Tác giả: Nguyen Minh Chau
Sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh...
Chưa bao giờ tôi dạy " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu với tâm trạng lạ lùng giống mấy hôm nay, bồi hồi như thể sắp chia tay một người thân thiết, có lẽ vì từ năm học sau, truyện ngắn này phải nhường chỗ cho người anh em của mình -" Chiếc thuyền ngoài xa"-...chợt nhớ đến, cũng những ngày này năm ngoái, học đến hết bài thì Bích Thuỷ ( cô bé này vài tháng sau đỗ Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp Trung học) đứng lên hỏi: Thưa cô, tại sao trong truyện này , tình yêu của Nguyệt được tác giả ví như một sợi chỉ xanh mà không phải là sợi chỉ đỏ?... Lặng mất mấy giây để suy nghĩ và cũng vừa kịp hồi trống hết giờ vang lên...Tôi hẹn sẽ trả lời vào tiết học sau...
Vâng, đó là một câu hỏi rất hay xoáy vào một hình ảnh thật đọng - sợi chỉ xanh - hình ảnh ấy tưởng không là gì so với ánh trăng cứ chảy tràn trong suốt mạch truyện. Thế nhưng sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh ấy vô ngôn, lặng thầm đã nói với chúng ta nhiều điều thú vị
Tại sao không phải là sợi chỉ đỏ nhỉ khi trong truyện ngắn này có hẳn một nhân vật được mang tên " Nguyệt lão"? Sợi chỉ đỏ lấy từ trong điển tích " lá thắm , chỉ hồng" , điển tích gắn liền với chiếc lá đưa duyên của cung nữ Hàn Thuý Tần, gắn liền với Vi Cố và ông già dưới trăng xe duyên cho đôi lứa bằng những sợi chỉ thắm tươi. Hay sợi chỉ đỏ trong mỹ tục của người Việt cổ và một vài dân tộc miền núi xa xưa, khi trai gái phải lòng nhau và thề nguyền thì " buộc chỉ cổ tay" là một tín hiệu của tình yêu không phai màu, không rời đứt. Nói chung, sợi chỉ đỏ, trong cách hiểu xưa nay chính là duyên nợ đã định sẵn, hay là sự đính ước.
Mối tình Nguyệt dành cho Lãm cũng không phai màu,không rời đứt nhưng chỉ là tình cảm đơn phương, sự chờ đợi đơn phương như một tia hi vọng nhỏ bé mà lung linh ánh sáng.
Sợi chỉ xanh lần đầu xuất hiện trong tâm tưởng của Lãm như lời ngợi ca về sự thuỷ chung của Nguyệt " Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt", đó là tín hiệu của tình yêu, niềm tin và hi vọng
Sợi chỉ xanh lại xuất hiện khi Lãm đứng bên sông, giữa cảnh chiếc cầu đổ và tự hỏi " Sống giữa cảnh bom đạn tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay con người dựng nên,vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, qua bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? "Thú vị làm sao khi ở lần thứ hai này, hai chữ " nhỏ bé" không còn nữa, sợi chỉ xanh ấy- tình yêu,niềm tin cứ biêng biếc ấy - đã băng qua thời gian và không gian dài rộng, được nuôi dưỡng để lớn lên...Tác giả hẳn ngụ ý khi đặt hình ảnh sợi chỉ xanh ấy bên chiếc cầu sập - chiếc cầu từng đẹp như một giấc mộng- do bom đạn kẻ thù cắt đôi như một nhát rìu, một so sánh , một hàm ngôn tinh tế của ngòi bút Nguyễn Minh Châu: Chiến tranh có thể huỷ diệt những giá trị vật chất bền bỉ như chiếc cầu làm bằng đá xanh nhưng không thể tàn phá nổi, cắt đứt được mối tình tươi non như lá của lứa đôi, của tuổi trẻ Việt Nam
Còn một điều tôi có nghĩ nhưng muốn giữ lại cho mình, sợi chỉ xanh nhỏ bé ấy hay chính là một sợi tơ xanh ? -Tơ tình - đâu phải ngẫu nhiên người xưa gọi tình cảm con người là tơ lòng, mong manh,mềm mại và dễ rối nhưng khó đứt,khó lìa, nó cứ vướng vít mãi trong lòng người như thách thức cùng thời gian vô thuỷ, vô chung.
Sau năm học này, tôi sẽ chia tay " Mảnh trăng cuối rừng", chia tay mối tình lãng mạn của cô gái tên đẹp như trăng nhưng " sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh" ấy vẫn cột chặt trái tim tôi..............
