngữ chỉ sự cắt đứt hẳn; "Cóc bôi vôi lại về": Bôi vôi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu.
Theo cụ Dương Văn Thâm sưu tầm tài liệu về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương (tài liều đã dẫn) thì Hồ Xuân Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông phủ Vĩnh Tường. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, tất nhiên là giễu một Tổng Cóc còn sống, chứ không phải là khóc khi Tổng Cóc chết, như bấy nay có người hiểu, e rằng bất nhẫn.
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)
(1)-(2) "Đứt đuôi nòng nọc", thành ngữ chỉ sự cắt đứt hẳn; "Cóc bôi vôi lại về": Bôi vôi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu.
Theo cụ Dương Văn Thâm sưu tầm tài liệu về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương (tài liều đã dẫn) thì Hồ Xuân Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông phủ Vĩnh Tường. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, tất nhiên là giễu một Tổng Cóc còn sống, chứ không phải là khóc khi Tổng Cóc chết, như bấy nay có người hiểu, e rằng bất nhẫn.