Tác giả: Thiết Dương
CÓ PHẢI THẾ KHÔNG?
Lâu nay, một số tôn giáo vẫn được tồn tại. Nhưng chịu sự quản lý, áp đặt sâu. Chính quyền chưa quan tâm đúng mực đến sự tự do, duy trì, phát triển. Điều này cho thấy, đã và đang xem nhẹ về mặt duy tâm trong xã hội.
Dẫu rằng đất nước ta đang phát triển theo một định hướng mà kim chỉ nam là chủ nghĩa "Duy vật biện chứng". Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người.
Nhưng, không thể xem nhẹ mặt duy tâm. Thực tế chứng minh: Những thanh thiếu niên năng đi nhà thờ, năng đi chùa, thì có lối sống lành mạnh hơn, đạo đức hơn, tình cảm hơn hẳn các thanh thiếu niên hay vào vũ trường, vào bar, vào các tụ điểm ăn chơi khác...
Việc xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức, lễ giáo, tôn giáo... đã ngày càng làm tăng hiện tượng tha hóa về đạo đức trong các thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Bạo lực, tệ nạn xã hội, tội phạm ngày càng tăng cao, ngày càng nguy hiểm.
Vẫn biết, xã hội loài người ngày càng phát triển. Chúng ta phải hội nhập nhanh với nền văn minh thế giới. Nhưng, việc định hướng, giao thoa với các truyền thống văn hóa đạo đức cổ truyền. Việc duy trì và phát triển mạnh mẽ các nét đẹp văn hóa truyền thống, luôn có những mặt tích cực.
NGẪM THỬ XEM:
- Không cần biết thật sự có Chúa, có Phật, có thần, thánh hay không. Nhưng nhà thờ, chùa... làm cho con người sống lành mạnh, đạo đức hơn. ĐÂY LÀ SỰ THẬT.
- Ai nói các lễ giáo phong kiến là cổ hũ, là lạc hậu? Nó thực sự làm cho con người sống khuôn phép hơn, tôn ti trật tự hơn, đạo đức hơn.
- Ai nói các loại hình văn học như: Tiểu thuyết tình cảm, văn học hiện thực phê phán... của những năm đầu thế kỷ 20 về trước là lạc hậu, là không phù hợp với thời đại? Nó làm cho con người day dứt hơn về đồng loại, về quê hương đất nước, làm cho con người sống tình cảm hơn.
- Ai nói các dòng nhạc ủy mị, các bài hát tình cảm sướt mướt một thời như: Dân ca, nhạc cổ truyền, nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc sến... là lỗi thời, là không phù hợp với giới trẻ? Nó làm cho tâm hồn con người lắng đọng, làm cho người với người yêu thương nhau hơn.
- Những tác phẩm văn học, âm nhạc, games thời nay mạnh mẽ, ồn ào, bạo lực hơn. Nó làm cho giới trẻ kích động bạo lực hơn, dẫn đến tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
VẬY TẠI SAO KHÔNG:
- Quan tâm bảo vệ và phát triển mạnh các tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh. Khích lệ giới trẻ đi nhà thờ, nhà chùa...
- Hạn chế cấp phép, hạn chế lưu hành các hình thức văn học, âm nhạc kích động.
- Các cơ quan văn hóa, phát thanh, truyền hình, nhà sản xuất, xuất bản: ưu tiên, hồi sinh và phát triển thật mạnh các hình thức văn học, âm nhạc tình cảm sướt mướt một thời như trên. Nó rất phù hợp với tâm hồn người Việt. Hãy kích thích giới trẻ tìm hiểu và yêu thích các thể loại này.
Để làm dịu lại, lắng đọng lại tâm tư và hành động. Làm cho con người sống tình cảm hơn, yêu thương hơn.
HÃY BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY!
Thiet Duong _ 07/8/2016
Lâu nay, một số tôn giáo vẫn được tồn tại. Nhưng chịu sự quản lý, áp đặt sâu. Chính quyền chưa quan tâm đúng mực đến sự tự do, duy trì, phát triển. Điều này cho thấy, đã và đang xem nhẹ về mặt duy tâm trong xã hội.
Dẫu rằng đất nước ta đang phát triển theo một định hướng mà kim chỉ nam là chủ nghĩa "Duy vật biện chứng". Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người.
Nhưng, không thể xem nhẹ mặt duy tâm. Thực tế chứng minh: Những thanh thiếu niên năng đi nhà thờ, năng đi chùa, thì có lối sống lành mạnh hơn, đạo đức hơn, tình cảm hơn hẳn các thanh thiếu niên hay vào vũ trường, vào bar, vào các tụ điểm ăn chơi khác...
Việc xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức, lễ giáo, tôn giáo... đã ngày càng làm tăng hiện tượng tha hóa về đạo đức trong các thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Bạo lực, tệ nạn xã hội, tội phạm ngày càng tăng cao, ngày càng nguy hiểm.
Vẫn biết, xã hội loài người ngày càng phát triển. Chúng ta phải hội nhập nhanh với nền văn minh thế giới. Nhưng, việc định hướng, giao thoa với các truyền thống văn hóa đạo đức cổ truyền. Việc duy trì và phát triển mạnh mẽ các nét đẹp văn hóa truyền thống, luôn có những mặt tích cực.
NGẪM THỬ XEM:
- Không cần biết thật sự có Chúa, có Phật, có thần, thánh hay không. Nhưng nhà thờ, chùa... làm cho con người sống lành mạnh, đạo đức hơn. ĐÂY LÀ SỰ THẬT.
- Ai nói các lễ giáo phong kiến là cổ hũ, là lạc hậu? Nó thực sự làm cho con người sống khuôn phép hơn, tôn ti trật tự hơn, đạo đức hơn.
- Ai nói các loại hình văn học như: Tiểu thuyết tình cảm, văn học hiện thực phê phán... của những năm đầu thế kỷ 20 về trước là lạc hậu, là không phù hợp với thời đại? Nó làm cho con người day dứt hơn về đồng loại, về quê hương đất nước, làm cho con người sống tình cảm hơn.
- Ai nói các dòng nhạc ủy mị, các bài hát tình cảm sướt mướt một thời như: Dân ca, nhạc cổ truyền, nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc sến... là lỗi thời, là không phù hợp với giới trẻ? Nó làm cho tâm hồn con người lắng đọng, làm cho người với người yêu thương nhau hơn.
- Những tác phẩm văn học, âm nhạc, games thời nay mạnh mẽ, ồn ào, bạo lực hơn. Nó làm cho giới trẻ kích động bạo lực hơn, dẫn đến tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
VẬY TẠI SAO KHÔNG:
- Quan tâm bảo vệ và phát triển mạnh các tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh. Khích lệ giới trẻ đi nhà thờ, nhà chùa...
- Hạn chế cấp phép, hạn chế lưu hành các hình thức văn học, âm nhạc kích động.
- Các cơ quan văn hóa, phát thanh, truyền hình, nhà sản xuất, xuất bản: ưu tiên, hồi sinh và phát triển thật mạnh các hình thức văn học, âm nhạc tình cảm sướt mướt một thời như trên. Nó rất phù hợp với tâm hồn người Việt. Hãy kích thích giới trẻ tìm hiểu và yêu thích các thể loại này.
Để làm dịu lại, lắng đọng lại tâm tư và hành động. Làm cho con người sống tình cảm hơn, yêu thương hơn.
HÃY BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY!
Thiet Duong _ 07/8/2016