Chưa bao giờ tôi dạy " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu với tâm trạng lạ lùng giống mấy hôm nay, bồi hồi như thể sắp chia tay một người thân thiết, có lẽ vì từ năm học sau, truyện ngắn này phải nhường chỗ cho người anh em của mình -" Chiếc thuyền ngoài xa"-...chợt nhớ đến, cũng những ngày này năm ngoái, học đến hết bài thì Bích Thuỷ ( cô bé này vài tháng sau đỗ Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp Trung học) đứng lên hỏi: Thưa cô, tại sao trong truyện này , tình yêu của Nguyệt được tác giả ví như một sợi chỉ xanh mà không phải là sợi chỉ đỏ?... Lặng mất mấy giây để suy nghĩ và cũng vừa kịp hồi trống hết giờ vang lên...Tôi hẹn sẽ trả lời vào tiết học sau...
Vâng, đó là một câu hỏi rất hay xoáy vào một hình ảnh thật đọng - sợi chỉ xanh - hình ảnh ấy tưởng không là gì so với ánh trăng cứ chảy tràn trong suốt mạch truyện. Thế nhưng sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh ấy vô ngôn, lặng thầm đã nói với chúng ta nhiều điều thú vị
Tại sao không phải là sợi chỉ đỏ nhỉ khi trong truyện ngắn này có hẳn một nhân vật được mang tên " Nguyệt lão"? Sợi chỉ đỏ lấy từ trong điển tích " lá thắm , chỉ hồng" , điển tích gắn liền với chiếc lá đưa duyên của cung nữ Hàn Thuý Tần, gắn liền với Vi Cố và ông già dưới trăng xe duyên cho đôi lứa bằng những sợi chỉ thắm tươi. Hay sợi chỉ đỏ trong mỹ tục của người Việt cổ và một vài dân tộc miền núi xa xưa, khi trai gái phải lòng nhau và thề nguyền thì " buộc chỉ cổ tay" là một tín hiệu của tình yêu không phai màu, không rời đứt. Nói chung, sợi chỉ đỏ, trong cách hiểu xưa nay chính là duyên nợ đã định sẵn, hay là sự đính ước.
Mối tình Nguyệt dành cho Lãm cũng không phai màu,không rời đứt nhưng chỉ là tình cảm đơn phương, sự chờ đợi đơn phương như một tia hi vọng nhỏ bé mà lung linh ánh sáng.
Sợi chỉ xanh lần đầu xuất hiện trong tâm tưởng của Lãm như lời ngợi ca về sự thuỷ chung của Nguyệt " Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt", đó là tín hiệu của tình yêu, niềm tin và hi vọng
Sợi chỉ xanh lại xuất hiện khi Lãm đứng bên sông, giữa cảnh chiếc cầu đổ và tự hỏi " Sống giữa cảnh bom đạn tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay con người dựng nên,vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, qua bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? "Thú vị làm sao khi ở lần thứ hai này, hai chữ " nhỏ bé" không còn nữa, sợi chỉ xanh ấy- tình yêu,niềm tin cứ biêng biếc ấy - đã băng qua thời gian và không gian dài rộng, được nuôi dưỡng để lớn lên...Tác giả hẳn ngụ ý khi đặt hình ảnh sợi chỉ xanh ấy bên chiếc cầu sập - chiếc cầu từng đẹp như một giấc mộng- do bom đạn kẻ thù cắt đôi như một nhát rìu, một so sánh , một hàm ngôn tinh tế của ngòi bút Nguyễn Minh Châu: Chiến tranh có thể huỷ diệt những giá trị vật chất bền bỉ như chiếc cầu làm bằng đá xanh nhưng không thể tàn phá nổi, cắt đứt được mối tình tươi non như lá của lứa đôi, của tuổi trẻ Việt Nam
Còn một điều tôi có nghĩ nhưng muốn giữ lại cho mình, sợi chỉ xanh nhỏ bé ấy hay chính là một sợi tơ xanh ? -Tơ tình - đâu phải ngẫu nhiên người xưa gọi tình cảm con người là tơ lòng, mong manh,mềm mại và dễ rối nhưng khó đứt,khó lìa, nó cứ vướng vít mãi trong lòng người như thách thức cùng thời gian vô thuỷ, vô chung.
Sau năm học này, tôi sẽ chia tay " Mảnh trăng cuối rừng", chia tay mối tình lãng mạn của cô gái tên đẹp như trăng nhưng " sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh" ấy vẫn cột chặt trái tim tôi..............